Bạn đang xem bài viết Thực Hư Chuyện Bà Bầu Uống Nước Tăng Lực Bị Sẩy Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Uống nước tăng lực thường xuyên trong thời kì mang thai có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu, gây nên tình trạng tức ngực dẫn đến mất ngủ và đau đầu.
Trong thời kì thai nghén, có rất nhiều mẹ bầu thèm ăn rất nhiều đồ ăn lạ. Khi đó, họ sẽ ăn thỏa thích để quên đi những cơn thèm khát. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những thực phẩm, đồ uống mẹ bầu không nên ăn, uống quá nhiều, đặc biệt là nước tăng lực.
Bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà – Viện dinh dưỡng Lâm sàng.
Như một trường hợp điển hình mới đây được báo Anh đưa tin, chị Dion Parratt đã cho rằng chính việc uống quá nhiều nước tăng lực, 5 lon mỗi ngày, là nguyên nhân khiến chị mắc bệnh tim mạch và 2 lần sảy thai. Theo bác sĩ chuyên khoa Hoàng Thị Thúy Hà – Viện dinh dưỡng Lâm sàng, nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Trong các loại đồ uống tăng lực đều có chứa một hàm lượng caffein. Chất này là nguyên nhân gây rối loạn hệ tim mạch như loạn nhịp tim, đánh trống ngực, khó thở, tức ngực,… Đặc biệt, nó gây lên tình trạng rối loạn hệ thần kinh, làm giảm sản xuất serotonin dẫn đến tâm trạng không ổn định, giấc ngủ không được sâu và thoải mái, dễ mất ngủ, lo âu và trầm cảm.
“Hơn nữa, caffein có vai trò như một chất lợi tiểu khiến cho thận bài tiết nhiều hơn và tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, khi bà bầu sử dụng nước tăng lực rất nguy hiểm cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước tăng lực còn chứa nhiều đường và chất tạo ngọt aspartame. Những calori rỗng của nước tăng lực sẽ khiến cơ thể mẹ bầu thấy no, chán ăn, không muốn ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng. Khi đó, mẹ bầu có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.”, bác sĩ Thúy Hà chỉ rõ tác hại khôn lường của nước tăng lực.
Việc hấp thụ quá nhiều đường trong nước tăng lực có thể làm cho cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, chóng mặt…
Việc hấp thụ quá nhiều đường trong nước tăng lực có thể làm cho cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, chóng mặt, ức chế hệ miễn dịch, gây sâu răng. Mẹ bầu uống nhiều nước tăng lực chứa nhiều đường vẫn ăn ngon miệng và ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị béo phì, tiền đái tháo đường.
“Trong thời kỳ mang thai, uống nước tăng lực thường xuyên có thể tăng nhịp tim và áp lực máu, gây nên tình trạng tức ngực, dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo.
Ngoài ra, bác sĩ nhấn mạnh, phụ nữ có thai không nên uống nước tăng lực, dù là với liều lượng ít để tránh hậu quả không mong muốn đối với mẹ và thai nhi.
Theo Khám phá
Thực Đơn Gợi Ý Cho Bà Bầu Mắc Tiểu Đường Thai Kỳ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.
Vậy làm thế nào để biết bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không? Sản phụ được lấy máu xét nghiệm đường máu, chẩn đoán đái tháo đường thai kì khi:
Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.
2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?Tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng đối với mẹ:
Người mẹ bị đái tháo đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ nặng hơn nếu như mẹ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai.
Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.
Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
Ảnh hưởng đối với thai nhi:
Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,…
Do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.
Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.
3. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ:
Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.
* Lưu ý:
Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:
Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…
Thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ:Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời.
Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, bao gồm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh – trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Hướng Dẫn Cách Tăng Áp Lực Nước Đơn Giản, Dễ Thực Hiện Nhất
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước chảy yếu
Tình trạng nước chảy yếu có thể do một số nguyên nhân sau:
Vào giờ cao điểm, nhiều người sử dụng nước cùng một lúc gây nên nước sẽ chảy rất yếu.
