Bạn đang xem bài viết Trải Nghiệm Ngày Tết Ở Miền Tây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các vườn hoa muôn sắc màuMùa xuân, mùa đâm chồi nảy lộc, mùa của hạnh phúc và niềm hy vọng. Thời điểm này, tham quan làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách – Bến Tre) cùng làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), du khách sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo.
Hoa mai, lan, thược dược, mai chiếu thủy, cau bình rượu, tùng, vạn thọ, cúc, ớt kiểng, mãn đình hồng, các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm cùng 50 loài hoa hồng đua nhau khoe sắc.
Họp chợ Tết trên sôngCứ mỗi độ xuân sang, chợ nổi miền Tây nhộn nhịp hẳn lên với lung linh sắc tết, màu xanh căng tràn nhựa sống trên những chiếc ghe chở đầy ắp nông sản tươi ngon, chen lẫn sắc vàng rực rỡ của cành mai, vạn thọ, cúc mâm xôi hòa vào ánh mắt và nụ cười nồng hậu của người dân chất phác tạo nên nét quyến rũ đặc trưng cho chợ Tết nơi miệt vườn.
Ẩm thực và không khí ngày Tết Nguyên đán miền TâyNgày Tết miền Tây là ngày gia đình đoàn tụ, bạn bè gặp gỡ hỏi thăm sức khoẻ, công việc, ôn lại kỷ niệm và trao nhau lời chúc an khang, thịnh vượng.
Trong cái không khí lành lạnh, mọi người quây quần bên bếp lửa hồng cùng nồi bánh tét nghi ngút khói, có nhà tráng bánh tráng, quết bánh phồng, làm dưa kiệu, làm mứt, người lớn dựng cây niêu, viết câu đối đỏ, vừa uống trà, vừa trò chuyện râm ran, trẻ nhỏ xúm xít quần áo mới trong nụ cười giòn tan, tươi tắn.
Sáng mùng một, con cháu tề tựu trước bàn thờ tổ tiên, trước là mừng tuổi ông bà, cha mẹ, sau đó cùng nhau dùng bữa cơm để ngày tết thêm đầm ấm, sum vầy. Thịt kho tàu, khổ qua hầm, bánh tét, tôm khô củ kiệu… là những món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày đầu năm mới.
Món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, trứng tròn biểu hiện cho tính hài hòa âm dương, sự vuông tròn cả năm. Khổ qua hầm ngoài tác dụng thanh mát cơ thể còn mang ý nghĩa mong ước những gì cơ cực sẽ qua đi, cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn. Bánh tét được gói bằng lá chuối, bên trong là nếp, đậu, thịt mỡ. Màu xanh của lá chuối, nếp dẻo cùng vị ngọt đậu xanh, vị béo ngậy thịt mỡ quyện vào nhau, ăn kèm củ kiệu tôm khô rất ngon miệng.
Những nét riêng của ngày Tết miền Tây Nam BộTheo thông lệ hàng năm, vào ngày mồng hai tết, người dân miền Tây lại nô nức đến đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh ở Châu Thới (Bạc Liêu), Long Đức (Trà Vinh) để thắp hương, tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính yêu đối với vị Cha già của dân tộc.
Bên cạnh đó, Tết miệt vườn còn nhiều thú vui tao nhã như tham gia đờn ca tài tử, ngâm thơ cùng các trò chơi dân gian không thể thiếu: lắc bầu cua, hô lô tô, ô ăn quan…
Focus Asia Travel
Đăng bởi: Kiều Thúy
Từ khoá: Trải nghiệm ngày Tết ở miền Tây
Những Trải Nghiệm Thú Vị Ở Miền Tây Mùa Hè
Vào vườn hái trái cây, tắm biển, khám phá chợ nổi… là những trải nghiệm bạn nên thử khi đến miền Tây Nam Bộ mùa hè.
Miền Tây sông nướcVựa trái cây hấp dẫn ở miền Tây
Chèo xuồng dọc bờ kênh: Trong hành trình len lỏi trên những xuồng nhỏ trong các dòng kênh, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cùng sự hiếu khách của người dân vùng miền Tây sông nước
Tham quan xưởng sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre, bạn sẽ được tìm hiểu quy trình lấy dừa, nấu, cắt và gói kẹo.
Trèo xuồng len lỏi vào các dòng kênhTham quan xưởng sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre, bạn sẽ được tìm hiểu quy trình lấy dừa, nấu, cắt và gói kẹo.
