Bạn đang xem bài viết Thực Phẩm Chống Ung Thư Hiệu Quả Cho Bạn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều loại thực phẩm chống ung thư rất tốt và được nhiều người ưa chuộng trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Ung thư là căn bệnh hết sức nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là chúng có khả năng đe dọa sự sống của con người. Vậy để ngừa bệnh ung thư, chúng ta nên sử dụng loại thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Quả gấc
Quả gấc được ứng dụng rộng rãi trong việc chế biến đa dạng các món ăn. Thành phần dinh dưỡng trong quả gấc giàu chất lycopen, beta-caroten, chất béo, chất đạm, tanin, xenluloza, nước, chất vô cơ, đường, chất khoáng, men photphotoba, invedaxa… Quả gấc có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả, nhất là các bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng… Bên cạnh đó, quả gấc còn có sức mạnh hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, viêm gan, hạ huyết áp, hiện tượng rối loạn lipid máu, ngừa tình trạng khô mắt, mờ mắt… Các món ăn mà chúng ta có thể sử dụng được chế biến có kèm theo nguyên liệu gấc như xôi gấc, bánh chưng gấc, sườn xào gấc, súp gấc, cơm rang gấc…
Tỏi
Tỏi thường được dùng rất thường xuyên trong các món ăn như dùng tỏi để phi, ướp cùng các loại gia vị, dùng trong làm đẹp và nhất là dùng tỏi để ngăn ngừa bệnh ung thư. Mọi người thường tin dùng tỏi vì tỏi có khả năng ngừa nhiều bệnh như ung thư trực tràng, ung thư dạ dày… Ngoài ra, hàng loạt các công dụng khác của tỏi như điều trị cảm cúm, các bệnh tim mạch, diệt khuẩn (trị mụn), cải thiện tiêu hóa (chống lại tình trạng đầy bụng, viêm đại tràng, buồn nôn…), giảm cân…
Chanh
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiến loại thực phẩm chống ung thư hiệu quả, dễ tìm kiếm thì chanh sẽ là gợi ý tốt dành cho bạn. Chanh có khả năng ngừa bệnh ung thư miệng, cổ họng, dạ dày… Trong chanh chứa rất ít chất béo và protein, do đó các bạn có thể yên tâm dùng chanh mà không lo sợ bị tăng cân, béo bụng. Thành phần quan trọng nhất trong chanh chính là carbohydrate và nước, ngoài ra còn có chất xơ (cụ thể là chất pectin), vitamin C giúp làm mạnh hệ miễn dịch, vitamin B6, chất kháng như Kali cùng nhiều hợp chất thực vật như axit nitric, hesperidin (chống xơ vữa động mạch)… Đó chính là những lý do vì sao quả chanh luôn được mọi người sử dụng thường xuyên trong giải khát và nấu ăn.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu protein, amino acid, canxi, vitamin A, vitamin D, magie, phốt pho, kẽm, i-ốt… rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể. Cá hồi có sức mạnh giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ nhờ vào lượng axit béo omega-3, chăm sóc da, tóc, phát triển cơ bắp, có lợi cho não bộ, bổ mắt… Đặc biệt, chúng ta không thể nào không nhắc đến khả năng ngừa các bệnh ung thư như ung thư máu, u tủy hay u lympho không Hodgkin… Do đó, các bạn có thể sử dụng cá hồi trong nhiều món ăn như cá kho, canh cá, cá chiên…
Hành lá
Hành lá được dùng để tẩm ướp gia vị, dùng để ăn kèm với các món canh, hủ tiếu, bánh canh… Nhờ vào thành phần hợp chất sulphua, crom, vitamin B6 có khả năng giúp hạ nồng độ cholesterol, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường, giảm đau tim, đột quỵ, ngừa bệnh loãng xương, chất allicin giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus… Hơn thế nữa, hành lá còn có hiệu quả ngừa bệnh ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt…
Quả táo
