Bạn đang xem bài viết Sổ Bụng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sổ bụng thường nhận biết rõ khoảng tháng 2-3 thai kì. Để trị sổ bụng sau sinh, bạn cần tập luyện, có chế độ ăn uống khoa học hoặc có thể dùng phẫu thuật.
Dấu hiệu của sổ bụngTích tụ mỡ gây nên hiện tượng béo bụng, nhưng còn một nguyên nhân vô cùng quan trọng khác là do 2 cơ ở bụng bị tách ra làm đôi. Tiếng Anh gọi hiện tượng này là Diastatic Recti hay Ab Muscle Seperation. Bình thường cơ bụng trái và cơ bụng phải được giữ với nhau bởi các mô, làm nhiệm vụ giữ nội tạng nằm yên trong bụng. Khi cơ bụng 2 phía bị tách xa nhau thì coi như nội tạng cũng đang bị tung ra tứ phía, gọi là hiện tượng xổ bụng.
Đối tượng nào dễ bị sổ bụng?Phụ nữ sau sinh không phải ai cũng bị xổ bụng. Nó xảy ra ngay cả với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Bạn có thể rơi vào hiện tượng xổ bụng này lần nữa nếu:
Béo bụng.
Tập tạ không đúng cách.
Thực hiện các bài tập cơ bụng quá sức và không phù hợp.
Phụ nữ đang mang thai.
Nguyên nhân sổ bụng phổ biến ở mẹ bỉm sữaCơ bụng của mỗi phụ nữ sẽ mở rộng và kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ mang thai không tránh khỏi hiện tượng này. Tuy nhiên, sự kéo căng cơ bụng khi mang thai là điều hết sức bình thường. Hiện tượng xổ bụng chỉ xảy ra nếu cơ bụng không thể đóng lại được sau khi sinh 6-8 tuần. Không phải mẹ nào cũng bị xổ bụng sau khi sinh.
Nếu sau 6-8 tuần mà hiện tượng này không biến mất thì bạn cần có những biện pháp cụ thể để làm biến mất “cái túi” treo trước bụng bạn.
Các yếu tố tăng nguy cơ xổ bụng trong thai kỳXổ bụng thường phát triển mạnh vào tháng 2 – 3 của thai kỳ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xổ bụng thường là:
Tăng cân quá nhiều khi mang thai.
Mẹ trên 35 tuổi.
Mang đa thai.
Mang thai liên tiếp trong vòng 1 năm.
Đau xương chậu.
Để cơ bụng phải và trái cách nhau 2,5 cm thì sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ này với cơ xương cơ chậu có thể gây đau lưng, táo bón… Vì thế, việc bạn đang cố gắng nhịn ăn hay tập luyện sai cách đều không thể giải quyết được vấn đề.
Làm sao biết mình đã bị xổ bụng hay chưa?Bạn hãy nằm co chân và nâng vai, lấy ngón tay ấn vào giữa bụng phần trên rốn. Nếu có khoảng cách giữa hai cơ thì có nghĩa là bạn đã bị xổ bụng khi mang thai, khoảng cách có thể là 1, 2 ngón tay nhưng cũng có thể là cả nắm đấm tay, càng rộng thì xổ bụng càng nghiêm trọng.
Bí quyết ngăn ngừa sổ bụng trong thời kì mang thaiBạn hoàn toàn có thể phòng tránh được hiện tượng này, và hãy nhớ, phòng tránh bao giờ cũng tốt hơn, dễ dàng hơn là việc chữa trị “sự đã rồi”.
Tập thể dụcViệc tập thể dục đúng cách giúp chị em phòng tránh được hiện tượng xổ bụng sau sinh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ cho thấy, 90% phụ nữ không tập thể dục sẽ bị xổ bụng.
Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳMỗi thai kỳ chỉ cần tăng 10 – 15 kg là mức ổn định, phòng tránh xổ bụng không thuốc chữa cho chị em.
Kiểm tra khung xương chậu thường xuyênĐiều này vô cùng quan trọng, giúp bạn điều chỉnh nhanh khi khung xương chậu có vấn đề. Nếu bạn bị đau xương chậu mà phải mang vác nặng thì sẽ đẩy tử cung chống vào thành bụng, gây xổ bụng.
Tránh các bài tập làm xổ bụng thêm trầm trọngNhững bài tập này có thể gây xổ bụng ngay tháng đầu tiên của thai kỳ và ngay lập tức sau khi sinh. Các bài tập đứng lên ngồi xuống, gập bụng nâng cả chân và vai, vặn mình, nâng hai chân lên và các động tác yoga không làm tình trạng tốt hơn mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Tập bụng ngangBài tập này cần được tập nhiều vào suốt thai kỳ. Bạn cần nằm co chân, sau đó nâng vai lên và ấn ngón tay vào giữa bụng ở phần trên rốn.
Sổ bụng sau sinh: Làm sao để hết?Nếu khoảng cách quá rộng thì bạn có thể tiến hành bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, người bị ít thì sau một thời gian sẽ tự liền được. Thực tế là phụ nữ ở bất cứ lứa tuổi nào, sinh con bao nhiêu lần đều có thể lành lại được. Khoảng cách giữa 2 cơ này dưới 2 ngón tay thì có nghĩa là nó đang dẫn đến lại. Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện của bạn có đúng cách không. Còn nếu đã có chế độ hợp lý mà tình hình không cải thiện thì bạn cần đến gặp bác sĩ trị liệu ngay.
Với tất tần tật kiến thức về sổ bụng sau sinh ở trên, các mẹ bỉm sữa đã có ngay cẩm nang làm đẹp của riêng mình. Vậy còn chờ gì nữa mà không lên kế hoạch lấy lại vóc dáng chuẩn của mình nhanh nhất sau khi sinh. Đừng quên, rèn luyện tích cực và ăn uống khoa học để có hiệu quả nhất!