Be mương bắt cá: Là một nét đẹp trong cuộc sống lao động của người miền Tây. Hiện nay, hoạt động này được khai thác như một dịch vụ hút khách du lịch của vùng đất chín rồng. Chủ vườn sẽ be mương, thả cá vào. Du khách sau khi thay đồ xong, sẽ được xuống mương, mò cá.
Be mương bắt cá
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 30 sân chim lớn nhỏ rải rác trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang… Đến vườn chim, ngoài tìm hiểu đời sống, tập tục sinh sống của các loại chim, bạn còn có cơ hội lênh đênh trên xuồng chinh phục những dòng kênh nơi đây.
Thăm quan các vườn chim
Nhắc đến biển miền Tây, người ta lại nghĩ ngay đến Kiên Giang mà bỏ quên các bãi biển ở Bến Tre, Tiền Giang… Ngoài các biển thuộc các đảo của Kiên Giang, các biển miền Tây đều có một màu nước đục do phù sa.
Hay tắm biển ở các bãi biển miền Tây
Khám phá hoang đảo: Nhắc đến khám phá các đảo vắng người ở miền Tây, du khách, nhất là giới trẻ, nghĩ ngay đến các hòn đảo thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang như đảo Nam Du, đảo Hải Tặc, đảo Móng Tay… Điểm chung là các đảo này là đều sở hữu những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp.
Khám phá các hoang đảo
Đến tham quan vườn hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), một trong những vựa hoa lớn nhất nước ta. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh tuyệt đẹp của những chiếc xuồng nhỏ len lỏi vào những luống hoa để tưới nước hay cắt cành.
Vườn hoa Sa Đéc
Chèo thuyền ở rừng tràm Trà Sư (An Giang), nơi được nhiều du khách đánh giá là đẹp như cổ tích. Bên cạnh chèo thuyền, chụp hình, bạn đừng bỏ qua việc lắng nghe tiếng chim hót, tiếng cá quẩy nước tung tăng…
Thử cảm giác chèo thuyền ở rừng tràm Trà SưNgủ trong làng cá bè Châu Đốc được nhiều công ty du lịch phát triển như dịch vụ home stay ở vùng đất này.Thưởng thức các món đặc sản cá linh, bông điên điển, cá điêu hồng chiên giòn, cá lóc nướng cuốn lá sen non, chuột nướng lu…
Búng bình Thiên là hồ nước tự nhiên thuộc tỉnh An Giang. Sự tích lưu lại một vị tướng khi đến đây nước dự trữ cạn, bèn lập đàn tế trời rồi cắm kiếm vào đất. Chỗ kiếm đâm vào, phun ra dòng nước, lâu ngày trở thành búng như hiện nay. Đến búng, ngoài chèo thuyền trên hồ, bạn còn có thể tham gia kéo lưới, hái bông diên điển, bông sen…
Ngắm sen trên búng bình Thiên
Ở mỗi tỉnh miền Tây, mỗi ngôi chùa lại có những điểm nhấn khác nhau song đều thu hút nhiều du khách hành hương. Nổi tiếng nhất, là chùa Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang.
Chùa Bà Xứ Châu Đốc
Chợ nổi là nét đẹp văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông từ khoảng 2h-6h hàng ngày. Các thuyền đều bán những sản vật do gia đình trồng hay nuôi được. Để thông báo thuyền mình bán gì, người dân treo những thứ muốn trên cây bẹo. Các chợ nổi bạn nên ghé của miền Tây là chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Châu Đốc (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ).
Chợ nổi – nét đặc trưng của vùng miền Tây sông nước
My Thái (Theo zing)
Đăng bởi: Trần Bảo Đức
Từ khoá: Những trải nghiệm thú vị ở miền Tây mùa hè
Trải Nghiệm Du Lịch Tây Nguyên 3 Ngày 2 Đêm
Nếu bạn đã chán ở biển xanh nắng vàng cát trắng, du lịch Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm có thể là một lựa chọn hoàn hảo. Tây Nguyên được xem là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng với nét văn hóa dân tộc hết sức đa dạng và phong phú.
Nên chọn thời điểm nào để đi du lịch Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm?Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 05 đến hết tháng 10, còn mùa khô thì từ tháng 11 đến tháng 04. Mỗi mùa lại có những nét đặc sắc riêng, nên việc lựa chọn đi vào mùa nào tùy vào sở thích của mỗi người.
