Xu Hướng 9/2023 # Trái Vải Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp # Top 10 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trái Vải Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trái Vải Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Vải có nguồn gốc từ đâu

Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, xuất xứ từ miền nam Trung Quốc, phân bố trải dài về phía đông tới Philippines và phía nam tới Indonesia.

Cây thường có kích thước trung bình, cao có thể tới 15 – 20 m, có lá hình lông chim mọc so le. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó khi đạt tới kích thước cực đại thì chuyển dần thành màu xanh lục. Hoa nhỏ mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm, màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng.

Quả dài 3 – 4 cm và đường kính 3 cm, là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn. Vỏ không ăn được nhưng dễ dàng bóc được, lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi. Bên trong là lớp cùi thịt ngọt và giàu vitamin C, màu trắng mờ, có kết cấu tương tự như của quả nho. Ở giữa quả là một hạt  dài 2 cm và đường kính cỡ 1 – 1,5 cm, có màu nâu. Không nên ăn hạt vì hạt có độc tính nhẹ. Quả chín khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa, vào giai đoạn từ tháng 6 (ở các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (ở các vùng xa xích đạo).

1.2. Bạn đã biết trong Vải có gì?

Mỗi 100g có chưa một lượng giá trị dinh dưỡng như sau:

Các chất dinh dưỡng cơ bản

Năng lượng: 276 kJ (66 kcal)

Đường: 15,2 g

Nước: 82%

Cacbohydrat: 16,5 g

Chất xơ thực phẩm: 1,3 g

Chất béo: 0,4 g

Chất đạm: 0,8 g

Vitamin và khoáng chất

Vitamin C: (87%) 72 mg

Vitamin B2: 0,08 mg

Canxi: (1%) 5 mg

Magiê: (3%) 10 mg

Phốt pho: (4%) 31 mg

2.1. Phòng chống ung thư

Flavonoid trong quả vải giúp chống lại căn bệnh chết người như ung thư. Nó còn chứa những hợp chất flavonoid khác như flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

2.2. Ngăn ngừa bệnh tim

Trái vải giúp chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch nhờ khả năng giúp bình ổn huyết áp và nhịp tim. Vải còn chứa lượng polyphenol cao thứ hai trong các loại hoa quả, nhờ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đồng thời, trong quả vải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh thoái hóa võng mạc,…

2.3. Vải rất giàu vitamin C

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin C. Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm gây ra viêm nhiễm và tăng cường khả năng đề kháng các nhân tố gây bệnh truyền nhiễm.

Quả vải rất tốt cho những bệnh nhân đang bị sốt, cảm lạnh, hay viêm họng. Vải cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vitamin C là loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta vì chúng tốt cho làn da, bộ xương và các mô cơ.

2.4. Chống lại các gốc tự do

Vitamin C, hợp chất của vitamin B và flavonoid cao là những chất chống oxy hóa có hàm lượng cao trong trái vải. Chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress gây ra bởi tia UV và ô nhiễm.

Các gốc tự do được tạo ra từ các phân tử bị oxy hóa và chúng đảo ngược chức năng của tế bào, từ đó tạo thành tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào da khỏi bị tổn thương nhờ cơ chế trung hòa các gốc tự do này. Bằng cách này, quả vải có thể bảo vệ chúng ta khỏi viêm nhiễm hay bệnh ung thư da.

Bạn có thể sử dụng trực tiếp quả vải như những loại trái cây tươi khác hoặc cho vào các loại thức uống hay chè đều rất ngon. Ngoài ra, trong Đông Y, quả vải còn được dùng như một vị thuốc trong việc chữa một số bệnh như:

Chữa đau bụng khi hành kinh hay sau khi đẻ:

Hạt vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20g. Củ gấu (hương phụ) sao 40g tán nhỏ, uống với nước muối nhạt hay nước cơm mỗi lần 8g. Ngày uống 2-3 lần.

Chữa đi tiểu sưng đau:

Hạt vải, hạt quýt, thanh bì (bỏ ruột), hoa hồi, lượng bằng nhau, sao, tán bột, uống với rượu mỗi lần 8g. Hoặc dùng hạt đốt tồn tính thành than, tán bột, uống với rượu.

Chữa răng sưng đau có sâu:

Quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tính, tán nhỏ, xát vào chân răng. Hoặc dùng nhân hạt sấy khô, tán bột, xát vào răng bị đau, nhiều lần trong ngày (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa nhọt:

Múi vải giã nát với ô mai thành cao đắp lên mụn nhọt (theo sách Tế sinh bí lâm).

Mặc dù vải tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng ăn được nó. Do vải có tính nóng nên khi ăn cần lưu ý đến một số điều để không bị bốc hỏa:

Hạn chế không nên ăn quá nhiều vải một lúc. Đối với trẻ em ăn 3-4 quả cùng một lúc, người lớn nên ăn khoảng 10 quả cùng lúc.

Trước khi ăn vải có thể ăn thêm các đồ mát, đậu xanh… Cách này giúp trung hòa bớt tính nóng của vải khi vào cơ thể, làm cho cơ thể cân bằng, không bị nổi nhọt hoặc phát ban.

Đặc biệt chú ý với những người vốn thường xuyên bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều vải.

Do vải có tính nóng nên những người có nhiệt miệng, máu nóng, không nên ăn nhiều, dễ dẫn tới tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, chân tay bủn rủn.

Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy

Thói Quen Đọc Sách: Những Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc đọc sách tác động lên não bộ.

Sử dụng MRI não, các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự xuất hiện nhiều mạng lưới tín hiệu não ở người đọc sách. Điều này càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn ở các đối tượng có thói quen đọc lâu dài.

Họ đã quan sát các sóng não trong suốt thời gian đọc sách và những ngày sau đó. Nó cho thấy rằng các vùng não bộ được kết nối nhiều hơn. Đặc biệt, vùng vỏ não cảm giác là được kích thích mạnh mẽ hơn cả. Đây là nơi não tiếp nhận các cảm giác vật lý như chuyển động, đau và đưa ra đáp ứng của cơ thể. Điều này củng cố cho ý kiến rằng đọc sách giúp phát triển não bộ.