Tu khoa:
sổ bụng sau sinh làm sao để hết
sổ bụng sau sinh mổ
cách làm bụng nhỏ nhanh nhất
nịt bụng sau sinh đúng cách
Đăng bởi: Hiếu Nguyễn
Từ khoá: Sổ bụng sau sinh: nguyên nhân và cách trị
10 Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Bạn Nên Biết
Sinh con là thiên chức lớn lao và là niềm hạnh phúc lớn lao của người làm mẹ. Nhưng sau khi sinh người phụ nữ phải đối mặt với không biết bao nhiêu là khó khăn như hay quên, đau, mệt mỏi và nguy hiểm nhất là mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm là căn bệnh tâm lí khiến cho người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng, hay cáu gắt và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mẹ và bé. Vậy vì đâu mà phụ nữ mắc bệnh này và cách điều trị tốt nhất để tránh căn bệnh này ám ảnh.
Tiếp xúc với thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn địnhNguyên nhân:
Khi phụ nữ sau sinh tiếp xúc và chăm sóc người bị bệnh trầm cảm. Phụ nữ sau sinh do đang trong giai đoạn mẫn cảm, tâm lý bị thay đổi và chưa được ổn định nên cảm xúc, suy nghĩ của người bị trầm cảm có thể tác động rất lớn tới tâm lý của phụ nữ sau sinh. Như vậy, phụ nữ sau sinh không đủ tâm lý vững vàng để có thể đưa ra lời khuyên hay ổn định cảm xúc, dẫn đến họ có thể bị căng thẳng và có nguồn năng lượng tiêu cực hơn.
Cách điều trị:
Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực.
Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ.
Nên cách xa nguồn cảm xúc tiêu cực trong thời gian sau sinh để tranh bị ảnh hưởng.
Có bệnh sử bị trầm cảm
Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường. Sau khi sinh, người mẹ do bọ đột thay đổi cuộc sống khiến chứng trầm có thể quay lại hoặc dễ tái phát. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình làm cho người phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm vừa đến nặng được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, hoặc cả hai và đôi khi trị liệu bằng liệu pháp shock điện.
Khuyến khích mẹ bầu sau ở cữ nên tăng dần các hoạt động đơn giản như tập thể dục, đi bộ, yoga,… và tương tác xã hội phải được cân bằng với sự thừa nhận mong muốn tránh các hoạt động.
Có bệnh sử bị trầm cảm
Yếu tố di truyền
Tốt nhất lúc này chính là sống khoa học, môi trường sống lành mạnh, luôn vui vẻ, có thể dùng thuốc chống trầm cảm. Để ý những dấu hiệu sớm nhất để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời dấu hiệu của bệnh. Cùng người thân động viên chia sẻ vượt qua giai đoạn khó khăn và căn bệnh nguy hiểm này.
Làm việc quá tải và thiếu sự quan tâm
Nhiều người phụ nữ mặc dầu mới sinh xong, cơ thể còn rất yếu nhưng phải làm rất nhiều công việc quá tải mà không được giúp đỡ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đơn độc và thiếu hứng thú sống. Họ dù cơ thể yếu nhưng đã phải làm rất nhiều việc nặng quá sức, cơ thể lúc nào cũng có một gánh nặng đè nặng. Những người thân, bạn bè, đặc biệt là chồng thiếu sự quan tâm, chia sẻ cho họ khiến họ suy nghĩ mệt mỏi và mắc phải căn bệnh trầm cảm là điều dễ hiểu.
Giải pháp hiệu quả đó là phải nghỉ ngơi hợp lí, dành thời gian cho giấc ngủ, hạn chế làm các công việc nặng, đừng làm quá nhiều công việc trong một ngày. Những người xung quanh cần luôn tâm sự, chia sẻ, quan tâm, động viên họ để họ vượt qua giai đoạn này.
Thiếu dinh dưỡng
Sau khi sinh con người mẹ dành hầu hết thời gian, sức lực vào việc chăm sóc đứa trẻ mà quên đi bản thân. Những người phụ nữ không chú trọng chăm sóc bản thân, không ăn uống đầy đủ, không ăn đúng giờ đúng giấc và không đủ chất khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, cơ thể thiếu đi sức lực, suy nhược khiến lúc nào cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và hệ lụy tiếp theo chính là trầm cảm.
Thiếu dinh dưỡng
Khó khăn trong việc chăm sóc con
Những đứa trẻ sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì người mẹ đỡ phải gánh chịu áp lực. Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra không may bị dị tật, mắc bệnh, ốm đau, lười bú, quấy khóc khiến người mẹ lúc nào cũng căng như dây đàn vì áp lực, vì suy nghĩ. Con không được khỏe mạnh, ngoan ngoãn khiến mẹ mất ngủ, khiến người mẹ cảm thấy mình bất lực, vô tích sự và dần dần mất hứng thú với cuộc sống.
Lúc này là lúc người mẹ cần nhất sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè đặc biệt là chồng để cùng hỗ trợ chăm sóc đứa trẻ, hướng dẫn người mẹ chăm sóc con, động viên người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu đứa trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng hãy đưa đến gặp bác sĩ để bác sĩ giúp đỡ, hỗ trợ và có cách điều trị hiệu quả.
Lo lắng quá nhiều
Lo lắng quá nhiều, lo lắng về kinh tế, về thân hình xồ xề đầy mỡ, về sức khỏe của con, về chuyện gia đình… khiến người phụ nữ suy nghĩ, áp lực và dần dần họ cảm thấy bất lực, mệt mỏi đè nặng không sao thoát ra được. Họ lúc nào cũng cảm thấy có gánh nặng rất lớn đè lên mình và lo lắng đó khiến họ không ăn được, không ngủ được và dần dần trầm cảm lúc nào không hay.
Lúc này quan trọng là ở bản thân người bệnh phải để tâm lí mình thật thoải mái, hãy suy nghĩ tích cực bởi không có vấn đề gì không giải quyết được. Có thể chia sẽ nổi lo lắng của mình với bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lí để họ cho bạn các lời khuyên hữu ích giúp bạn vững vàng trong tâm lí và thoải mái nhìn nhận mọi việc.
Lo lắng quá nhiều
Bạo hành hoặc mâu thuẫn gia đình
Người phụ nữ sau sinh có tâm lí hết sức nhạy cảm và hay suy nghĩ lung tung. Nếu họ có tiền sử bị bạo hành và sau khi sinh họ tiếp tục bị bạo hành hoặc trường hợp có mâu thuẫn nào đó trong gia đình không được giải quyết khiến họ căng thẳng và mắc bệnh. Những phụ nữ sống trong gia đình không yên ấm, vợ chồng thường xuyên xung đột, cãi vã, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không được giải quyết khiến họ luôn căng thẳng mệt mỏi sẽ kéo theo bệnh trầm cảm.