Lựa chọn du lịch Tây Nguyên vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp say đắm của loài hoa dã quỳ. Hoa dã quỳ là loài hoa dại được đặc biệt yêu thích bởi vẻ đẹp rực rỡ đầy sức sống, sắc vàng nổi bật đã khiến loài hoa này trở nên nổi tiếng. Đầu tháng 11 sắc vàng bắt đầu nở rộ khắp các nẻo đường ở Tây Nguyên thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây vào thời gian này, đặc biệt là các bạn trẻ, các phượt thủ từ khắp mọi nơi.
Mùa hoa dã quỳ Tây Nguyên
Khoảng thời gian từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 là khoảng thời gian thu hoạch cà phê lớn nhất của Tây Nguyên, sắc đỏ của cà phê phủ trên khắp các ngọn đồi và bầu không khí thu hoạch khiến Tây Nguyên mang vẻ đẹp đầy sức sống, rực rỡ và tươi sáng. Hoặc bạn có thể đi từ tháng 2,tháng 3 vì đây là khoảng thời gian hoa cà phê bắt đầu nở tung trắng xóa, vô cùng đẹp mắt.
Chọn phương tiện gì để đi du lịch Tây Nguyên?Tùy vào vị trí xuất phát và nhu cầu riêng của mỗi người, mỗi đoàn để lựa chọn phương tiện đến Tây Nguyên phù hợp. Việc di chuyển lên Tây Nguyên khá thuận lợi, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, xe khách hoặc là máy bay.
Gợi ý lịch trình du lịch Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm đầy thú vịHãy chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ để tận hưởng Tây Nguyên đầy nắng và đầy gió nào!
Ngày 01: Kontum – PleikuKhởi hành đi Kon Tum, bắt đầu tham quan các điểm:
Sáng : Nhà thờ gỗ Chính tòa Kontum, đây được xem là báu vật của Tây Nguyên. Công trình kiến trúc tôn giáo với lối kiến trúc vô cùng độc đáo có tuổi đời hàng trăm năm. Nhà thờ gỗ là niềm tự hào bao đời của người dân Kon Tum. Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cà chít, pha lẫn kiến trúc châu Âu lẫn kiến trúc nhà sàn gỗ của đồng bào Tây Nguyên. Nhà thờ gỗ Chính tòa hiện là là công trình kiệt tác bằng gỗ mang phong cách Basilica duy nhất còn lại trên thế giới.
Nhà thờ gỗ Chính tòa Kontum
Cầu Treo Konklor: là cây cầu dây văng to đẹp nhất Tây Nguyên, nối 2 bờ sông Đăk Bla. Dù không quá nổi bật, bề thế như những câu cầu treo nổi tiếng khác nhưng đây là cây cầu mang nhiều ý nghĩa của đồng bào dân tộc Ba Na trong vùng.
Trưa: về khách sạn nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi
Chiều, tối tự do nghỉ đêm tại Pleiku.
Ngày 02: Pleiku – Buôn ma thuột – Buôn Đôn
Sáng: Ăn sáng, tiếp tục hành trình khám phá Biển Hồ T’nưng (Pleiku). Biển hồ T’Nưng, trong tiếng Ê đê có nghĩa là “biển ở trên núi hay còn được gọi là hồ Nueng. Biển Hồ T’Nưng có thời tiết vô cùng mát mẻ, dễ chịu và không khí trong lành, thơm mùi cây cỏ. Biển Hồ T’Nưng luôn luôn đẹp vào bất cứ thời gian nào trong năm, hay thời điểm nào trong ngày.
Nếu có cơ hội đến đây vào thời điểm sáng sớm, khi sương còn chưa tan hết và giăng đầy khắp lối, bạn sẽ ngỡ như đang lạc vào tiên cảnh, đẹp mơ màng, huyền bí. Muốn trải nghiệm biển hồ T’Nưng một cách trọn vẹn nhất, bạn hãy ngồi trên con thuyền độc mộc và lướt trên mặt hồ. Thuyền sẽ đưa bạn đi vào sâu hơn, len lỏi trong rừng già để cảm nhận được sự độc đáo, kỳ vĩ của cảnh quan hồ giữa núi là như thế nào. Kết thúc tham quan hồ T’Nưng thì trở về Ban Mê Thuột ăn trưa.