Do quá trình dùng không mở hết khoá hoặc do van khóa đã bị hỏng.
Do khi lắp đặt đường ống nước bị lỗi kỹ thuật về: Đường kính ống không phù hợp, không có ống thông hơi, ống nước quá dài,…
Do đường ống dẫn nước bị rò rỉ làm nước chảy ra rất yếu.
Đường ống quá lâu không được vệ sinh, cặn bẩn tích tụ nhiều làm quá trình lưu thông nước khó khăn.
Lắp đặt ống dẫn nước sai cách và cao hơn nguồn nướcnên việc nước trong bồn dẫn đến vẫn bị yếu.
Cách tạo áp lực nước bằng máy bơm tăng áp Lắp máy bơm tăng áp cho hệ thống đường ống nướcViệc dùng máy bơm có thể giúp đẩy nước xuống và tăng áp lực nước cho cả hệ thống đường ống.
Bạn nên lắp đặt máy bơm tăng áp ở phía sau bồn chứa nước. Nếu không có bồn chứa, bạn nên lắp ngay đầu đường ống cấp nước.
Không đặt gần quá đồng hồ nước vì sẽ gây ra ảnh hưởng đến việc ghi chỉ số.
Lắp máy bơm tăng áp chịu nhiệt khi dùng máy nước nóngNếu gia đình bạn đang sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, thì hãy lắp đặt máy bơm tăng áp chịu nhiệt cho cả hai đường nước nóng và lạnh.
Không nên sử dụng máy bơm tăng áp thường vì sẽ xảy ra tình trạng nước sử dụng quá nóng hoặc quá lạnh do áp lực nước không đều.
Dùng vòi tăng ápBạn có thể dùng các loại vòi nước tăng áp như vòi rửa chén tăng áp, vòi sen tăng áp,…Việc sử dụng chúng có thể giúp cải thiện 20 – 30% tình trạng nước chảy yếu. Tuy nhiên, bạn không dùng chung với bơm tăng áp.
Sử dụng máy bơm trợ lực cho các thiết bịTrường hợp bạn không thể lắp máy bơm tăng áp cho toàn hệ thống trong nhà, thì hãy lắp máy cho từng thiết bị riêng như: Vòi sen, máy giặt, bình nước nóng lạnh,…
Bạn nên lựa chọn máy bơm tăng áp có công suất nhỏ để có thể phù hợp với khả năng hoạt động của các thiết bị.
Lắp máy bơm tăng áp cho từng khu vựcBạn nên lắp máy bơm tăng áp tại các khu vực cần sử dụng nguồn nước nhiều như nhà tắm, khu vườn cây,… để áp lực nước đủ mạnhcho bạn dễ dàng thực hiện công việc.
Cách tăng áp lực nước không cần máy bơm Vệ sinh đường ống nướcTrước tiên, bạn hãy kiểm tra lại tất cả các van khóa nước có gặp sự cố hay không. Sau đó, hãy xả hết tất cả vòi nước và xem xét có bị đóng cặn hay rác làm cản trở đường lưu thông.
Bạn có thể dùng các phương pháp làm sạch đường ống như: Kết hợp nước nóng và giấm ăn, các hoá chất chuyên dụng,… đổ xuống đường ống nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng vệ sinh đầu vòi nước thường xuyên để đảm bảo quá trình sử dụng được dễ dàng.
Lắp ống thông hơi cho bồn nướcỐng thông hơi bồn nước là hệ thống thoát khí, có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình điều chỉnh và chiết xuất áp lực cho bồn chứa nước. Vì vậy, bạn cần lắp ống thông hơi cho bồn nước nếu chưa có.
Cải tạo đường ống nước trong nhà– Đường ống dẫn nước không được quá vòng vèo: Bạn nên tính toán xây các nhà vệ sinh nằm trên cùng 1 trục (cùng 1 hộp gen).
Nếu có nhiều nhà vệ sinh trong cùng 1 tầng thì hãy bố trí nhiều hộp gen. Trục ống dẫn nước chính từ trên xuống nên thu hẹp dần bằng cách giảm đường kính ống.