Trường hợp này quan trọng nhất là vai trò của người thân, chồng và những thành viên khác trong gia đình. Phải kịp thời can thiệp, ngăn chặn bạo hành, giải quyết các mâu thuẫn đừng để những mâu thuẫn dồn nén. Phải tạo một môi trường văn hóa, khoa học, tràn đầy tình yêu thương nhằm giúp mẹ khỏe, con khỏe.
Sinh con ngoài ý muốn
Sinh con ngoài ý muốn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ sinh con ngoài ý muốn có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm lên đến 85%. Sinh con ngoài ý muốn khiến họ chịu áp lực rất lớn, họ luôn căng thẳng và lo lắng, tâm lí không ổn định. Những người phụ nữ còn quá trẻ chưa sẵn sàng làm mẹ, những người phụ nữ vì một lí do nào đó mà phải sinh con như bị cưỡng hiếp, bị ép buộc, tâm lí không được giải tỏa khiến họ trầm cảm. Có một trường hợp nữa gây trầm cảm rất nhiều đó là sinh con không như ý, những người phụ nữ bị áp lực phải sinh một thằng con trai nối dõi nhưng sinh liên tiếp con gái khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và mắc phải căn bệnh này.
Gặp phải trường hợp này những người xung quanh phải luôn động viên kịp thời, người chồng không được tạo áp lực và phải luôn động viên vợ mình. Bản thân người bệnh phải đối mặt và cố gắng nhìn nhận mọi việc nhẹ nhàng nhất có thể. Hãy nghĩ mình may mắn hơn hàng vạn người khác muốn có con mà không thể có hoặc hãy nghĩ con chính là thiên thần nhỏ mà thượng đế phái xuống cho chúng ta và có thiên thần này không còn gì là khó khăn, chán nản nữa.
Thay đổi nội tiết
Khi sinh con xong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cơ thể bỗng dưng mất đi một lượng lớn progesterone và estrogen khiến cho hóc môn tuyến giáp bị tác động, thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, buồn chán và khó điều chỉnh được tâm trạng.
Thêm nữa sau sinh huyết áp, lượng máu và nhiều thứ khác trong cơ thể thay đổi khiến bạn mệt mỏi, nhạy cảm và dễ thay đổi cảm xúc và gây ra trầm cảm.
Nhanh chóng bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố như đậu nành, quả óc chó. Có thể dùng các loại thuốc bổ sung giúp cân bằng huyết áp, lưu lượng máu và nội tiết để cơ thể không bị thiếu hụt thành phần gì và trở nên khỏe mạnh.
Thay đổi nội tiết
Sau sinh áp lực, mệt mỏi, đau đớn, xuống sắc và hơn thế nữa là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm mà phụ nữ phải trải qua khi sinh con. Bản thân và những người xung quanh cần có những giải pháp hợp lí giúp phụ nữ vượt qua để đảm bảo sức khỏe, tâm lí cho cả hai mẹ con.
Đăng bởi: Ngô Khánh Linh
Từ khoá: 10 nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất bệnh trầm cảm sau sinh bạn nên biết
Đa Nhân Cách Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Bệnh đa nhân cách là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?
Rối loạn đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (thường gọi tắt là DID). Đây vốn là một bệnh lý vô cùng phức tạp gây nhiều tranh cãi cho các chuyên gia tâm lý.
Bệnh đa nhân cách là gì?Nhân cách là đặc tính giúp phân chia các nhóm tính cách của con người trong xã hội. Nó đại diện cho các mẫu suy nghĩ, phản ứng, nhận thức và các mối quan hệ mang tính chất tương đối ổn định theo thời gian.
Bệnh đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng nhiều đến hành vi và thái độ của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ xuất hiện và tồn tại song song nhiều hơn hai nhân cách. Trong đó có 1 nhân cách bình thường (là nhân cách thật của người bệnh) và các nhân cách về bệnh lý. Cụ thể:
Nhân cách bình thường: Là nhân cách thường ngày của người bệnh, thể hiện ở sự tuân thủ đạo đức xã hội và pháp luật hiện hành.
Nhân cách bệnh lý: Là nhân cách bất bình thường, thể hiện ở những phản ứng và cách cư xử hoàn toàn khác biệt với tính cách bình thường.
Thông thường, khi một nhân cách nào đó đang giữ vai trò ngự trị, người bệnh sẽ không thể nhớ ra rằng mình đã làm những gì khi ở nhân cách cũ. Chính vì thế, bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Lúc này, người bệnh thường nghĩ rằng mình đã đi ngủ trong khoảng thời gian đó.
Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn đa nhân cách là một dạng tách biệt bản thân với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Khi con người gặp phải những tổn thương trong quá khứ mà khó có thể vượt qua trong cả hiện tại và tương lai thì một số trường hợp sẽ tự bảo vệ bản thân bằng cách tách mình ra khỏi những suy nghĩ, cảm xúc hiện tại để tạo ra một bản thể mới.
Có thể nói, đây là một quá trình khiến tâm lý người bệnh mất kết với nhân cách của chính bản thân mình. Việc tạo ra một bản thể mới với ký ức tính cách khác có thể giúp con người giảm đi căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống hiện tại.
Đáng chú ý, các bản thể mới sinh ra không phải là một nhân cách hoàn chỉnh với đầy đủ ký ức mà nó chỉ là những mảnh tính cách rời rạc ở từng thời điểm. Tuy nhiên, thông thường sẽ luôn có một bản thể chính mang tên thật của người bệnh. Bản thể này sẽ không biết đến sự tồn tại của các bản thể khác mà chỉ nhận thức được khi được người thân kể lại.
Quá trình một bản thể mới chiếm quyền kiểm soát tâm lý, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân gọi là sự chuyển đổi nhân cách. Việc chuyển đổi này diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng vài ngày, vài phút hoặc thậm chí vài giây. Khi có sự tác động mạnh từ môi trường, sự kiện hoặc con người xung quanh quá trình này có thể xảy ra rất bất ngờ.