Biển hồ T’Nưng
Buổi chiều tham quan Buôn Đôn, nơi đây được biết đến là quê hương của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, Cầu treo bắc qua sông Sêrêpôk, Lăng mộ Vua Voi, khu vực nhà mồ
Ăn tối và nghỉ ngơi tại Buôn Mê Thuột
Ngày 03: Buôn Ma Thuột
Sáng: ăn sáng sau đó khi tham quan: Bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên, chùa Sắc Tứ Khải Đoan, khám phá đặc sản tại chợ Buôn Ma Thuột
Trưa :trả phòng và ăn trưa . Kết thúc chuyến đi.
Du lịch Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm thật sự sẽ là trải nghiệm mới mẻ cho các bạn thích khám phá. Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng cùng nét văn hóa đặc sắc nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn muốn quay lại thêm nhiều lần nữa.
Đăng bởi: Vĩnh Ngô
Từ khoá: Trải nghiệm du lịch Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm
Tôm Khô Củ Kiệu: Hương Vị Tết Miền Tây
Có thể nói tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo là món ngon đậm chất truyền thống và quá đỗi quen thuộc của người dân Nam bộ. Giống như dưa món của người miền Trung, hành muối của người miền Bắc, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô, trứng bắc thảo luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết.Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, v.v vào dịp cuối thu đầu xuân. Hình dáng cây kiệu rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều. Cứ bắt đầu vào tháng chạp là ở các chợ đầu mối lại ùn ùn đưa củ kiệu về các chợ nhỏ, chợ quê. Nhìn những bành củ kiệu như mảng cỏ lớn được đưa ra bán, ít ai hình dung được là chỉ sau ít ngày, đám cỏ lấm lem bùn đất đó sẽ hoá thân thành món củ kiệu trắng tươi trong hũ sành, hũ thuỷ tinh của mỗi gia đình.
Có thể nói tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo là món ngon đậm chất truyền thống và quá đỗi quen thuộc của người dân Nam bộ. Giống như dưa món của người miền Trung, hành muối của người miền Bắc, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô, trứng bắc thảo luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết.Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, v.v vào dịp cuối thu đầu xuân. Hình dáng cây kiệu rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều. Cứ bắt đầu vào tháng chạp là ở các chợ đầu mối lại ùn ùn đưa củ kiệu về các chợ nhỏ, chợ quê. Nhìn những bành củ kiệu như mảng cỏ lớn được đưa ra bán, ít ai hình dung được là chỉ sau ít ngày, đám cỏ lấm lem bùn đất đó sẽ hoá thân thành món củ kiệu trắng tươi trong hũ sành, hũ thuỷ tinh của mỗi gia đình.Củ kiệu có tên thuốc là giới bạch, là loại cây thảo, thân hành màu trắng. Theo Đông y, củ kiệu có tác dụng bổ khí, ôn ấm tỳ vị. Ăn kiệu giúp tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh, tốt cho đường tiêu hóa kiện vị, tiêu thực. Ngoài ra, theo các nghiên cứu hiện đại, củ kiệu có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu, thiếu máu cơ tim, có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và tế bào ung thư.Cứ mỗi độ tết về, ngoài bánh tét là món ăn chính thì củ kiệu là món đồ chua nhà nhà phải có. Có dưa kiệu chua ngọt giòn giòn ăn kèm bánh tét hay thịt kho tàu, v.v món ăn ngon hơn đỡ ngán hơn. Nhưng không lẽ dưa kiệu chỉ được ăn vào ngày tết thôi sao, vậy có phải quá uổng hay không. Dư vị đặc biệt lại dễ ăn nên công thức món ăn mới cứ thế ra đời phục vụ nhu cầu thưởng thức hàng ngày. Sẵn có đặc sản tôm khô trứ danh, có quả trứng bắc thảo người ta đem trộn cùng dưa kiệu, nêm nếm gia vị, vậy là ra đời tôm khô củ kiệu ngon lạ. Ở đó, có vị đậm đà của tôm, vị béo thơm của trứng và chua giòn của kiệu.
Những Món Đặc Sản Tết Của Người Miền Tây
Tham khảo chương trình Tour Tết 2023: Tour du lịch miền Tây 3 ngày 3 đêm (Cà Mau – Cần Thơ) với mức giá siêu hấp dẫn.
