Xu Hướng 9/2023 # Nên Ăn Gì Khi Ngộ Độc Thực Phẩm? # Top 10 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nên Ăn Gì Khi Ngộ Độc Thực Phẩm? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nên Ăn Gì Khi Ngộ Độc Thực Phẩm? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nên ăn gì khi ngộ độc chính là câu hỏi nhiều người quan tâm khi gặp các vấn đề ngộ độc do quá trình ăn uống không hợp vệ sinh hay từ nhiều nguyên nhân khác. Khi tìm kiếm đúng loại thực phẩm hỗ trợ giải độc sẽ giúp hạn chế việc các chất độc lây lan và phát tán. Vậy khi bị ngộ độc chúng ta nên ăn gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

Gừng

Thành phần trong gừng chứa nhiều carbohydrate, đường, chất xơ, chất béo, chất đạm, vitamin, canxi, sắt, magie… Chính những thành phần có hàm lượng dinh dưỡng cao khi đi vào cơ thể sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân gây ngộ độc. Do vậy, khi cơ thể bị ngộ độc, các bạn nên dùng một cốc nước ấm có pha gừng đã được giã nhuyễn hoặc dùng những lát gừng để ngậm trực tiếp. Cách thức này sẽ giúp hạn chế bớt phần nào sự phát tán từ quá trình ngộ độc để có thể kịp thời đi khám bác sĩ sớm nhất.

Chuối

Khi bị ngộ độc, chúng ta nên dùng ngay chuối nhằm giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ giải độc hiệu quả nhờ vào hàm lượng chất pectin dồi dào trong chuối. Ngoài ra, chất gelatin trong chuối khi đi vào cơ thể sẽ giúp các chất độc hại dính chặt vào đó rồi được cơ thể bài tiết ra ngoài một cách an toàn. Chuối có hầu hết mọi thời điểm trong năm, giá thành phải chăng nên chúng ta có thể dùng chuối hàng ngày không chỉ giúp giải độc mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả. Ngoài các tác dụng trên, chuối còn được tin dùng như một bí quyết giảm cân, tiêu hủy mỡ thừa, hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp bạn no bụng lâu hơn và cải thiện thị lực tốt hơn.

Tỏi

Tỏi thường được dùng để tẩm ướp gia vị giúp tăng mùi vị cho món ăn, được dùng trực tiếp hoặc pha vào nước ấm để uống như một thực phẩm giải cảm, trị ho cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời đó thì tỏi còn có chức năng giải độc an toàn cho cơ thể con người. Khi bị ngộ độc, nếu chúng ta dùng tỏi nhai trực tiếp hoặc pha chế thành nước để dùng đều giúp kích hoạt các anzim trong cơ thể thải các độc tố ra ngoài thông qua hệ bài tiết. Nhờ vào thành phần allicin và selen trong tỏi sẽ giúp thanh lọc và giải độc cho gan. Ngoài ra, tỏi còn được ưa chuộng để ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, kháng cự lại các loại vi khuẩn, virus, ki sinh, nấm xâm nhập vào cơ thể…

Đậu xanh

Đâu xanh đã quá gần gũi với chúng ta trong các món chè vô cùng ngon miệng và giúp giải nhiệt an toàn. Hơn thế nữa, đậu xanh còn được ưa chuộng bởi khả năng giải độc hiệu quả, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe tốt nhất. Thành phần protein, tanin cùng nhiều hợp chất flavone chứa trong đậu xanh sẽ có tác dụng giảm sự phát tán của độc tố. Các bạn có thể áp dụng cách là: Nấu đậu xanh với nước cho tới khi đậu mềm, cho thêm muối, chắt lấy nước và dùng ngay khi còn ấm.