Trong quả táo chứa nhiều chất xơ, vitamin C (loại chất chống oxi hóa), giàu các loại đường đơn như fructose, sucrose, glucose, chất khoáng như kali, hợp chất thực vật như quercetin, catechin, chlorogenic. Chính vì những thành phần giàu dinh dưỡng đó nên táo thường được dùng trong quá trình giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết, giảm cholesterol, ngừa bệnh tim, bệnh tiểu đường tuýp 2… Ngoài ra, táo còn được ưa chuộng trong việc ngừa bệnh ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú…
Rau cải xanh
Rau cải xanh như súp lơ, cải bắp, bông cải xanh, cải ngọt… Tất cả những loại rau cải này thường được chúng ta sử dụng trong việc xào, nấu canh đều tốt cho sức khỏe con người, nhưng vẫn cần hạn chế xào với quá nhiều dầu mỡ vì có khả năng gây béo phì cũng như nguy cơ gây thừa cân và mắc các bệnh tim mạch. Thành phần dinh dưỡng trong rau cải có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất có khả năng ngừa bệnh ung thư cực kỳ an toàn. Đặc biệt, chị em phụ nữ lại càng phải ăn nhiều thực phẩm này vì chúng có sức mạnh ngừa bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…
Căn bệnh ung thư có sự nguy hiểm và để lại các rủi ro cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, chúng ta cần phải chủ động trong quá trình phòng ngừa mọi tác nhân gây bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ thì chúng ta cũng phải cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho an toàn. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm nhiều loại thực phẩm chống ung thư an toàn cho bản thân và gia đình.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Ung Thư Vòm Mũi Họng
Ung thư vòm mũi họng là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến ở nước ta và đứng đầu trong ung thư Tai Mũi Họng và Đầu Mặt Cổ. Ung thư vòm mũi họng là bệnh do các khối u ác tính ở vị trí vòm mũi họng tăng sinh và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Khối u ác tính này diễn tiến tương đối nhanh so với các loại ung thư khác và thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Tuổi 40 –60 là độ tuổi thường gặp nhất, nam nhiều hơn nữ theo tỷ lệ 2,5 : 1
* Giai đoạn đầu: các triệu chứng âm thầm nên khó phát hiện. Nhức đầu là triệu chứng sớm, thường nhức nửa đầu, thành từng cơn.
* Giai đoạn khu trú: nhức đầu càng rõ rệt, nhức nửa đầu hoặc nhức sâu trong hốc mắt, vùng thái dương. Cùng với nhức đầu, tùy vị trí bản chất khối u có các triệu chứng của bộ phận kế cận như mũi, tai, miệng, hạch…các triệu chứng này không điển hình
– Tai: khối u đè vào lỗ thông vòi nhĩ làm cho bệnh nhân bị ù tai, nghe kém. Khối u lớn hơn, triệu chứng ù tai càng nặng, nghe kém hơn. Kèm theo đó bệnh nhân bị nhức một bên đầu uống thuốc giảm đau nhưng không khỏi.
– Mũi: chảy mũi nhầy, chảy máu mũi hay hỉ mũi lẫn máu, nghẹt mũi cùng bên nhức đầu. Lúc đầu bệnh nhân bị nghẹt 1 bên mũi, về sau nghẹt mũi sẽ nặng hơn và lan sang bên kia mũi.
– Vòm: Ban đầu bệnh nhân có cảm giác vướng ở vòm mũi họng, triệu chứng này giống như triệu chứng khi bệnh nhân bị viêm vòm họng.
– Mắt: khi khối u đã lan lên sọ sẽ làm cho mắt bệnh nhân khép không kín, mắt không di chuyển được, liệt nhãn cầu, giảm thị lực, lé trong.
– Miệng: cử động hạn chế, cắn không chặt, đưa hàm qua lại hai bên khó, đau khi nhai lâu, có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt một bên.
– Hạch: góc hàm. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng ấn không đau, không có viêm quanh hạch, di động hạn chế dần, sau cố định do dính vào da cơ.
– Thần kinh: nhức đầu, liệt các dây thần kinh sọ.
– Nội soi vòm: thấy khối u sùi, quanh có thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi tai.
* Giai đoạn lan tràn
– Toàn thân: thể trạng suy giảm, kém ăn, mất ngủ, sụt cân, thiếu máu, da vàng rơm, hay sốt do bội nhiễm.
– Lan ra phía trước: lan vào hốc mũi gây ngạt mũi, chảy mũi mủ mùi hôi, thường lẫn tia máu. Khám mũi thấy khối u sùi sâu trong hốc mũi, loét hoại tử, dễ chảy máu.