Ban đầu, người bệnh thường chỉ bộc phát ra từ 2 đến 4 bản thể khi được thăm khám. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể tìm ra vô số các bản thể khác với nhiều nhóm tính cách khác nhau.
Rối loạn nhân cách thường biểu hiện rõ ràng nhất ở cuối độ tuổi vị thành niên hay đầu độ tuổi người lớn. Các đặc tính và các triệu chứng bệnh cũng khác nhau đáng kể ở từng thời kỳ.
Bệnh đa nhân cách có gây nguy hiểm không?Vậy rối loạn đa nhân cách có nguy hiểm không? Câu trả lời chính là vô cùng nguy hiểm. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người mắc rối loạn đa nhân cách chiếm tới 0,01% đến 1% dân số toàn thế giới. Đây là căn bệnh phải kiên trì thực hiện hiện điều trị trong thời gian dài với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên việc chữa trị dứt điểm là rất khó khăn.
Rối loạn đa nhân cách trước tiên sẽ làm tác động và làm xáo trộn toàn bộ cuộc sống, thói quen và hành vi của người bị bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị nhiều nhân cách chi phối, thì rất có thể họ có thể làm ra những việc gây hại cho bản thân, cho người khác và cả xã hội.
Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này đó chính là trường hợp của hai tên tội phạm khét tiếng Kenneth Bianchi và Angelo Buono. Do mắc chứng rối loạn đa nhân cách, hai tên này đã thực hiện tới 10 vụ án mạng tại Los Angeles chỉ từ tháng 10/1977 đến tháng 2/1978.
Theo các chuyên gia tâm lý, mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn đa nhân cách sẽ phụ thuộc vào các nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Trong đó có 3 nhóm chính là:
Nhóm A: Gồm rối loạn nhân cách thể phân liệt, nhân cách thể phân lập và nhân cách hoang tưởng.
Nhóm B: Gồm rối loạn nhân cách chống xã hội, nhân cách ranh giới và nhân cách ái kỷ.
Nhóm C: Gồm rối loạn nhân cách tránh né (AVPD), nhân cách phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế.
Phân biệt tâm thần phân liệt và đa nhân cáchNhiều người cho đến hiện tại vẫn thường nhầm lẫn hoặc đồng nhất tâm thần phân liệt với rối loạn đa nhân cách. Thực tế đây lại là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau.
Tâm thần phân liệt: Đây là một chứng bệnh về tâm lý đặc biệt nghiêm trọng. Những người mắc phải tình trạng này không có nhiều bản thể và có ký ức rất liền mạch về các sự kiện đã xảy ra với bản thân. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này chính là gặp ảo giác: Nghe, nhìn thấy những âm thanh, hình ảnh không có thật nhưng lại tin và suy nghĩ về những điều đó.
Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn về tâm lý làm ảnh hưởng tới hành vi, cách ứng xử của người bệnh. Những người mắc bệnh lý này thường có nhiều hơn 2 bản thể. Đôi khi họ có có những khoảng trống trong ký ức của mình do sự chuyển đổi nhân cách thống trị. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh rối loạn đa nhân cách chính là mỗi bản thể có tính cách, suy nghĩ hoàn toàn tách biệt.
Nguy cơ tự tử: Theo các chuyên gia tâm lý thì cả bệnh nhân rối loạn đa nhân cách hay tâm thần phân liệt đều dễ có ý định tự tử. Tuy nhiên, người mắc chứng rối loạn đa nhân cách thường dễ tự tử so với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân cáchNhận biết chính xác nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân quyết định nhiều tới hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Nguyên nhânY học hiện đại chưa thể chỉ ra được chắc chắn nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, một số giả thuyết đã được các bác sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý đặt ra giúp phát hiện ra rằng bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở những người:
Từng trải qua tổn thương nghiêm trọng và khó quên trong quá khứ (nhất là thời thơ ấu) như: Bị ngược đãi, đánh đập, bị lạm dụng tình dục hay thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ,…
Do người bệnh gặp vấn đề về thần kinh, não bộ như: Bị chấn thương vùng não, não thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia tâm lý cũng đưa ra quan điểm rằng từ khi sinh ra, bản chất con người đã mang trong mình nhiều nhân cách khác nhau. Nếu được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường có đạo đức và lối sống chuẩn mực thì loại nhân cách tốt sẽ vươn lên thống trị, đè bẹp nhân cách xấu và ngược lại.
Tuy nhiên, nhân cách xấu chỉ bị áp chế chứ không hoàn toàn mất đi. Vì vậy, khi con người gặp một tác nhân nào đó kích động, nhân cách khác sẽ trỗi dậy. Lúc này bệnh đa nhân cách bắt đầu được hình thành.
Triệu chứngRối loạn đa nhân cách được chia thành nhiều nhóm và nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy triệu chứng của chứng bệnh này cũng có một số sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, đa số trường hợp người bệnh dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có những biểu hiện phổ biến như sau:
Biểu hiện của rối loạn nhân cách hoang tưởng
Biểu hiện đặc trưng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng là hoài nghi về người khác. Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng sẽ cố gắp tìm ra những mối nghi ngờ với những người xung quanh, đặc biệt là người thân. Đa số người bệnh đều cho rằng mọi người thường hay nói xấu và sỉ nhục mình.
Tâm trạng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường vui, buồn thất thường, đặc biệt là có xu hướng nhạy cảm thái quá với bất cứ sự từ chối nào. Họ rất hay chỉ trích, ganh tị thái quá với mọi người xung quanh. Vì những biểu hiện như vậy, người bệnh thường chỉ sống khép mình và không thể mở rộng được mối quan hệ với người khác.
Biểu hiện bệnh đa nhân cách phân liệt (Schizoid)
Bên cạnh đó người bị rối loạn nhân cách phân biệt cũng thường xuyên đa nghi với mọi thứ và tách biệt bản thân với thế giới bên ngoài cũng như cách mối quan hệ trong xã hội.