Tìm hiểu thêm về: Chọn sách cho trẻ như thế nào?

Các nghiên cứu tác động của yoga, hài kịch và đọc sách trên việc giảm stress đã được thực hiện.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 30 phút đọc sách có thể giúp giảm huyết áp, nhịp tim và giải tỏa căng thẳng. Hiệu quả này tương tự như việc tập yoga hay xem hài đem lại.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng đọc sách nên là 1 phần trong thói quen ngủ hằng ngày của bạn.

Họ cũng chỉ ra rằng việc đọc sách in là lựa chọn tốt hơn so với các thiết bị điện tử. Bởi vì ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe về lâu dài.

Các nhà khoa học cho rằng việc đọc sách là một cách để giữ trí não luôn minh mẫn khi bạn về già.

Hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc đọc sách có thể ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer’s. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi nên đọc và giải các bài toán mỗi ngày. Việc này sẽ giúp họ duy trì và cải thiện khả năng nhận thức.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra người thường xuyên hoạt động trí não ít nguy cơ mất trí nhớ hơn. Các nguy cơ này bao gồm: mảng, tổn thương và sự hiện diện của các đám protein bất thường.

Người bị trầm cảm thường có xu hướng cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.

Đọc 1 quyển tiểu thuyết có thể giúp bạn tạm thời thoát khỏi thế giới thực tại và cuốn vào những cảm xúc của nhân vật. Đó chính là cách môt quyển sách có thể giúp người bị trầm cảm thấy khá hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy kết quả rằng những người đọc sách sống lâu hơn. Con số là khoảng 2 năm so với những người không đọc hoặc đọc các hình thức truyền thông khác.

Với hơn 3 tiếng rưỡi đọc sách mỗi tuần, bạn có khả năng tăng tuổi thọ hơn 23% so với những người không đọc gì cả.

Câu trả lời đó là: Bất cứ thứ gì bạn có thể cầm được trên tay của bạn.

Bạn có thể đọc truyện, tiểu thuyết, bất cứ loại sách hay tài liệu nào bạn có. Hiện nay, mọi người đều có thể truy cập các thư viện sách trực tuyến từ điện thoại di động hoặc máy tính bảng.

Một điều cần lưu ý: Đừng chỉ đọc trên thiết bị điện tử. Hãy đọc sách in, càng nhiều nếu có thế!

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đọc sách in có khả năng hiểu và nhớ những gì họ đọc nhiều hơn. Điều đó có thể hiểu một phần, bởi vì mọi người có xu hướng đọc sách in chậm hơn so với khi đọc trên thiết bị điện tử.

Như vậy, có thể hiểu thói quen đọc sách tác động rất nhiều lên sức khỏe của bạn. Đọc sách có thể giúp bạn:

Kích thích sự hoạt động não bộ.

Hỗ trợ giấc ngủ.

Giảm căng thẳng.

Giảm huyết áp và nhịp tim.

Chiến đấu với các triệu chứng trầm cảm.

Ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức khi bạn già đi.

Góp phần cho một cuộc sống lâu hơn.

Những Lợi Ích Của Hạt Óc Chó Đối Với Sức Khỏe

Hạt óc chó chứa những loại chất béo tốt cho sức khỏe

Hạt óc chó có lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm trước (7000 năm trước Công Nguyên). Lịch sử ban đầu chỉ ra rằng hạt óc chó Anh có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại, chủ yếu được dành cho hoàng gia. Bấy giờ, hạt óc chó được buôn bán dọc theo con đường tơ lụa giữa Châu Á và Trung Đông, dần dần loại hạt này được phổ biến trên khắp thế giới.

Hạt óc chó là hạt của các cây thuộc chi Juglans (họ Juglandaceae). Đặc biệt phổ biến là hạt óc chó Anh (hay Ba Tư), Juglans regia.

Hạt óc chó chứa khoảng 65% chất béo (omega-3, omega-6), 15% protein, còn lại là những thành phần dinh dưỡng khác (Carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất).

Chống oxy hóa

Hạt óc chó giàu chất chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu về hoạt tính sinh học và tác dụng tiềm tàng đối với sức khỏe của hạt óc chó cho thấy loại hạt này có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các loại hạt thông thường khác.[1]

Tác dụng chống oxy hóa này là nhờ vitamin E, melatonin và các polyphenol có trong vỏ hạt óc chó.[2]

Một nghiên cứu sơ bộ nhỏ ở những người trưởng thành khỏe mạnh chỉ ra rằng một bữa ăn chứa hạt óc chó sẽ ngăn ngừa tác hại oxy hóa của cholesterol LDL sau bữa ăn.[3]

Giàu Omega-3, tốt cho tim mạch

Hạt óc chó giàu omega-3

Một nghiên cứu về thành phần hóa học của hạt óc chó cho thấy hạt óc chó có hàm lượng chất béo omega-3 cao hơn đáng kể so với các loại hạt khác, khoảng 2.5 gam omeraga-3 trong mỗi hạt (28 gam).[4]

Chất béo omega-3 chứa trong hạt óc chó được gọi là axit alpha-linolenic (ALA), là một chất béo thiết yếu cần được cung cấp cho cơ thể từ chế độ ăn.

Theo Viện Y học, một khẩu phần hạt óc chó cung cấp đủ lượng ALA cần thiết cho cơ thể (1.6 gam và 1.1 gam mỗi ngày tương ứng đối với nam và nữ).[5]

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng mỗi gam ALA được cung cấp vào cơ thể mỗi ngày làm giảm 10% nguy cơ tử vong do tim mạch.[6]

Giảm viêm

Hạt óc chó giúp hỗ trợ giảm viêm

Viêm là căn nguyên của nhiều bệnh như tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, Alzheimer và ung thư.