1. Khô cá lóc:
Khô cá lóc đồng được làm từ Cá lóc tẩm gia vị của vùng Miền Tây như: Muối, bột ngọt, tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hột giả lấy nước), ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Cá sau khi khô được phân chia bịch 1kg và được bảo quản ngăn tủ mát. Do đó dù để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của khô cá lóc.
Món khô cá lóc này có thể chế biến thành rất rất nhiều loại món ăn khác nhau:
Nướng lên như các loại khô khác. Khi nướng, khô cá lóc sẽ dậy mùi thơm phức, màu đỏ vàng cực bắt mắt. Khô được đập mềm, tơi, rồi xé nhỏ, dùng món này nhắm với một chút bia, hoặc đem đi trộn gỏi là tuyệt vời!
Đem đi kho thơm (dứa) cũng ngon không kém
Chiên cũng là một cách chế biến
Nấu canh chua tạo nên hương vị khác biệt
Hấp gừng, một cách chế biến “lạ mà ngon”
2. Cá hấp đọt Bầu, Mướp:
Có lẽ miền Tây là nơi chế biến được rất nhiều món ăn từ cá. Trong đó, món cá hấp với đọt bầu (hoặc đọt bí, mướp) là một trong những món ăn cực kỳ nức danh từ xưa nay. Hương vị của những loại đọt non này khi hấp sẽ thấm vào cá, làm thịt cá thanh ngọt không thể nào cưỡng lại được!
Các loại cá dùng để làm món này là các loại cá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ như:
Cá lóc
Cá tra
Cá tai tượng
Để món ăn ngon hơn, con cá được dùng để chế biến phải là cá đồng tươi sống vừa được đánh bắt. Trước khi chế biến, cá sẽ được ngâm với giấm để hết nhớt, không đánh vảy cá mà chỉ mổ bụng để lấy ruột cá ra (đối với cá lóc thì không cần phải mổ bụng). Những loại lá để hấp chung là những lá non hoặc là phần ngọn, nếu co hoa mướp hoặc mướp non thì hấp cá ngon tuyệt, vừa thanh vừa ngọt.
Món này cũng không khó để thực hiện. Xếp các loại rau xung quanh rồi đặt cá lên trên và để sôi với lửa liu riu. Khi thấy cá đã chín (biểu hiện là da cá nhăn nhíu lại) thì cho ra dĩa, bày cá dài ra là có thể ăn được rồi.
Để ăn kèm, người ta thường dùng bánh tráng cuốn tép luộc cùng với khế xanh, chuối chát, thêm chút rau thơm, xà lách và bún cùng tai heo luộc ! Bạn có thể chấm với nước mắm me hoặc chút nước mắm nhỉ dầm với ớt cay đều rất ngon.
3. Cá Chạch nướng:
Là một loài cá phổ biến ở Miền Tây, cá thường sống ở sông, ao, đầm lầy… cá chạch có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thịt cá ít mỡ nhưng hàm lượng đạm cao và đa dạng hơn những loài cá khác. Y học Đông Tây đều chứng nhận cá chạch là món ăn trị tiểu đường cực kỳ hiệu quả.
Cá chạch được bắt lên, rửa sạch với nước phèn chua, rồi sắp lên dĩa. Tán nhuyễn cơm mẻ ra, cho thêm chút muối, đường và bột ngọt cho dịu bớt vị chua; ớt băm cho nhỏ rồi trộn vào cho vừa ăn là được.
Sau đó chuẩn bị một bếp than hồng đỏ rực để nướng cá. Sắp cá chạch lên vĩ nướng, khi ngửi thấy mùi thơm, da cá nhăn dúm lại, bong ra là cá đã chín, có thể chấm cơm mẻ ăn được. Ăn cá chạch nướng được dùng chung với rau sống chấm cơm mẻ.
Mùi cá nướng thơm phức, vị beo béo của thịt cá cùng với vị chua chua ngọt ngọt, mằn mặn, cay cay của cơm mẻ. Món này cũng ăn kèm với bánh tráng và các loại rau sống, rau dại như: đọt cóc, ngò gai, chuối chát, khế chua, mù ôm,… nhưng có thêm cơm mẻ hoặc bún. Bày ra dĩa, vừa ăn vừa tâm tình, vừa nâng vài cốc rượu đế ngon thì chả có gì tuyệt hơn.