Đời sống của họ có thể nói là vô cùng nhàm chán và khô khan. Đáng chú ý, chuyện tình dục của người bệnh thường chỉ nằm trong trí tưởng tượng bởi họ chỉ chú ý đến cảm xúc của mình mà hoàn toàn không quan tâm đến đối phương.
Biểu hiện rối loạn nhân cách ranh giới Borderline
Rối loạn nhân cách ranh giới hay còn gọi là rối loạn nhân cách Borderline. Đây là một loại biến chứng xuất hiện khi người bệnh có sự tự nhận thức kém và bị rối loạn cảm xúc trống trải. Người bệnh thông thường có một số hành vi bốc đồng và các mối quan hệ bất ổn.
Dấu hiệu rõ nhất để nhận biết chứng bệnh rối loạn nhân cách ranh giới borderline là sự thường xuyên hoang tưởng và mất kết nối với thực tại. Ngoài ra, người bệnh cũng thường có suy nghĩ tự phá hủy bản thân mình.
Biểu hiện rối loạn nhân cách dạng Schizotypal
Người bệnh rối loạn nhân cách dạng Schizotypal có thể nói giống như những kẻ lập dị, họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có những mối quan hệ quá gần gũi. Người mắc bệnh này thường giữ khoảng cách với người xung quanh và cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp.
Đặc biệt người bị rối loạn nhân cách dạng Schizotypal thường có những suy nghĩ vô lý bất thường đồng thời tin vào những điều phi thực tế.
Biểu hiện bệnh đa nhân cách kịch tính Histrionic
Người bệnh bị đa nhân cách kịch tính thường không có tính kiên nhẫn, không gắn bó lâu dài với người hoặc một sở thích nào đó. Đặc biệt họ rất dễ bị ảnh hưởng và sai khiến từ người khác.
Người bệnh thường xuyên lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách nói dối hoặc nói những điều phi lý hay cách ăn mặc. Khi không được đối phương đáp lại, họ sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu thậm chí thực hiện hành vi trả thù. Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm nhiều loại cảm xúc mới hay giữ thái độ coi thường người khác.
Biểu hiện rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá
Đúng như tên gọi, người bị bệnh rối loạn đa nhân cách yêu bản thân thái quá chỉ yêu thích và thán phục bản thân mình một cách lập dị. Họ xem mình là trung tâm vũ trụ, luôn khao khát chiến thắng trong bất cứ trường hợp nào để mọi người xung quanh phải cung phụng, ngợi ca.
Tuy nhiên những người mắc bệnh này lại có sức quyến rũ rất mãnh liệt đồng thời có thể đưa ra những triết lý đặc biệt trong bất kì hoàn cảnh nào.
Chẩn đoán và cách điều trị bệnh đa nhân cáchNgười bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn đa nhân cách cần được thăm khám bác sĩ ngay để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả.
Hình thức chẩn đoánCách duy nhất để biết bạn có mắc bệnh đa nhân cách hay không là nhờ sự đánh giá của chuyên gia tâm lý. Bởi người mắc bệnh này không phải lúc nào cũng có thể nhớ được hoàn toàn ký ức khi họ bị chuyển đổi trạng thái tính cách nào đó. Chú ý, bạn đừng nên cố gắng chẩn đoán bệnh vì việc làm này chỉ khiến tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Khi các nhà nghiên cứu lâm sàng nghi ngờ người bệnh đang có một rối loạn nhân cách, họ sẽ đưa ra những đánh giá về khuynh hướng cảm xúc, nhận thức, tương tác cá nhân cũng như hành vi bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng phương pháp thực nghiệm.
Bên cạnh đó, vì nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thường bị thiếu sự nhận biết về tình trạng của họ nên bác sĩ có thể cần phải thu thập thông tin về tiền sử bệnh từ những người trước đây đã điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết thường xuyên liên hệ với họ cũng có thể được khai thác thông tin.
Việc chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách cần phải có thời gian. Đôi khi bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm bệnh này. Nguyên nhân đến từ việc nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo vấn đề khác giống như bệnh tâm thần như trầm cảm, stress, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên hoảng sợ.
Sự kết hợp của các triệu chứng này khiến bệnh rối loạn đa nhân cách dễ trùng lặp với các chứng rối loạn khác. Do đó bác sĩ sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn để theo dõi bệnh nhân để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Cách điều trị phù hợpThông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh đa nhân cách như sau:
Chữa đa nhân cách bằng liệu pháp tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ hướng đến các nhân tố bên trong, giúp bệnh nhân hiểu rõ những cảm xúc của mình.
Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi: Mục tiêu của cách điều trị này là hướng tới những khía cạnh đặc biệt của người bệnh như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, hay tình trạng rối loạn nhân cách. Tương ứng với những khía cạnh trên, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phân tích nhận thức hành vi biện chứng hay tâm lý trị liệu cho người bệnh.
Sử dụng liệu pháp cộng đồng: Việc người bệnh tham gia các khóa điều trị cộng đồng trong thời gian ngắn chỉ khoảng vài tháng cũng là biện pháp điều trị rối loạn đa nhân cách hiệu quả. Khi này, họ sẽ được khuyến khích sẻ chia, trải lòng về những cảm xúc, hành vi của mình. Đồng thời, người bệnh cũng có thể đưa ra cảm nhận về những hành vi của những người bệnh khác.
Sử dụng thuốc: Trên thực tế sẽ không có một loại thuốc đặc trị nào cho chứng rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thường được người bệnh sử dụng để cân bằng lại lượng hormone và hóa chất trong não. Cụ thể là thuốc chống trầm cảm (giúp cải thiện tâm trạng và nguy cơ tự tử); Thuốc an thần (Giúp cân bằng tâm lý cho người bị rối loạn đa nhân cách phân liệt hay hoang tưởng), thuốc chống kích động, lo âu,…
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì khi nói chuyện với người bị rối loạn đa nhân cách, chúng ta cũng cần chú ý tới lời nói và hành động. Hạn chế tối đa những va chạm không đáng có để tránh khiến người bệnh bị mất bình tĩnh, quá khích hay sợ hãi.
Bên cạnh đó, khi chứng kiến người bệnh chuyển đổi nhân cách, chúng ta cũng không nên hoảng loạn mà hãy giả vờ không biết và có thái độ bình thường.