– Lan ra bên: u ở loa vòi, lan theo vòi Eustachi ra tai giữa. Ù tai, nghe kém 1 bên. Đau trong tai lan ra vùng chũm, chảy mủ tai lẫn máu, mùi hôi, có khi lẫn tổ chức hoại tử. Nội soi tai: màng tai thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu. U có thể lan ra ống tai ngoài.
– Lan xuống dưới: u lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu làm ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt sặc. U lan tới miệng, thường ở sau trụ sau amidan. Bệnh nhân có thể điếc tai giữa, khít hàm, liệt màn hầu.
– Lan lên trên: u lan lên nền sọ gây nên các triệu chứng nội sọ: đau màng não, tăng áp lực sọ…
– Do virus Epstein-Barr, virus này lây lan chủ yếu qua đường miệng.
– Do sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói nhang và thói quen ăn thức ăn lên men hay thức ăn có ướp nhiều muối, ăn đồ khô, ăn đồ cháy, thường xuyên dùng nước tương, dầu hào (chứa chất 3-MPCD và 1,3 DCP được cho là chất sinh ung thư), hột vịt muối, nho khô, táo tàu khô, rau quả đóng hộp để lâu v.v.
– Các yếu tố như di truyền, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá nhiều cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm mũi họng.
– Sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng thực vật và vật nuôi, thực phẩm chế biến không an toàn vì có nhiều chất độc hại và thức ăn nhanh có quá nhiều chất béo .v.v.
– Xạ trị là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm.
– Phẫu thuật, hóa trị liệu ít hiệu quả nên không được sử dụng, trừ phẫu thuật nạo vét hạch cổ vẫn cần thiết
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
– Có chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế ăn các loại thức ăn ướp quá nhiều muối hoặc thức ăn lên men, ăn nhiều thức ăn có chứa chất chống oxi hóa giúp chống lại các tế bào gây ung thư như chuối, cà rốt, củ cải,…
Advertisement
– Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe chống lại mọi bệnh tật, trong đó có ung thư vòm mũi họng.
– Hạn chế uống quá nhiều rượu và không hút thuốc.
Ung thư vòm mũi họng là ung thư nguy hiểm và có diễn tiến rất nhanh. Bệnh có những triệu chứng giống những bệnh về đường hô hấp thông thường làm cho bệnh nhân dễ nhầm lẫn và phát hiện muộn. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Nội soi đặc biệt quan trọng trong việc tầm soát ung thư, sinh thiết có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán. Xạ trị là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm. Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
(Hình ảnh tổng hợp từ chúng tôi chúng tôi chúng tôi google,…)
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM
Cách Chữa Bệnh Hắc Lào Bằng Cồn Hiệu Quả Nhanh Tại Nhà
Hắc lào (lác đồng tiền) là bệnh lý da liễu sinh ra do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn nấm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thì khi bệnh chỉ đang ở mức độ nhẹ, hắc lào chỉ mới xuất hiện ở một vài vị trí nhỏ trên da thì bạn cũng có thể sử dụng cồn để điều trị.
Theo báo Sức khỏe và đời sống, cồn là một dung dịch sát trùng được dùng nhiều trong y tế vì có tính khử trùng và diệt khuẩn cao. Cồn có hiệu quả trong việc chống lại các vi sinh vật, vi khuẩn hay nấm gây hại cho da. Bởi cồn có khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein, làm vi khuẩn đông cứng và chết.
Bên cạnh đó, ngoài thành phần chính là ethanol, một số loại cồn hiện nay còn chứa một hàm lượng nhỏ i-ốt, acid benzoic và acid salicylic.
Những hoạt chất này có khả năng tăng tốc độ oxy hóa enzyme, làm sạch bề mặt da, cô lập, kìm hãm sự lây lan của nấm và vi khuẩn sang các vùng da xung quanh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó góp phần cải thiện tổn thương trên da do bệnh hắc lào.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra những hiệu quả lâm sàng của việc chữa bệnh hắc lào bằng cồn. Theo báo Sức khỏe và đời sống, cách điều trị này chỉ được đánh giá là một phương pháp đơn giản để ngăn chặn và hạn chế phần nào sự lây lan của nấm, vi khuẩn.
Đối với trường hợp bị bệnh nhẹ, hắc lào chỉ xuất hiện ở 2-4 vị trí thì thời gian dùng cồn để chữa trị và làm lành tổn thương là khoảng 4-6 tuần.
Đối với trường hợp hắc lào xuất hiện trên 5 vị trí thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, phải cần từ 2-4 tháng mới lành lại.