4. Lươn ruồng sả:
Lươn – một món thủy sản mà người dân xem như một loài thuỷ sâm là một thức ăn cực kỳ bổ dưỡng, tuy có nhiều cách chế biến khách nhau nhưng ruồng sả vẫn là cách chế biến được nhiều người yêu thích.
Con lươn thì thường trơn tuột, khó bắt. Người dân đã nghĩ ra rất nhiều cách để bắt lươn nhưng thông dụng nhất vẫn là dùng ống trúm, và bắt thế nào thì giống như là một nghệ thuật vậy!
Thịt lươn tươi
Lươn ruồng sả là một trong các món ngon độc đáo trong ngày tết nguyên đán Miền Tây, đặc biệt là món này được ăn kèm với nước mắm cốt dừa nữa thì không còn gì để chê.
Dùng lươn cỡ ngón chân cái, rộng vài ba bữa cho lươn nhả sạch chất bẩn trong bụng. Để nguyên con, không cần làm sạch nhớt, không cần mổ bụng cho vô nồi đã đặt sẵn lá sả tươi cùng cọng sả tươi đập giập. Đậy kín nắp vung, cho nồi lên bếp lửa, lửa nóng khiến lươn ngọ nguậy tìm đường thoát, vậy là lươn ruồng trong đám lá sả và gốc sả.
Sức nóng của bếp lò khiến da lươn bị nứt, rách và dần dần tự thấm mùi sả vào thịt lươn. Cùng lúc máu lươn tươm ra khi ruồng cũng thấm vào thịt lươn, thơm thơm mùi sả dễ chịu. Khi nồi lươn ruồng sả tỏa mùi thơm cũng là lúc món ăn đã hoàn tất. Lấy dĩa bàn sắp gốc sả đập giập và rau răm rồi gắp lươn đặt lên trên.
Món này chấm với nước mắm nước cốt dừa, ăn kèm rau thơm, khế, chuối chát,… tất cả tạo nên hương vị cực kỳ khó quên cho thực khách.
Đăng bởi: Quên Rồi
Từ khoá: Những món đặc sản Tết của người miền Tây
Sự Khác Biệt Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Ở Ba Miền Đất Nước
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết
Mâm cỗ Tết cũng là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Tết cổ truyền tượng trưng cho khởi đầu cho một năm mới, mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết đầy đủ để tưởng nhớ đến ông bà, Tổ tiên,cầu mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, học hành tấn tới, gia đình sung túc làm ăn phát tài phát lộc.
Mâm cỗ Tết miền BắcVới người miền Bắc, mâm cỗ Tết gồm có 4 chén, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Mâm cỗ lớn thì 6 chén, 6 đĩa hoặc 8 chén, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Mâm cỗ Tết xưa được bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, song hành với chén chiết yêu và đĩa cây mai.
Bốn chén chính trong mâm cỗ Tết gồm một chén chân giò lợn hầm măng, một chén bóng thả, một chén miến và một chén mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt heo, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Những món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho, tất cả bày vào đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết thêm đa dạng, đầy đủ lại đẹp mắt.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết người miền Bắc thì không thể thiếu bánh chưng xanh, xôi gấc và đĩa dưa hành muối. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến, xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh…”
Mâm cỗ Tết miền TrungVới người dân miền Trung khi Tết về, trên mâm cỗ Tết miền Trung không thể thiếu bánh tét, nem chua, thịt giấm. Riêng người Huế thì mâm cỗ phải có đĩa giò lụa, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc…
Mâm cỗ Tết miền NamNhững món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần phong phú hơn cả với món nem, bì, lòng heo khìa, giò heo, lạp xưởng tươi, gỏi… Mâm ngũ quả, món gỏi gà luộc xé phay và củ hành, kiệu là món thường được bày trên mâm cỗ mọi thứ mang một ý nghĩa cho một năm mới sung túc, đầy đủ tất cả được thể hiện qua mâm ngũ quả cầu – dừa – đủ – xoài – sung. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu được cánh mày râu rất ưa chuộng khi nhậu ngày Tết.
Bên cạnh đó, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Theo quan niệm của ngưởi miền Nam, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn.
Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết, song chúng đều mang ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần, đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.
Đăng bởi: Huỳnh Hiểu Yên Thi
Từ khoá: Sự khác biệt trong mâm cỗ ngày Tết ở ba miền đất nước
Cập nhật thông tin chi tiết về Trải Nghiệm Ngày Tết Ở Miền Tây trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!