– Sử dụng kích thước ống nước đúng: Bạn không nên sử dụng ống có đường kính quá lớn. Sau bồn chứa có thể đi ống 34mm và giảm dần xuống 27mm. Và khi xuống đến tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm.
Các ống chạy theo chiều ngang không nên lớn hơn 21mm. Đường ống từ bồn nước lạnh cấp xuống không dùng co 90 mà nên đi bằng co 45. Điều này sẽ giảm ma sát, nước sẽ chảy nhanh và mạnh hơn.
– Kiểm tra, bảo trì ống nước thường xuyên: Bạn có thể kiểm tra ống nước thường xuyên để vệ sinh cũng như là bảo quản đường ống nước. Nếu bên trong ống bị đóng vôi hay nứt vỡ, bạn hay thay thế nó ngay lập tức.
Advertisement
Hàn thêm chân đế cho bồn nước
Bạn có thể nâng độ cao bồn nước bằng cách hàn thêm chân đế cho các bồn nước. Đối với máy nước nóng năng lượng mặt trời, bạn cần đảm bảo phải cao hơn 3m.
Sữa Cho Bà Bầu 2 Tháng Đầu Thai Kỳ
Sự phát triển của thai nhi 2 tháng đầu tiên như thế nào?
Thời điểm 2 tháng đầu tiên trôi qua, lúc này em bé của mẹ đã bắt đầu hình thành tai, lưỡi, chân tay thì đang dài ra và bắt đầu nhìn thấy được từng ngón tay chân qua hình ảnh siêu âm, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của não bộ làm cho đầu của em bé to hơn hẳn.
Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, em bé sẽ phát triển nhanh hơn, các bộ phận cũng bắt đầu hình thành và phát triển hơn. Như vậy các mẹ cũng hiểu được sự cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng cho con trong thời điểm này. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, giữ cho tinh thần vui vẻ thoải mái ra thì mẹ bầu cũng đừng quên nạp thêm năng lượng bằng việc uống sữa bầu mỗi ngày. Sữa bầu chứa rất nhiều dưỡng chất bao gồm khoáng chất, vitamin tốt cho cả mẹ và em bé.
2 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén nên dễ thiếu chất nên sữa bầu sẽ giúp mẹ đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nên chọn loại sữa cho bà bầu 2 tháng đầu thai kỳ?
Trong thời điểm 2 tháng đầu tiên, các mẹ bầu cũng bắt đầu có những dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, vì thế mà 2 ly sữa bà bầu mỗi ngày giúp mẹ khỏe khoắn hơn. Các mẹ có thể uống sữa tươi hoặc sữa bột đều được, tùy vào sở thích của từng mẹ.
Trong sữa bột có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… những chất này rất cần thiết cho quá trình hình thành những cơ quan mới và phát triển trí não cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Một trong số loại sữa cho bà bầu 2 tháng được nhiều bà mẹ tin dùng là dòng sữa Optimum Mama Gold của thương hiệu sữa Vinamilk. Trong thành phần của sữa Optimum Mama Gold có chứa:
DHA, cholin, axit folic, I-ot rất cần thiết cho sự phát triển não b của thai nhi, 2 tháng đầu tiên não bộ bé phát triển mạnh, vì thế bổ sung càng sớm càng tốt.
Men vi sinh BB-12TM & LGGTM, chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu (mẹ bầu thường xuyên bị táo bón, những thành phần này hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ tốt hơn, hấp thu đủ chất dinh dưỡng);
Sắt, canxi, vitamin D3, selen giúp tăng cường sức đề kháng tránh những bệnh vặt do thời tiết và ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu cho mẹ trong suốt thời gian mang thai và sau sinh.
Như vậy, với chức năng 2 trong 1 vừa khỏe mẹ vừa tốt cho bé là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những bà mẹ đang mang thai, đặc biệt là giai đoạn mang thai 2 tháng đầu tiên, các mẹ phải nhớ uống sữa bầu càng sớm thì càng tốt cho con.