Các polyphenol có trong hạt óc chó có thể làm giảm stress oxy hóa và triệu chứng viêm, đặc biệt ellagitannin. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ chuyển ellagitannin thành urolithins, có tác dụng giảm viêm.[7]

Chất béo omega-3 (ALA), magie và axit amin arginine có trong hạt óc chó cũng có tác dụng giảm viêm.[8]

Tốt cho đường ruột

Hạt óc chó có lợi cho đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột không tốt có thể góp phần dẫn đến các bệnh về đường ruột cũng như các bộ phận khác. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và ung thư.[9]

Ăn hạt óc chó là một cách để hỗ trợ sức khỏe, tốt cho hệ vi sinh. Một nghiên cứu ở 194 người trưởng thành khỏe mạnh ăn 1.5 hạt óc chó (43 gam) mỗi ngày trong 8 tuần, kết quả cho thấy lượng lợi khuẩn ở những người này tăng so với khi không ăn hạt óc chó.[10]

Giảm nguy cơ ung thư

Hạt óc chó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Các nghiên cứu quan sát trên ống nghiệm, động vật và con người cho thấy ăn hạt óc chó có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.[11], [12], [13]

Hạt óc chó rất giàu polyphenol ellagitannin, sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển thành urolithin. Hợp chất này có tác dụng giảm viêm đường ruột, góp phần chống lại ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Hạt óc chó có lợi ích trong kiểm soát cân nặng

Hạt óc chó có hàm lượng calo cao, nhưng các nghiên cứu cho rằng năng lượng hấp thụ từ loại hạt này thấp hơn 21% so với dự kiến.[14]

Trong một nghiên cứu ở 10 người béo phì, uống một ly sinh tố chứa 1.75 hạt óc chó (48 gam) 1 lần/ngày trong 5 ngày làm giảm cảm giác thèm ăn và đói

Advertisement

Ngoài ra, sau 5 ngày uống sinh tố hạt óc chó, quét não cho thấy người tham gia đã tăng cường kích hoạt ở vùng não giúp họ chống lại các dấu hiệu thức ăn hấp dẫn.

Kiểm soát đường huyết

Hạt óc chó giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Các nghiên cứu quan sát cho thấy hạt óc chó có thể giúp kiểm soát cân nặng, vì thế loại hạt này có thể giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.[16]

Trong một nghiên cứu có đối chứng ở 100 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, dùng một thìa dầu óc chó ép lạnh mỗi ngày trong vòng 3 tháng, cùng với sử dụng thuốc điều trị và chế độ ăn uống hợp lý đã làm giảm 8% lượng đường trong máu lúc đói.[17]

Điều hòa huyết áp

Hạt óc chó giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao làm một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim mạch và đột quỵ.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn hạt óc chó có thể giúp giảm huyết áp, bao gồm những bệnh nhân tăng huyết áp và những người khỏe mạnh tăng huyết áp tạm thời khi quá căng thẳng.[18], [19]

Chống suy giảm thể lực

Hạt óc chó hỗ trợ chống suy giảm thể lực

Một nghiên cứu quan sát trong hơn 18 năm ở khoảng 50.000 phụ nữ lớn tuổi, các nhà khoa học chứng minh rằng những người có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ suy giảm thể lực. Hạt óc chó là một trong những thực phẩm đóng góp mạnh nhất vào chế độ đó.[20]

Mặc dù có hàm lượng calo cao nhưng hạt óc chó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo và các hợp chất thực vật thiết yếu khác có thể giúp hỗ trợ chống lão hóa.[21]

Hỗ trợ chức năng não

Hạt óc chó có lợi ích đối với chức năng não

Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy các dưỡng chất có trong hạt óc chó (chất béo không bão hòa, polyphenol, vitamin E) có thể giúp hỗ trợ chống stress oxy hóa cho não.[22]

Trong một nghiên cứu kéo dài 10 tháng về bệnh Alzheimer, chuột thử nghiệm được cho ăn 6-9% calo là hạt óc chó mỗi ngày, quan sát kết quả cho thấy có cải thiện đáng kể kỹ năng học tập, trí nhớ và giảm lo lắng so với nhóm đối chứng không sử dụng hạt óc chó.[23]

Nguồn: Healthline, Wikipedia

Nguồn tham khảo

Phytochemistry, Bioactivity and Potential Impact on Health of Juglans: the Original Plant of Walnut

Tannins and Antioxidant Activities of the Walnut (Juglans regia) Pellicle

Effect of a walnut meal on postprandial oxidative stress and antioxidants in healthy individuals

Walnuts (Juglans regia) Chemical Composition and Research in Human Health

Omega-3 Fatty Acids and Cardiovascular Disease: Summary of the 2023 Agency of Healthcare Research and Quality Evidence Review

α-Linolenic acid and risk of cardiovascular disease: a systematic review and meta-analysis

Health benefits of walnut polyphenols: An exploration beyond their lipid profile

Benefits of Nut Consumption on Insulin Resistance and Cardiovascular Risk Factors: Multiple Potential Mechanisms of Actions

Walnut Consumption Alters the Gastrointestinal Microbiota, Microbially Derived Secondary Bile Acids, and Health Markers in Healthy Adults: A Randomized Controlled Trial

A Walnut-Enriched Diet Affects Gut Microbiome in Healthy Caucasian Subjects: A Randomized, Controlled Trial

The protective effect of peanut, walnut, and almond consumption on the development of breast cancer

Antioxidant and Anticancer Activities of Walnut (Juglans regia L.) Protein Hydrolysates Using Different Proteases

Effects of Walnut Consumption on Colon Carcinogenesis and Microbial Community Structure

Walnuts Consumed by Healthy Adults Provide Less Available Energy than Predicted by the Atwater Factors

Walnut consumption increases activation of the insula to highly desirable food cues: A randomized, double-blind, placebo-controlled, cross-over fMRI study

Long-term associations of nut consumption with body weight and obesity

The Effect of Walnut Oil Consumption on Blood Sugar in Patients With Diabetes Mellitus Type 2