Biện pháp phòng tránh bệnh đa nhân cáchTheo các chuyên gia tâm lý, những thay đổi tích cực trong lối sống sinh hoạt chính là biện pháp phòng chống bệnh rối loạn đa nhân cách hiệu quả nhất.
Hoạt động thể chất: Việc tập thể dục, yoga gay các môn thể thao có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng trầm cảm, stress hay chứng rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ giúp chống lại một số tác dụng phụ do thuốc tâm thần gây ra như tăng cân.
Tránh sử dụng thuốc lá, ma túy và rượu: Đây đều là những chất kích thích mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới sự mất cân bằng về tâm lý, cảm xúc.
Kiểm tra sức khỏe tâm lý định kỳ: Khi thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về tâm lý thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.
Chú ý đến dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn đa nhân cách: Lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, dễ bị kích động là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đa nhân cách. Khi có một trong những triệu chứng này trong thời gian dài, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị ngay.
Đơn giản hóa cuộc sống: Hạn chế việc gắng sức làm việc, hạ thấp tiêu chuẩn nào đó hay không gò bó, cứng nhắc trong nhiều vấn đề nếu như có thể là cách giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống. Qua đó giảm bớt sự lo âu, căng thẳng hay giận giữ.
Đọc sách, viết nhật ký: Đây là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hòa nhập với cộng đồng: Hãy cố gắng không để bản thân bị cô lập với cộng đồng, xã hội. Bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại cùng với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.
Ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ: Việc làm này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý mà còn bảo vệ và tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh đa nhân cách là một dạng bệnh lý phức tạp về tâm thần, nó gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh và cả những người xung quanh. Chính vì vậy, nếu phát hiện ra một dấu hiệu bất thường nào đó về tâm lý, hành vi hay cảm xúc, bạn nên tới thăm khám chuyên gia tư vấn để chẩn đoán chính xác bệnh.
Dương Vật Ra Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Dương vật ra mủ do rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến. Mỗi một nguyên nhân lại có thể có những triệu chứng khác đặc hiệu cho nó. Tuy nhiên, nhìn chung, triệu chứng chảy mủ từ dương vật thường được đánh dấu hoặc đi kèm bởi những dấu hiệu sau:
Chảy mủ ở lỗ sáo vào mỗi buổi sáng. Buổi sáng khi mới thức dậy, bệnh nhân sẽ thấy lỗ sáo chảy ra một chất nhầy màu trắng trong, đục hoặc vàng.
Dương vật chảy mủ kèm sưng đỏ. Dương vật chảy mủ có thể đi kèm với triệu chứng đỏ sưng dương vật. Một số trường hợp có thể mọc những nốt nhỏ sưng. Một số trường hợp đỏ sưng dương vật không đau nhưng đa số trường hợp kèm theo triệu chứng đau.
Đau dương vật.
Tiểu buốt, tiểu rát. Đây là một triệu chứng đi kèm phổ biến của chảy mủ dương vật. Người bệnh sẽ cảm thấy sót lỗ sáo. Họ có thể cảm thấy nhức mỗi lần đi tiểu, đau khi xuất tinh hoặc đau lâm râm kéo dài.
Đi lắt nhắt. Bệnh nhân có thể đi tiểu liên tục do tác nhân viêm kích thích niệu đạo liên tục. Bệnh nhân có thể có cảm giác mắc tiểu nhưng không có nước tiểu khi đi tiểu, tiểu ít mỗi lần đi tiểu.
Trong một số trường hợp, chảy mủ dương vật có thể là một tình trạng nghiêm trọng cần được cấp cứu. Đi khám ngay lập tức hoặc gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu người bệnh có chảy mủ dương vật kèm theo triệu chứng sau:
Sốt cao.
Đỏ và sưng lan ra bẹn.
Đau tinh hoàn dữ dội.
Dương vật ra mủ thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục gây ra viêm niệu đạo. Ngoài ra, một số nam giới chưa cắt bao quy đầu dễ bị viêm bao quy đầu. Tình trạng viêm còn có thể bị gây ra do tình trạng vệ sinh kém. Các chất kích thích từ xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh cũng có thể gây ra tình trạng chảy mủ dương vật.
Một số nguyên nhân gây ra chảy mủ dương vật gồm:
Bệnh lý Chlamydia. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Đây là căn bệnh chính yếu truyền nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Bệnh lý này sau khi mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 tuần. Người bệnh có thể có các triệu chứng như chảy mủ dương vật. Dịch có mùi hôi đồng thời kèm đau vùng bụng dưới. Đau lan ra sau lưng. Đau nhức mỗi lần đi tiểu,…
Bệnh nấm Candida.
Viêm bao quy đầu.
Bệnh lý lậu: dương vật chảy ra mủ còn có thể do nguyên nhân từ bệnh lậu. Lậu cầu có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng tinh hoàn, nhiễm trùng túi tinh,…
Viêm đường tiết niệu. Là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới. Nếu không chữa sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Ung thư dương vật. Tuy ít gặp nhưng ung thư dương vật cũng có thể gây ra tình trạng chảy mủ dương vật.
Các phương pháp điều trị dương vật ra mủ thường tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, thông thường nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy mủ dương vật là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó điều trị kháng sinh được lựa chọn trên cơ sở xét nghiệm STI. Đối với mỗi loại vi khuẩn khác nhau sẽ có các kháng sinh điều trị khác nhau. Điều trị căn bệnh này còn cần điều trị đối tác của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, chính đối tác của người bệnh là nguồn lây truyền bệnh cho người bệnh.
Các trường hợp chảy mủ dương vật không phải do các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể có cách điều trị khác. Đối với viêm bao quy đầu, nếu ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh bộ phận sinh dục thật tốt. Ngoài ra bệnh nhân có thể uống thật nhiều nước để đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Đối với những trường hợp viêm nặng, bệnh nhân có thể cần tiểu phẫu cắt bao quy đầu.
Tóm lại cách điều trị chảy mủ dương vật phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Vì vậy chi phí điều trị cũng thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Quan hệ tình dục an toàn, ít bạn tình.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Vệ sinh dương vật sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
Vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ mỗi khi tắm rửa.