Optimum Mama Gold – sữa cho bà bầu 2 tháng có khởi đầu thai kỳ hoàn hảo
Ngoài sữa bột thì bà bầu mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì? Các mẹ có thể lựa chọn sữa tươi, sữa tươi cũng được xem là sữa cho bà bầu 2 tháng. Sữa bột có chứa nhiều chất dinh dưỡng như lại hơi khó uống cho nên nhiều mẹ chọn uống sữa tươi để thay thế và tiện lợi hơn, có thể chọn loại sữa tươi ít đường hoặc không đường đều tốt.
Ở tháng thứ 2, mẹ bầu có thể linh hoạt lựa chọn sữa tươi hoặc sữa bột dành cho bà bầu đều được, tùy vào sở thích, khẩu vị của từng mẹ.
Ngoài sữa bầu, mẹ có thể uống sữa tươi để đổi vị
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé mà mẹ nên biết cách bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý và đúng thời điểm thì mới phát huy được hết tác dụng.
Như vậy chúng ta đã giải đáp được câu hỏi mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì? Các mẹ yên tâm sử dụng sữa bà bầu Optimum Mama Gold của Vinamilk – thương hiệu sữa uy tín hàng chục năm nay tại Việt Nam hoặc sữa tươi để tạo điều kiện cho em bé phát triển toàn diện, sẵn sàng một sức khỏe tốt để chào đời.
Thực Phẩm Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung những thực phẩm gì? Ở giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý gì khi lựa chọn thực phẩm?
1. Trứng
Các món ăn được chế biến từ trứng không thể nào thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Vì đây là nguồn protein dồi dào, lại chứa nhiều vitamin D vô cùng tốt cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Theo kinh nghiệm dân gian, với hàm lượng protein cao hơn trứng gà, trứng ngỗng rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, khi phân tích đến những thành phần khác thì trứng ngỗng ít dinh dưỡng hơn. Do đó trứng gà vẫn là lựa chọn tối ưu cho bà bầu.
2. Cá hồi
Cá hồi được khuyến khích nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu. Do trong cá hồi có chứa axit béo không no – rất tốt cho trí não của bé. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại cá này hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, nguồn DHA có trong cá hồi cũng giúp ổn định tâm trạng, nhất là vào giai đoạn 3 tháng đầu bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén.
3. Quả cam
Loại trái cây tráng miệng tuyệt vời trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Với hàm lượng vitamin C cao giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, giúp hỗ trợ sự hình thành, phát triển của xương và cơ của thai nhi. Mặt khác, cứ trung bình một quả cam cung cấp khoảng 50mcg axit folic cho cơ thể. Theo khuyến cáo, bà bầu nên cung cấp 400mg folic vào cơ thể. Vì axit folic rất cần cho sự phát triển não bộ và cột sống của thai nhi.
4. Họ hàng nhà đậu
Thực phẩm họ đậu luôn là nguồn đạm tuyệt vời cho các bà bầu. Protein có trong đậu vừa cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ, vừa hỗ trợ phát triển mô và cơ cho thai nhi. Ngoài ta trong đậu còn chứa nhiều khoáng chất: canxi, kali, kẽm, vitamin B6…Điều đặc biệt, thành phần kẽm trong đậu giúp hạn chế nguy cơ sinh non. Do đó, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự…nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
5. Bắp cải
Thêm một loại thực phẩm nữa chứa nhiều chất béo có lợi cho não – bắp cải. Loại rau này rất quen thuộc và không hề khó tìm. Bổ sung những món chế biến từ bắp cải đồng nghĩa với việc bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Với lượng chất xơ cao, ăn bắp cải giúp các mẹ dễ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
Hầu hết các chị em phụ nữ đều bị ám ảnh bởi cơn nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, các mẹ bầu hãy xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hoàn hảo, lựa chọn những thực phẩm “vàng” như trên để sẵn sàng vượt qua cơn ốm nghén một cách dễ dàng nhất.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Bị Viêm Họng Nên Uống Nước Gì?
Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu không muốn ăn uống gì? Ngoài việc lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể như:
– Các thực phẩm chứa kẽm ( ngao, ốc, củ cải trắng, rau chân vịt, thịt bò, trứng… );
– Bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, chuối làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
– Lựa chọn các thức ăn ít dầu mỡ giảm cảm giác khó chịu cho cổ họng
– Ăn thức ăn giàu chất xơ, dinh dưỡng cao làm giảm đau hiệu quả
Viêm họng nên uống gì?
1. Nước lọc
Thức uống hàng ngày không thể thiếu (Ảnh Internet)
Uống nước đúng cách giúp thanh lọc, giải độc, giữ ẩm cho cơ thể. Việc uống nước vào thời điểm thích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh viêm họng nên uống nhiều nước mổi ngày để làm giảm bớt triệu chứng đau họng.
Tuy nhiên, với người đang bị viêm họng thì nên uống nước ấm 2 lít/ngày để giúp làm ẩm, loãng đờm nhầy dễ dàng đào thải khiến người bệnh dễ chịu hơi.
2. Nước ép
Nước ép rất tốt cho sức khỏe đặc biệt với người bị viêm họng (Ảnh Internet)
Có rất nhiều loại nước ép mà chúng ta ưa thích, người bình thường có thể lựa chọn hàng ngày. Còn đối với người viêm họng, lời khuyên nên uống nước ép cà rốt với công dụng làm dịu cổ họng khi viêm, đau. Có thể sử dụng vào buổi tối, vừa làm đẹp da, ngủ ngon lại đẩy lùi viêm họng.
3. Nước gừng
Gừng kết hợp mật ong uống vào mỗi buổi sáng tốt cho sức khỏe (Ảnh Internet)
Nếu không quen, bạn có thể pha thêm chút mật ong và uống vào buổi sáng rất tốt.
4. Nước chanh
Chanh có rất nhiều công dụng như: giảm stress, thải độc cơ thể, giảm giãn tĩnh mạch, điều hòa huyết áp, làm trắng da, ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng và chống lại các bệnh cảm … Do đó, nước chanh cũng là một phương án để trả lời cho câu hỏi “viêm họng nên uống gì?”
Sử dụng nước chanh có thể giảm viêm họng (Ảnh Internet)
Sử dụng nước chanh giúp làm giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cổ họng, chống viêm và điều trị bệnh viêm họng hiệu quả. Mỗi ngày nên uống 1 cốc nước chanh ấm, thêm 1 chút gừng, mật ong là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu cho cả ngày rồi.
5. Nước là tía tô
Tía tô có tính ấm được trồng nhiều tại Việt Nam vừa có thể làm rau vừa có tác dụng như một vị thuốc chữa cảm cúm, ho. Bởi thế, người bị viêm họng có thể sử dụng nước lá tía tô xay nhuyễn để uống. Sau vài ngày sử dụng có thể thấy được hiệu quả của nó.
Lá tía tô có nhiều công dụng hữu hiệu, là vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều (Ảnh Internet)
6. Nước trà
Trà quế, trà xanh cũng có những tác dụng hữu hiệu cho người viêm họng. Một ngày bạn có thể sử dụng một cốc trà quế hoặc trà xanh nóng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm đau rát và khó chịu ở cổ họng.
Sử dụng trà xanh thanh lọc, giải độc cơ thể (Ảnh Internet)
Một vài lưu ý khi điều trị viêm họng
Bạn biết rằng thức uống là cách trị đau họng an toàn và hiệu quả nhất và dễ sử dụng, nhưng làm sao để áp dụng hiệu quả thì cũng cần lưu ý:
– Kiên trì và sử dụng với một lượng phù hợp để có hiệu quả tốt nhất
– Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp
– Súc miệng nước muối thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
– Nghỉ ngơi hợp lý, đủ giấc
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Hư Chuyện Bà Bầu Uống Nước Tăng Lực Bị Sẩy Thai trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!