Walnuts decrease risk of cardiovascular disease: a summary of efficacy and biologic mechanisms

Effects of diets high in walnuts and flax oil on hemodynamic responses to stress and vascular endothelial function

Greater Adherence to the Alternative Healthy Eating Index Is Associated with Lower Incidence of Physical Function Impairment in the Nurses’ Health Study

Favourable nutrient intake and displacement with long-term walnut supplementation among elderly: results of a randomised trial

Role of walnuts in maintaining brain health with age

Dietary supplementation of walnuts improves memory deficits and learning skills in transgenic mouse model of Alzheimer’s disease

Dầu Oliu Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Tới Sức Khỏe Và Làm Đẹp

Dầu oliu được sử dụng rộng rãi bởi tác dụng thần kỳ với sức khỏe và làm đẹp. Hãy tham khảo bài viết này để khám phá những công dụng tuyệt vời của dầu oliu.

Dầu oliu được chiết xuất từ trái oliu tươi một loại quả đặc trưng của vùng Địa Trung Hải. Trong dầu oliu chứa nhiều Vitamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da như Vitamin E, A, K,D…

TÁC DỤNG CỦA DẦU OLIU TRONG LÀM ĐẸP 1. Dùng dầu oliu Dưỡng da

– Cách 1: Mặt nạ dưỡng da dầu oliu, chanh, mật ong. Sự kết hợp của dầu oliu và các thành phần tự nhiên sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho làn da của bạn.

Bạn dùng 3 thìa dầu oliu trộn đều với 3 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh với nhau được hỗn hợp. Rửa sạch mặt sau đó thoa đều lên mát xa trong 15-20 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

– Cách 2: Mặt nạ dưỡng ẩm bằng dầu oliu mật ong và sữa tươi giúp cải thiện làn da khô bị lão hóa theo thời gian.

Bạn lấy 1 thìa dầu oliu hòa cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa sữa chua trộn đều với nhau. Rửa sạch mặt sau đó thoa đều lên mặt để trong 20 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để da trắng sáng mịn màng.

– Cách 3: Mặt nạ dưỡng da dầu oliu, mật ong và lòng đỏ trứng gà giúp dưỡng ẩm trắng sáng cho làn da và tẩy da chết hiệu quả.

Bạn trộn đều 1 thìa dầu oliu với 1 thìa mật ong và 1 lòng đỏ trứng với nhau. Sau đó thực hiện các quy trình dưỡng da mặt theo các bước ở trên.

2. Dùng dầu oliu Trị mụn

– Cách 1: Dầu oliu nguyên chất. Đây là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả không kém gì mỹ phẩm đắt tiền. Hàm lượng vitamin dồi dào và chất kháng khuẩn giúp thổi bay mụn và vết thâm một cách nhanh nhất.

Cách làm rất đơn giản bạn rửa sạch mặt rồi lấy bông gòn thấm chút dầu oliu thoa lên mặt và những vùng mụn một cách nhẹ nhàng trong 5-10 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đến khi mụn xẹp và biến mất hoàn toàn.

– Cách 2: Dầu oliu và chanh, táo , lá bạc hà kết hợp với nhau sẽ giúp trị mụn hiệu quả.

– Cách 3: Dầu oliu và nha đam giúp đánh bay mụn một cách nhanh chóng. Bạn lấy 3 thìa dầu oliu trộn đều cùng với gel nha đam đam đã được bóc tách và xay nhuyễn được 1 hỗn hợp. Rửa sạch mặt rồi thoa nhẹ nhàng lên da mát xa trong 15 phút sau đó rửa lại với nước mát. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

3. Dùng dầu oliu Dưỡng tóc và trị rụng tóc

– Cách 1: Dùng dầu oliu nguyên chất. Bạn làm ẩm mái tóc rồi thoa dầu vào bàn tay chà sát lên từng ngọn tóc kết hợp mát xa nhẹ nhàng để tinh dầu dưỡng tóc mềm mại trong khoảng thời gian 5-10 phút rồi gội lại với nước sạch.

– Cách 2: Làm mặt nạ  với dầu oliu. Bạn kết hợp trộn đều dầu oliu cùng dầu dừa với nhau có thể thêm vài giọt tinh dầu tạo hương thơm. Gội đầu thật sạch rồi thoa mặt nạ lên tóc kết hợp mát xa nhẹ nhàng trong 10 -15 phút sau đó dùng dầu gội làm sạch tóc tránh tình trạng bết dính bít lỗ chân lông. Thực hiện 2-3 lần/tuần để tóc thêm mềm mại và khắc phục tình trạng rụng tóc.

4. Dùng dầu oliu Dưỡng dài mi

Dầu oliu là một trong những cách làm dài mi hiệu quả mà từ xưa các nhà quý tộc đã thường xuyên áp dụng. Vitamin E, axit oleic có trong dầu oliu sẽ nuôi dưỡng và giúp lông mi của bạn mọc nhanh hơn.

Bạn cần chuẩn bị dầu oliu, vỏ chanh vào bình đựng sau đó ngâm hỗn hợp 1-2 tuần rồi đem ra sử dụng. Trước khi đi ngủ lấy tăm bông nhúng vào hỗn hợp thoa trực tiếp từ đầu tới ngọn của lông mi để qua đêm sáng hôm sau rửa sạch. Bạn đậy nắp kín bảo quản tủ lạnh cho những lần dùng tiếp theo.

5. Dùng dầu oliu Tẩy da chết

Dầu oliu khi kết hợp với nguyên liệu tự nhiên khác giúp tẩy da chết hiệu quả kích thích sản sinh các tế bào mới cho da. Đây là cách làm đẹp quen thuộc của nhiều phụ nữ châu Á để giữ làn da mềm mịn trắng hồng.