Không sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh dương vật.
Tóm lại, dương vật ra mủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của bệnh nhân. Bệnh nhân cần đến các cơ sở uy tín để khám bệnh khi có các triệu chứng trên. Đồng thời thực hiện quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh dương vật cẩn thận sẽ là cách hiệu quả để phòng chảy dấu hiệu chảy mủ dương vật.
ThS.BS.CKI Trần Quốc Phong.
Lưỡi Bị Đen Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bạn có lẽ sẽ rất lo lắng, sợ hãi nếu thấy lưỡi bị đen nhưng đây thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Để ý kĩ có thể bạn sẽ thấy lưỡi trông như có nhiều lông hơn. Nhưng hãy yên tâm, chúng không phải là lông. Đây là những dấu hiệu của tình trạng đôi lúc còn gọi là lưỡi lông đen.
Lưỡi được bao phủ bởi hàng trăm các nhú nhỏ xíu gọi là nhú lưỡi. Thường thì chúng ta sẽ không để ý đến chúng nhưng khi các tế bào chết bắt đầu tập trung trên đỉnh các nhú lưỡi thì các nhú này trông có vẻ dài ra.
Các nhú dài này dễ bị nhuộm màu bởi vi khuẩn và các chất khác, làm cho lưỡi bị đen và trông có vẻ lông lá.
Vệ sinh răng miệng kém. Các tế bào chết dễ tích tụ trên lưỡi nếu bạn không đánh răng và chà lưỡi hay súc miệng thường xuyên.
Giảm tiết nước bọt. Nước bọt giúp bạn nuốt trôi đi các tế bào chết. Khi bạn không sản xuất đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ bám quanh lưỡi của bạn.
Chế độ ăn nhiều đồ lỏng. Ăn đồ ăn cứng giúp cạo bớt các tế bào chết ra khỏi lưỡi của bạn. Nếu chế độ ăn của bạn chủ yếu là đồ ăn lỏng thì điều này sẽ không xảy ra.
Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có tác dụng phụ là làm khô miệng, khiến tế bào chết dễ tích tụ lại trên các nhú lưỡi hơn.
Khi tế bào chết ứ đọng lại ở lưỡi, vi khuẩn và các chất khác có thể bị mắc vào đó. Điều này có thể làm cho lưỡi trông như có màu nâu sậm hoặc đen.
Các yếu tố khác góp phần làm cho lưỡi bị đen bao gồm:
Kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt lẫn xấu trong cơ thể. Điều này có thể gây mất cân bằng của vi khuẩn trong miệng, khiến cho một số loại nấm và vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Hút thuốc lá. Dù bạn hút thuốc hay nhai thuốc, thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất làm cho lưỡi bị đen. Thuốc lá rất dễ làm nhuộm màu các nhú mọc dài trên lưỡi.
Uống cà phê hoặc trà. Cà phê và trà cũng có thể dễ làm nhuộm màu các nhú lưỡi dài, đặc biệt nếu bạn uống các loại thức uống này nhiều.
Một số dung dịch súc miệng. Một số dung dịch súc họng sát khuẩn mạnh có chứa các chất oxi hóa có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng.
Thuốc Bismuth. Bismuth là thuốc thường dùng để điều trị bệnh đường tiêu hóa. Khi nó phản ứng với một số chất trong miệng, nó có gây nhuộm màu lưỡi, làm cho lưỡi bị đen.
Tình trạng lưỡi bị đen hoặc lưỡi có đốm đen thường không cần can thiệp gì quá nhiều. Trong phần lớn trường hợp, chải lưỡi mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng sẽ giúp loại bỏ tế bào chết và làm phai màu đen trong vòng vài ngày.
Nếu nghi ngờ lưỡi bị đen là do thuốc hay chế độ ăn lỏng thì nên gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hay kê thêm thuốc kháng sinh hay kháng nấm để kiểm soát vi khuẩn và nấm trong miệng.
Vitamin A cũng có thể giúp tăng cường thay thế tế bào trên lưỡi của bạn. Với các loại nhú lưỡi tồn tại lâu, bác sĩ có thể giúp loại bỏ chúng bằng các công cụ đốt điện hay laser.
Chải lưỡi. Nhẹ nhàng chải lưỡi hai lần một ngày để loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn.
Dùng dụng cụ cạo lưỡi. Cạo lưỡi mỗi lần bạn đánh răng giúp ngăn các tế bào chết tích tụ trên lưỡi.
Chải lưỡi sau khi ăn và uống các thức uống có màu. Đánh răng và chải lưỡi sau bữa ăn giúp loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn trên nhú lưỡi.
Ngưng hút thuốc lá. Cai thuốc lá là cách tốt nhất để giúp cải thiện tình trạng lưỡi. Nếu bạn không thể cai được, hãy đánh răng và chải lưỡi sau mỗi lần sử dụng thuốc lá hay mỗi 2 giờ.
Khám răng định kì. Các cơ sở nha khoa sẽ giúp bạn duy trì tốt sức khỏe răng miệng.
Uống nhiều nước. Điều này cho phép bạn có thể nuốt trôi các tế bào chết.
Nhai kẹo cao su. Nhai kẹo cao su không đường giúp bạn tiết ra nhiều nước bọt hơn để rửa trôi các tế bào chết. Khi bạn nhai, kẹo cao su cũng giúp tháo gỡ các tế bào chết bị mắc kẹt trên lưỡi.
Chế độ ăn lành mạnh. Ăn nhiều trái cây, rau quả, chất đạm, và hạt ngũ cốc sẽ giúp bạn duy trì cân bằng lợi khuẩn trong miệng.
Lưỡi bị đen thường là vô hại và chỉ là tạm thời. Bằng cách thay đổi một số thói quen, bạn sẽ thấy sự cải thiện nhanh chóng. Nếu bạn thấy lưỡi bị đen kéo dài từ 1 đến 2 tuần; hãy đi gặp bác sĩ để tư vấn. Có thể bạn cần điều chỉnh liều lượng thuốc đang sử dụng hay cần can thiệp thủ thuật từ bác sĩ.