Một số ưu điểm và nhược điểm cụ thể của phương pháp chữa bệnh hắc lào bằng cồn như sau:
Ưu điểm:
Dễ mua, giá thành rẻ
Cách thực hiện đơn giản
Điều trị tốt với tổn thương da nhỏ và nhẹ
Còn khá lành tính và an toàn cho da
Nhược điểm:
Khi điều trị cần kiên trì lâu dài mới nhận được kết quả tốt.
Dùng không đúng cách có thể phát sinh phản ứng phụ
Chọn loại cồn phù hợpVới bệnh hắc lào, bạn không nên sử dụng loại cồn etylic với nồng độ 70-90. Bởi những loại cồn này chỉ có tác dụng trong việc làm sạch vết thương chứ không có khả năng kháng nấm và diệt khuẩn.
Khi điều trị hắc lào, bạn nên sử dụng loại cồn có chứa i-ốt. Loại cồn này có khả năng ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn gây hại trên da, đồng thời hỗ trợ sát trùng lớp da bên ngoài, góp phần tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, từ đó dần điều trị dứt điểm bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng không được sử dụng loại cồn có nồng độ i-ốt trên 5% để chữa hắc lào. Bởi nếu dung dịch sát khuẩn trong cồn quá đậm đặc sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định, khiến da bị tổn thương sâu, ảnh hưởng đến quá trình điều trị hắc lào.
Nồng độ i-ốt trong cồn nằm ở mức khoảng 2% là sự lựa chọn hợp lý và phổ biến nhất.
Các bước thực hiện chữa bệnh hắc lào bằng cồnViệc áp dụng đúng cách là điều kiện tiên quyết để cồn phát huy tối đa công dụng của mình trong việc chữa bệnh hắc lào. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1 Dùng nước muối sinh lý hoặc xà phòng kháng khuẩn chuyên dụng để vệ sinh vùng da cần điều trị.
Bước 2 Dùng khăn bông mềm thấm khô nước.
Bước 3Dùng tăm/bông y tế nhúng vào dung dịch cồn rồi thoa 1 lớp mỏng lên bề mặt da cần điều trị. Sau khi thoa cồn xong bạn không cần rửa lại với nước.
Khi sử dụng phương pháp chữa bệnh hắc lào bằng cồn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.
Tránh sử dụng dung dịch cồn lên các vùng da nhạy cảm như vùng da quanh miệng hay niêm mạc mắt.
Dùng cồn có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn vì vậy cần tránh tiếp xúc với ánh mặt trời.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cồn cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
Nếu da có dấu hiệu tổn thương sâu, xuất hiện tình trạng sưng mủ thì không nên sử dụng cồn lên da mà phải thông báo với bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc thích hợp.
Advertisement
Nên uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da thường xuyên kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh quá trình điều trị hắc lào.
Không cào gãi hay chà xát, kỳ cọ mạnh lên bề mặt da để giải tỏa cơn ngứa vì điều này có thể khiến da thêm tổn thương, chậm lành và tăng lan rộng của vi khuẩn.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Người Bệnh Ung Thư Kiêng Ăn Gì Để Tránh Gây Hại Cho Sức Khỏe?
Đối với người bệnh ung thư, dinh dưỡng luôn là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu, bởi một chế độ ăn uống không lành mạnh hoàn toàn có thể phá bỏ hiệu quả của việc điều trị. Vậy bệnh nhân ung thư kiêng ăn gì để tránh những gây hại cho sức khỏe?
1. Các loại thịt màu đỏ
Theo các chuyên gia, khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh ung thư chỉ nên có 10% đạm từ động vật. Mới đây, vấn đề “Người ung thư kiêng ăn gì – có nên tránh các loại thịt màu đỏ không? đang trở thành thắc mắc phổ biến ở rất nhiều người.
Để giải đáp vấn đề này, các nhà khoa học thuộc Đại học California đã tiến hành nghiên cứu. Họ phát hiện trong các loại thịt đỏ có một loại đường tên là Neu5Gc. Nó làm tăng khả năng phát triển khối u ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư cần hạn chế và không nên dùng các loại thịt đỏ. Đối với thịt bò, thịt lợn người bệnh không nên “kết thân” trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.