– Cách 1: Dầu oliu, chanh tươi, dưa leo kết hợp với nhau giúp kháng khuẩn, làm sạch các lỗ chân lông và lấy đi hết mọi bụi bẩn và vi khuẩn gây hại trú ngụ ở dưới da. Để thực hiện bạn lấy 1 quả dưa leo rửa sạch cắt nhỏ ép lấy nước. trộn đều cùng  nước cốt chanh và 2-3 thìa dầu oliu. Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên vùng da cần tẩy tế bào chết mát xa trong 5-10 phút sau đó rửa lại với nước ấm

– Cách 2: Dầu oliu và đường kết hợp với nhau giúp việc tẩy da chết nhanh và hiệu quả. Việc massage da bằng đường sẽ giúp các tinh thể đường nhanh chóng len lỏi vào từng lỗ chân lông giúp lấy đi các bụi bẩn, vi khuẩn ẩn sâu dưới da. Trong khi dầu oliu lại kích thích sản sinh tế bào mới giúp da trở nên mềm mịn. Cách thực hiện bạn trộn 2 nguyên liệu theo tỷ lệ bằng nhau sau đó rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp mát xa trong trong 10 phút rửa lại với nước rồi thoa kem dưỡng ẩm.

– Cách 3: Dầu oliu với muối khi kết hợp mang đến hiệu quả cao và làm sạch hoàn hảo. Bởi muối biển và dầu oliu chứa nhiều dưỡng chất giúp thanh lọc và tái tạo làn da luôn trắng sáng mịn màng. Cách thực hiện bạn trộn 2 nguyên liệu với nhau theo tỉ lên 2 thìa dầu oliu: 1 thìa muối. Các công đoạn thực hiện giống như phương pháp tẩy da chết bằng dầu oliu và đường

– Cách 4: Dầu oliu đường nâu và bơ giúp tẩy tế bào chết và cung cấp các dưỡng chất có lợi cho da. Bạn mua bơ về gọt vỏ cắt miếng vừa ăn rồi xay nhuyễn trộn đều cùng 5 thìa dầu oliu, 1 thìa đường nâu. Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp mát xa trong 5-10 phút sau đó rửa lại cùng nước mát.

Lưu ý: Không nên áp dụng tẩy tế bào chết với dầu oliu khi da nổi nhiều mụn và mẩn đỏ, hoặc vết thương hở vì việc này khiến da bị tổn thương, lâu lành hơn.

6. Dùng dầu oliu Làm trắng da mặt

Sữa chua là chất làm trắng tự nhiên và cung cấp rất nhiều độ ẩm cho da, khiến da trở nên mềm mịn. Đồng thời, các chất chống oxy hóa có trong sữa chua  và dầu oliu giúp tái tạo da, trẻ hóa làn da một cách nhanh chóng.

Bạn trộn đều 3 thìa sữa chua không đường với 1 thìa dầu oliu với nhau. Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên mát xa nhẹ nhàng trong 20 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần trên tuần để có làn da trắng sáng mịn màng.

7. Dùng dầu oliu Giảm cân

Dầu Oliu rất giàu vitamin A, C, D,E, K , giàu chất chống oxy hóa, giúp đốt cháy mỡ thừa ở các vùng eo, mông, hông chứa chất béo không bão hòa và giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa tốt, từ đó giúp giảm cân dễ dàng và hiệu quả.

Để giảm cân nhanh nhất bạn dùng 2-3 thìa dầu oliu nguyên chất vào buổi sáng rồi ăn đồ ăn như bình thường. Hoặc có thể thay thế dầu oliu thay cho dầu ăn bình thường để đánh tan chất béo cung cấp dưỡng chất đẹp da.

Ngoài ra để giảm mỡ bụng bạn thoa dầu oliu lên vùng bụng rồi mát xa các vitamin trong dầu nhanh chóng hấp thụ vào da khiến da săn chắc mịn màng đồng thời đánh tan vùng mỡ thừa hiệu quả.

8. Dùng dầu oliu Dưỡng và trị thâm môi

Dầu oliu chứa nhiều khoáng chất giúp tẩy tế bào chết và dưỡng môi hồng hào nhanh chóng. Để thực hiện bạn có thể áp dụng một số cách sau:

– Cách 1: Dầu oliu với chanh giúp tẩy da chết cung cấp các chất cần thiết để dưỡng ẩm để môi hồng hào tự nhiên. Bạn chỉ cần trộn 2 thìa dầu oliu với 1 thìa nước cốt chanh dùng bông gòn thấm lên môi trong 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi rửa lại với nước mát.

– Cách 2: Dầu oliu và lô hội kết hợp với nhau giúp bạn đánh bật những sắc tố đen và làm môi bạn tươi tắn trở lại. Để thực hiện bạn lấy gel lô hội đã bóc tách và xay nhuyễn trộn cùng với 1 thìa dầu oliu sau đó thoa đều lên môi trong 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn sẽ giúp đôi môi bạn hồng hào trở lại.

– Cách 3:  Dầu oliu và mật ong

Hỗn hợp dầu oliu và mật ong sẽ giúp đôi môi giữ được độ ẩm, căng mọng và mịn màng. Để thực hiện bạn trộn đều một thìa dầu oliu và một thìa mật ong trong một bát nhỏ. Sau đó bôi hỗn hợp này lên môi và để qua đêm. Bạn hãy sử dụng khoảng 2 lần 1 tuần để có đôi môi sáng hồng, rạng rỡ.

9. Dùng dầu oliu Trị rạn da

Trong dầu oliu chứa nhiều axit béo, các vitamin E, K và khoáng chất có khả năng thẩm thấu nhanh vào da liên kết giữa các tế bào tăng khả năng bảo vệ da và phục hồi nhanh các tổn thương và xóa mờ vết rạn.

– Cách 1: Sử dụng dầu oliu nguyên chất. Bạn rửa sạch vùng da bị rạn rồi cho một lượng dầu oliu vừa đủ dùng ngón tay chà sát theo chiều kim đồng hồ trong vòng 3-5 phút sau đó dùng khăn lau sạch bã dầu kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để có hiệu quả.