Tắc Ruột Non: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tắc ruột non là tình trạng thức ăn, dịch vị tiêu hóa bị tắc nghẽn trong lòng ruột, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ 2 tuổi hoặc người già. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thủng ruột, hoại tử ruột đe dọa đến tính mạng người bệnh.
1. Tắc ruột non có thể do những nguyên nhân nào?
Trong đường tiêu hóa, ruột non nằm sau dạ dày và nhận sản phẩm tiêu hóa từ dạ dày để tiếp tục phân giải, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Khi các chất trong lòng ruột non không lưu thông được sẽ dẫn đến tắc ruột non, đây là bệnh lý nguy hiểm. Đối tượng thường bị tắc ruột non là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.
Tắc ruột non có thể dẫn đến thủng ruột nếu can thiệp muộn
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non, được chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
Nguyên nhân trong lòng ruột: Tắc ruột non xảy ra ở những người bị sỏi mật, u bướu, giun hoặc dị vật trong lòng ruột.
Nguyên nhân ngoài thành ruột: thoát vị thành bụng, dây dính, xoắn ruột, áp xe trong khoang bụng hay máu tụ.
Nguyên nhân ở thành ruột: tụ máu trong thành ruột hay lòng ruột, viêm ruột, u bướu, chít hẹp.
2. Triệu chứng, biến chứng của tắc ruột nonRuột non bị tắc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được cấp cứu điều trị kịp thời.
2.1. Triệu chứng nhận biết tắc ruột nonTriệu chứng của tắc ruột non xuất hiện khá sớm và dồn dập, nên đi khám để điều trị ngay từ giai đoạn này. Khi triệu chứng nặng hơn và kéo dài, tắc ruột non có thể đã gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân.
Những triệu chứng do tắc ruột non bao gồm:
Đau và chướng bụng là triệu chứng thường gặp do tắc ruột non
Đau và chướng bụng
Những cơn đau, chướng bụng xuất hiện ở vùng quanh rốn hoặc thượng vị xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân tắc ruột non. Cơn đau quặn liên tục, đôi khi kèm theo co thắt dồn dập khiến người bệnh vô cùng khó chịu, nặng hơn bệnh nhân có thể ngất xỉu.
Ngoài ra, tắc ruột non khiến thức ăn tích lại, ruột non phản ứng nên bụng thường bị căng chướng hơn.
Nôn mửa, bí trung tiện và đại tiện
Những triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị tắc ruột non song thường xảy ra muộn, nhất là nôn. Nếu tình trạng tắc xảy ra ở đoạn cuối ruột non, bệnh nhân có thể nôn ra chất phân. Nhiều người bệnh có cảm giác bí trung, đại tiện kéo dài dù đã thụt tháo sạch phân ở trực tràng.
Triệu chứng khác
Người bệnh bị tắc ruột non dẫn đến nôn nhiều, ứ dịch trong ruột nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng. Triệu chứng điển hình của chứng này là choáng váng, nhịp tim nhanh, sốt, nhạy cảm với cơn đau ở bụng, nhu động ruột giảm,…
Mặc dù triệu chứng của tắc ruột non xuất hiện khá sớm song không rõ rệt gây khó khăn trong chẩn đoán. Vì thế mà nhiều bệnh nhân đi khám và điều trị muộn khi đã gặp phải biến chứng nguy hiểm.
2.2. Biến chứng do tắc ruột nonCác chuyên gia đánh giá, tắc ruột non là chứng bệnh tiêu hóa cấp tính, nguy hiểm cao chỉ đứng sau viêm ruột thừa cấp. Tình trạng tắc nghẹt tại ruột non càng kéo dài thì ruột càng bị giãn ra cùng với tổn thương ở mạch máu. Áp lực lồng ruột tăng cùng sự bít tắc là nguyên nhân gây hoại tử ruột, thủng ruột vô cùng nguy hiểm.
Tắc ruột non càng kéo dài càng nguy hiểm cho sức khỏe
Ngoài ra, tắc ruột non gây tổn thương thành ruột là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn từ ruột tấn công gây viêm nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc biến chứng từ tắc ruột non rất nguy hiểm, có thể gây sốc nặng đến tử vong nếu không can thiệp sớm. Đặc biệt, biến chứng viêm phúc mạc có tỉ lệ tử vong rất cao.
3. Biện pháp điều trị tắc ruột non hiệu quả
Bệnh nhân bị tắc ruột non cần cấp cứu sớm
Cần biết rằng, tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm, cần cấp cứu ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng cũng như đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Nếu được can thiệp sớm, bệnh tắc ruột non có tiên lượng tốt. Điều trị càng chậm trễ thì khả năng hồi phục sức khỏe và biến chứng càng kém.
Các phương pháp hiện được áp dụng trong điều trị tắc ruột non bao gồm:
3.1. Điều trị nội khoaĐiều trị nội khoa hiệu quả trong các trường hợp bán tắc ruột non có dính hoặc viêm ruột như như lao ruột, Crohn,…hoặc tắc ruột non hoàn toàn do dính nhưng đến trước 6h. Nếu người bị bị sốc, cần hồi sức tích cực để cứu sống và duy trì chỉ số sức khỏe của người bệnh, đồng thời nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc sonde dạ dày.
Ngoài ra, còn cần điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu tắc ruột non có biến chứng nhiễm trùng hoặc gây đau đớn nghiêm trọng. Nếu điều trị nội khoa quá 48h mà tình trạng không được cải thiện thì cần chuyển phẫu thuật.
3.2. Điều trị ngoại khoaĐược chỉ định trong các trường hợp như: điều trị nội khoa thất bại, tắc ruột non hoàn toàn, tắc do u bướu,… Qua phẫu thuật, tình trạng tắc ruột non sẽ được khắc phục, cùng với đó là điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Như vậy, tắc ruột non là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu điều trị sớm để bảo toàn sức khỏe, hạn chế rủi ro. Điều trị càng chậm trễ thì mức độ nguy hiểm cao, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa bởi biến chứng nhiễm độc, nhiễm trùng, sốc nặng, viêm màng bụng, hoại tử hoặc thủng ruột,…
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ khám chữa bệnh nhanh chóng cho các trường hợp tắc ruột non. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sổ Bụng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Trị trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!