2. Đồ nướng
Chính sở thích ăn đồ nướng của nhiều người đã góp phần tăng nguy cơ ung thư đáng kể. Khi thức ăn được đốt cháy trực tiếp trên ngọn lửa có nhiệt độ cao sẽ sinh ra hợp chất AGE. Nếu AGE đi vào cơ thể, nó có thể gây tổn thương mọi thứ. Nó có khả năng khống chế các tế bào lành. Đặc biệt, những nơi có protein thì AGE sẽ làm biến tính protein những nơi đó. Mà cơ thể con người lại được cấu tạo chủ yếu từ thành phần protein. Đây thực sự là vấn đề đáng lo, nó đe dọa sức khỏe cho những ai thích ăn đồ nướng.
3. Thức ăn lên men
Thức ăn lên men không hề “thân thiện” với bệnh nhân ung thư. Đó là kết luận được rút ra từ nhiều cuộc khảo sát của các nhà khoa học. Các thử nghiệm đã cho thấy các chất lên men càng làm cho các tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, người bệnh ung thư cần tránh xa các món thịt muối, dưa muối, thịt ngâm, đậu nành hoặc đậu phộng lên men.
4. Đồ ăn mặn nhiều muối
I-ốt là khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho cơ thể phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp, bướu cổ. Tuy nhiên nếu thừa quá mức lượng i-ốt cho phép thì sao? Nó sẽ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bác sĩ đã cảnh báo rằng nếu sử dụng 1g muối tỷ lệ với 1g trọng lượng cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ tử vong. Vì thế, chúng ta cần xem xét lại thói quen dùng muối để nêm nếm thức ăn. Nhất là trong thức ăn của bệnh nhân ung thư càng hạn chế và không nên cho muối vào.
5. Thực phẩm giàu lipid
Chúng ta đã biết, cơ thể người ung thư hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng dường như giảm đi rất nhiều. Nếu tiếp tục hấp thu chất béo chỉ càng “tiếp tay” cho tế bào ung thư sinh sôi và phát triển. Do đó, để bệnh tình không trở nên trầm trọng thêm, chúng ta cần hạn chế và tránh xa các món chiên xào, nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
Theo dinhduong.online tổng hợp
Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng Và Các Tác Dụng Phụ
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng.
Để phát hiện ung thư đã lan chưa, bác sĩ sẽ vét hạch, lấy mẫu mô ở cơ hoành và các cơ quan khác trong ổ bụng và dịch cổ trướng. Nếu ung thư đã lan, bác sĩ cố gắng cắt bỏ hết tế bào ung thư, hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u. Quá trình này làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ.
Hóa trị liệu: dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch hoặc có dạng viên uống.
Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Phương pháp này được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, giữ lại thuốc trong ổ bụng.
Sau khi hóa trị liệu kết thúc, có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp. Bác sĩ phảu thuật có thể lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung thư có tác dụng không.
Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ.
Phẫu thuật: Đau ở vùng phẫu thuật, cơn đau có thể được kiểm soát bằng thuốc. Vài ngày sau mổ, bệnh nhân có thể đi tiểu khó, đi tiêu khó do nhu động ruột chưa trở lại.
Cắt buồng trứng cũng có nghĩa là nguồn nội tiết estrogen và progesterone của cơ thể sẽ mất và bệnh nhân sẽ mất kinh. Từ đó dẫn tới các biểu hiện mãn kinh như cơn bốc nóng, khô âm đạo,… Một vài liệu pháp thay thế hormone có thể dùng để làm giảm các triệu chứng này.
Các tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, tiêu chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.
Advertisement
Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiểu khó, tiêu chảy, và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.
Bệnh nhân cần được Theo dõi định kỳ sau điều trị và khám định kỳ để tầm soát ung thư, kiểm tra các bệnh ung thư khác.
Thực Phẩm Là Gì? Phân Loại Thực Phẩm?
Thực phẩm là gì?
Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat ( tinh bột ), lipit ( chất béo ), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Ví dụ như ở nhiều nước phương Tây họ không ăn thịt chó và cũng không coi chó là loài động vật nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì từ lâu thịt chó lại là một món ăn rất được yêu thích, giàu đạm và protein.
Phân loại thực phẩm?
Có nhiều loại thực phẩm như:
– Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
– Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
– Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
– Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
– Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
– An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
– Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
– Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
– Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
– Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
– Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
– Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
– Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
– Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
– Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Phẩm Chống Ung Thư Hiệu Quả Cho Bạn trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!