– Cách 2: Dầu oliu sữa tươi kết hợp giúp làm trắng tự nhiên và trị rạn da hiệu quả. Bạn dùng sữa tươi đun sôi cho vài giọt dầu vào đợi đến khi hỗn hợp nguội thoa lên vùng da bị rạn thoa tròn nhẹ nhàng trong 15-20 phút rồi rửa lại với nước mát.  

10. Dùng dầu oliu Tẩy trang

Dầu oliu chứa nhiều chất kháng khuẩn chống viêm và các thành phần lành tính cho làn da giúp loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn một cách an toàn hiệu quả. Bạn có thể dùng dầu oliu tẩy trang hàng ngày mà không lo sợ khô da. Đối với những bạn có làn da nhạy cảm thì nên thử trên các vùng da khác trước khi sử dụng trên da mặt để tránh kích ứng.

Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp dầu oliu với dầu thầu dầu để tăng thêm hiệu quả tẩy trang. Với từng loại da bạn nên pha trộn theo tỷ lệ phù hợp ví dụ da khô nên dùng nhiều dầu oliu hơn còn với da nhờn thì dùng nhiều dầu thầu dầu.

11. Chống lão hóa da và tái tạo da

Trong dầu oliu chứa nhiều axit béo và các vitamin E, A, K có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp da khi kết hợp với bơ sẽ giúp trẻ hóa làn da trở nên tươi tắn hồng hào.

Để thực hiện bạn trộn 1 thìa dầu oliu với bơ xay nhuyễn rồi thoa đều lên mặt để trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước mát. Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để có hiệu quả.  

Lưu ý khi sử dụng dầu oliu làm đẹp:

– Dầu oliu trên thị trường hiện nay có 4 loại là: Extra Virgin, Virgin, Pure, Extra Light/ Lite hoặc Pomace. Nên sử dụng dầu Extra Virgin để làm đẹp vì đây là loại dầu còn giữ được nhiều tinh chất nhất sau khi chế biến quả oliu.

– Khi da bạn đang bị nổi mụn không nên dùng dầu oliu trực tiếp mà nên sử dụng kèm với nguyên liệu khác. Bảo quản và sử dụng dầu oliu trong 3 tháng kể từ khi mở nắp.

TÁC DỤNG CỦA DẦU OLIU VỚI SỨC KHỎE 12. Dầu oliu cung cấp chất béo thông minh

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng dầu oliu chứa nhiều axit béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Theo hiệp hội tim mạch Hoa kỳ thì các axit béo không bão hòa dù là dạng đa thể hay đơn thể đều có tác dụng làm giảm lượng cholesterol nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho cơ thể. Để cơ thể hấp thụ được các axit béo tốt bạn có thể dùng dầu oliu nấu ăn hoặc làm salad ăn kèm với món ăn hàng ngày.

13. Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer

Trong dầu oliu nguyên chất chứa nhiều Oleocanthal tốt cho sức khỏe con người. Các thí nghiệm trên cơ thể chuột các nhà nghiên cứu cho rằng Oleocanthal tạo điều kiện cho các protein bất thường gây bệnh Alzheimer di chuyển ra khỏi não bộ.

Theo thống kê thì các nhà nghiên cứu kết luận rằng các ca mắc bệnh Alzheimer ở các nước Địa Trung Hải thấp hơn so với các nước khác vì Địa Trung Hải là nước có lượng tiêu thụ dầu oliu cao nhất trên thế giới. Vì vậy khi kết hợp sử dụng dầu Oliu nguyên chất kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và các bệnh sa sút trí tuệ gây thoái hóa thần kinh.

14. Giúp điều trị bệnh viêm tụy cấp tính

Theo các nhà nghiên cứu đại học Granada ở Tây Ban Nha đã thực hiện thí nghiệm để chứng minh rằng trong dầu oliu nguyên chất chứa các  axit oleic và hydroxytyrosol giúp kiềm hãm sự phát triển của bệnh viêm tụy cấp tính (chứng viêm đột ngột của tuyến tụy).

15. Bảo vệ gan

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng dầu oliu nguyên chất giúp bảo vệ gan. Theo một nghiên cứu trên báo BioMed Central, Mohamed Hammami khi thí nghiệm trên cơ thể chuột cho chúng tiếp xúc với thảo mộc chứa độc tố vừa phải kết hợp với ăn dầu oliu. Kết quả thu được là gan chúng đã được bảo vệ khỏi những tổn thương. Vì vậy hãy nấu ăn với dầu oliu hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh về động mạch vành tim, ngăn ngừa bệnh ung thư bảo vệ gan khỏi các tổn thương.

16. Ngăn ngừa bệnh viêm loét đại tràng

Các nhà khoa học của Đại học East Anglia ở Anh đã thực hiện nghiên cứu khi tiến hành so sánh chế độ ăn uống của người bị viêm loét đại tràng với người bình thường cho thấy những người có  lượng hấp thụ axit oleic cao có thể đẩy lùi 90% nguy cơ phát bệnh viêm loét đại tràng so với người hấp thụ kém. Các bác sĩ trong nghiên cứu này ước tính rằng có khoảng 50% các ca bệnh viêm loét đại tràng có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh hấp thụ nhiều axit oleic. Vì vậy bạn nên dùng 2-3 thìa dầu oliu mỗi ngày đúng cách để phát huy hết tác dụng bảo vệ sức khỏe.

17. Có lợi cho mắt và hệ miễn dịch

Trong dầu oliu chứa nhiều Vitamin E giúp chống lão hóa da, tăng cường thị lực cho mắt và hệ miễn dịch.

18. Ngăn ngừa các căn bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất polyphenol trong dầu oliu có thể giúp ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của các bệnh ung thư thông qua quá trình chống oxy hóa. Bên cạnh đó nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey (Hoa Kỳ) vào năm 2023 chỉ ra rằng nguyên chất oleocanthal  trong dầu oliu giúp giết chết các tế bào ung thư ở người mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh khác. Vì vậy các nhà khoa học đã thí nghiệm nhận thấy các tế bào ung ung chết rất nhanh chỉ trong 30 phút đến 1 giờ.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU OLIU

Dầu oliu có nhiều tác dụng với sức khỏe làm đẹp là vậy tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều để tránh các nguy cơ sau:

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Vì trong dầu oliu chứa nhiều chất béo bão hòa nên tạo điều kiện cho các chất độc do vi khuẩn học nội độc tố đi vào đường máu và mạch bạch huyết khiến cơ thể kháng lại chất insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các bệnh về chất béo bão hòa

Trong dầu oliu chứa nhiều axit béo bão hòa tương đối lớn. Chỉ cần dùng 2 muỗng nhỏ cung cấp cho cơ thể 1 lượng axit béo tương đối lớn cao cấp 3-4 lần so với trong thịt gà. Chất này có nguy cơ làm gia tăng mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như xơ vữa động mạch, đau tim, béo phì, đột quỵ, ung thư vú…

Qua bài viết này hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng của dầu oliu. Hãy sử dụng dầu oliu đúng cách để nâng cao sắc đẹp và sức khỏe mỗi ngày.

10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Càng Cua Đối Với Sức Khỏe

Rau càng cua là gì?

Rau càng cua hay còn có tên gọi khác là cây tiêu màng, có tên khoa học là Peperomia pellucida. Bộ phận dùng toàn cây, lá, thân, cây ưa ẩm, cây phát triển tốt trên đất mùn và cát ẩm thường xuyên thường mọc thành đám trong rừng, khe đá, xung quanh vườn ươm…

Rau càng cua không chỉ là một loại rau có nhiều giá trị về dinh dưỡng mà còn đóng vai trò như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh và bảo vệ sức khỏe con người.

Trong rau càng cua nước chiếm 92% còn lại là vitamin và khoáng chất. Trong 100g cung cấp 24 calo trong đó: Kali 227mg, Canxi 224mg, Magie 62mg và vitamin C 5.2mg.

Rau càng cua là dược liệu dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm họng. Là vị thuốc cổ truyền trong điều trị sốt, đau đầu, ho, cảm lạnh. Rau càng cua có tác dụng hạ sốt tương đương aspirin.

Cao chiết nước phần trên mặt đất của cây rau càng cua có tác dụng chống viêm được thử nghiệm trên chuột cống và chuột nhắt. Kết quả cho thấy cao ở liều 400 mg/kgcó hoạt tính giảm đau cao nhất, trong khi trong thử nghiệm trên đĩa nóng, liều lượng tốt nhất là 100 mg / kg.[1]

Rau càng cua giúp chống viêm

Hiện nay, chúng ta cũng nhận thức được rằng lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Nước sắc từ rau càng cua khi uống giúp giảm được cholesterol trong máu từ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, ổn định huyết áp và các bệnh khác.

Giảm cholesterol bằng rau càng cua

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút là sự lắng đọng của acid uric trong máu, đến nồng độ cao cùng các yếu tố môi trường. Bệnh phác tác gây ra những cơn đau dữ dội.

Thử nghiệm trên động vật, chiết xuất từ rau càng cua có thể kìm hãm được lên đến 44% nồng độ acid uric trong máu. Từ đó cho thấy nhiều hợp chất trong rau càng cua giúp điều trị bệnh gút bằng việc kiểm soát acid uric.[2]

Điều trị gút bằng rau càng cua

Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa ibuprofen và chiết xuất rau càng cua làm giảm đáng kể triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp gối. Chiết xuất từ nước của rau càng cua dùng quấn quanh xương bị gãy giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành xương.

Rau càng cua điều trị viêm khớp

Dẫn chất được sinh tổng hợp từ rau càng cua là Pellucidin A. Trong mô hình formalin chứng minh Pellucidin có tác dụng chống ung thư can thiệp bằng 2 cơ chế trung ương và ngoại vi.[3]

Ngoài ra Peperomin E trong rau càng cua đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Từ các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cũng có tác dụng hoạt động chống ung thư. Chiết xuất từ rau càng cua còn phát hiện có khả năng ức chế sự phát triển của các mầm bệnh khác nhau.[2]

Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do DPPH ̣(2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) trong cơ thể.

Rau càng cua giúp ức chế tế bào ung thư

Nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết nước phần trên mặt đất của rau càng cua có tác dụng giảm đau thí nghiệm trên chuột trên mô hình gây đau bụng. Một vài nghiên cứu cho thấy loài cây này chứa chất tổng hợp prostaglandin, là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận giảm đau.[5]

Giảm đau bằng rau càng cua

Trong Y học dân gian từ xa xưa, rau càng cua đã được dùng trong pha chế thuốc sắc và dịch truyền để điều trị loét dạ dày và các bệnh khác như cholesterol trong máu cao, viêm khớp do bệnh gút.

Các nghiên cứu khoa học về nước sắc từ phần trên mặt đất rau càng cua có đặc tính chống loét, kháng viêm và có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dày đáng kể.

Bên cạnh đó, rau càng cua còn được sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột và các bệnh về đường tiêu hoá.

Rau càng cua tốt cho dạ dày

Chống oxy hóa là một lợi ích nữa của rau càng cua. Với khả năng thu dọn và tiêu diệt gốc tự do gây hại cho cơ thể là mạnh nhất, kết quả nghiên cứu hoạt chất trong rau càng cua là nguồn nguyên liệu tự nhiên tốt cho liệu pháp chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, beta – carotene là chất giúp làm chậm quá trình lão hóa tế bào, là chất chống oxy hóa tốt.

Rau càng cua giúp chống oxy hóa tốt

Một nghiên cứu khoa học chứng minh rằng chiết xuất rau càng cua có tác dụng trong việc ức chế các triệu chứng của bệnh trầm cảm và chứng rối loạn lo âu.

Rau càng cua hỗ trợ điều trị trầm cảm

Thử nghiệm trên chuột cho thấy rau càng cua có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm 44% nồng độ acid uric và có thể dùng thay thế cho thuốc allopurinol trong việc kiểm soát mức acid uric trong máu.

Rau càng cua làm giảm nồng độ acid uric trong máu

Cách sử dụng

Bạn có thể tham khảo những cách sau đây để sử dụng rau càng cua một cách hiệu quả. Cách chữa bệnh bằng nước ép rau càng cua:

Sử dụng nước sắc từ lá:

Nước sắc từ rễ cây càng cua được sử dụng để điều trị sốt.

Nước sắc từ lá dùng chữa viêm đường tiết niệu.

Dùng trong ẩm thực:

Nước ép từ lá và thân cây là một loại nước rửa mặt tốt cho các vấn đề về da.

Nước ép của lá dùng chữa đau bụng.

Dùng trong ẩm thực vì nó có vị thơm, kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa.

Ăn sống để chữa nhức đầu, đau họng, các vấn đề về thận và tuyến tiền liệt, đồng thời chống cao huyết áp.

Nước ép tươi của thân và lá dùng chống viêm mắt, chống áp xe, mụn nhọt và viêm kết mạc.

Advertisement

Toàn cây giã nhỏ, hòa với nước, đun nóng rồi uống để cầm máu.

Nấu chín để giúp giảm đau khớp do thấp khớp.

Từ lá:

Lá được xay rồi đắp lên thái dương để điều trị đau đầu.

Lá được dùng làm thuốc đắp chữa ung thư vú.

Lá được dùng dưới dạng thuốc sắc để chữa ho, sốt và cảm lạnh thông thường.

Lá được ủ ấm dùng đắp vào các vết loét và nhọt.

Cách dùng rau càng cua

Lưu ý khi sử dụng

Chống chỉ định với người có phản ứng nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của rau càng cua.

Rau càng cua có mùi mù tạt có thể là nguyên nhân gây khởi phát cơn hen suyễn đối với người nhạy cảm.

Lưu ý khi sử dụng rau càng cua

Lợi ích sức khỏe của mùi tây

Những lợi ích sức khỏe của lá hẹ

Tác dụng của lá thường xuân đối với sức khỏe

Nguồn: Sciencedirect, Healthbenefitstimes

Nguồn tham khảo

Anti-inflammatory and analgesic activity of Peperomia pellucida

Health benefits of Shiny Bush ~ Peperomia pellucida

Health benefits of Shiny Bush ~ Peperomia pellucida

Pellucidin A promotes antinociceptive activity by peripheral mechanisms inhibiting COX-2 and NOS: In vivo and in silico study

Health benefits of Shiny Bush ~ Peperomia pellucida

Health benefits of Shiny Bush ~ Peperomia pellucida

Anti-inflammatory and analgesic activity of Peperomia pellucida 

Lợi Ích Tuyệt Với Của Việc Uống Trà Atiso Đỏ Mỗi Ngày Đối Với Sức Khoẻ

Atiso đỏ hay còn gọi là bụp giấm, bụp chua, giền chua, cây rau chua, hoa vô thường… Tên tiếng anh của Atiso đỏ là hibiscus. Trong từ điển tiếng Việt thì hibiscus có nghĩa là hoa dâm bụt. Tuy nhiên, atiso đỏ ở đây không phải là loại hoa dâm bụt mọc nhiều ở Việt Nam như bạn vẫn biết mà là loại hoa vốn được dùng phổ biến trong món mứt hoa hồng nổi tiếng của Đà Lạt.

Nó phổ biến trên thế giới với cái tên trà Roselle hoặc trà Hibiscus. Atiso đỏ có nguồn gốc ở các khu vực nhiệt đới như Trung Đông và Trung Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì Atiso đỏ có tới hơn 40 loài khác nhau và đài hoa có thể được sấy khô để làm thành trà. Khi kết hợp với nước sôi (pha trà), Atiso đỏ được xem là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe

Hoa atiso đỏ rất giàu dinh dưỡng, thành phần chứa các axit và protein, vitamin C cùng những chất có tính kháng sinh khác. Hạt atiso đỏ chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và 7% chất khoáng.

Lợi cho gan

Atiso còn giúp làm đẹp làn da.

Bởi da của bạn đẹp hay xấu phụ thuộc độ khoẻ hay yếu chức năng gan, tiêu hoá tốt hay không. Người dùng trà atiso đỏ lâu rất thích nó bởi vị đàm đà dễ chịu. Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.

Giảm huyết áp hiệu quả

Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Đây là căn bệnh dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và tai biến mạch máu não. Trà atiso đỏ từ lâu đã được xem là thảo dược mà nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới công nhận về hỗ trợ giảm huyết áp.

Tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách an toàn và tự nhiên của trà đã khiến nhiều người bị huyết áp cao yên tâm khi sử dụng. Mặc dù vậy, bạn không nên dùng trà atiso đỏ khi đang sử dụng hydrochlorothiazide, một loại thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao, vì nó có thể gây tương tác không tốt với thuốc.

Giảm mức mỡ trong máu

Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong máu, đây là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy thảo dược này sẽ giúp giảm các mức LDL cholesterol xấu đi khỏi cơ thể, qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương.

Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Hàm lượng flavonoid và cyanidin cao trong đài quả atiso đỏ có tác dụng chống lại sự tổn thương do sự oxy hóa và các gốc tự do có thể gây tổn hại đến các tế bào của cơ thể. Do đó, việc uống loại trà bổ dưỡng này có thể giúp bạn ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn ngừa ung thư.

Nâng cao khả năng miễn dịch

Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, từ viêm phế quản đến viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài các đặc tính chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng atiso đỏ có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Lượng vitamin C phong phú trong trà atiso đỏ là một phương thuốc thảo dược rất tốt để chống lại chứng cảm lạnh và nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Advertisement

Hỗ trợ giảm cân an toàn

Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase. Đây là một enzyme giúp phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nếu không cho đường thì đây là một thứ đồ uống chứa rất ít calo. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà atiso đỏ cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trái Vải Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!