Chanh

Trong chanh tươi chứa dồi dào vitamin C, calcium, kali, magie, sắt, chất xơ… Chanh giúp làm mạnh hệ miễn dịch, tăng khả năng chống độc cho cơ thể. Khi chúng ta bị nhiễm độc, các bạn có thể dùng một cốc nước chanh ấm sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, thải chất độc ra môi trường ngoài nhanh chóng. Ngoài chức năng chống độc, chanh còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm sạch răng miệng, giảm cân an toàn, làm đẹp cho da, kháng viêm hiệu quả…

Rau má

Chúng ta đã quá quen thuộc với món canh rau má, nước uống rau má… Thành phần trong rau má chứa nhiều beta-caroten, sterol, saponins, flavonols, vitamin B1, B2, B3, vitamin C… Loại thực phẩm này được biết đến với rất nhiều công dụng như giải độc cho gan, làm mát cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất trong diễn ra thuận lợi, lợi tiểu, hạ huyết áp an toàn, hạ sốt…

Rau mùi

Rau mùi có khả năng giải độc rất an toàn cho cơ thể, nhất là những người bị ngộ độc chì, nhôm, thủy ngân… Khi dùng loại rau này, chúng sẽ giúp giảm đáng kể việc hấp thụ chì vào xương. Thành phần vitamin A, vitamin C giúp thúc đẩy và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống chọi lại với các tác nhân gây hại. Chất diệp lục sẽ ngăn chặn các ảnh hưởng xấu do vi khuẩn và nấm gây ra. Ngoài ra, loại rau này còn giúp giảm lượng đường trong máu, ngừa bệnh unh thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt nhờ vào chất flavonoid…

Khi bị ngộ độc, các bạn cần sớm phát hiện để khắc phục kịp thời và hạn chế các tác động xấu của nó đến cơ thể bằng việc sử dụng các loại thực phẩm giải độc. Đồng thời, nếu như sau khi giải độc cho cơ thể bằng các biện pháp nêu trên, nếu hiện tượng ngộ độc ở bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì ta cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cũng như tự gỡ rối được thắc mắc nên ăn gì khi ngộ độc.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Điểm Mặt 5 Loại Thực Phẩm Không Nên Ăn Sau Khi Tập Gym

Nhiều loại thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym vì chúng có thể làm quá trình tập luyện phản tác dụng khiến bạn không đạt được kết quả như mong muốn.

Với nhiều loại thực phẩm, không phải người tập ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể đem lại hiệu quả như nhau. Vậy chúng ta không nên ăn gì sau khi tập gym để không làm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện của mình?

Chọn nhầm thực phẩm để sử dụng sau khi tập gym gây ra hậu quả gì?

Nếu bạn là người đang tập luyện để giảm cân, thì bữa ăn sau khi tập là rất quan trọng. Đây không chỉ là bữa ăn làm thay đổi thời gian phục hồi mà còn đảm bảo bạn có đủ năng lượng để duy trì sinh hoạt. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng calorie trong bữa ăn này phải được căn chỉnh sao cho không vượt quá lượng calorie bạn vừa tiêu thụ thông qua tập luyện.

Khi đang theo đuổi chế độ tập để tăng cơ thì bữa ăn sau tập gym góp phần khát triển cơ bắp không kém những phút giây tập luyện. Vai trò của bữa phụ là cung cấp ngay protein để cơ thể bù cho phần cơ vừa mới vận động. Nếu lượng calorie không được tính toán kỹ sẽ gây ra hiện tượng mỡ thừa, làm mất vẻ săn chắc của cơ thể.

Nhìn chung, dinh dưỡng bất hợp lý sau khi tập luyện sẽ làm chậm tiến độ và khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để đạt được thân hình như ý.

Thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym 1. Đồ ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhanh và các món nhiều dầu mỡ thường cung cấp lượng lớn carb, chất béo chuyển hóa và không lành mạnh, làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn cản bạn hấp thụ các dưỡng chất cần thiết để cơ thể phục hồi cũng như giảm hiệu quả tập luyện rõ rệt.

Các món chiên, xào (bao gồm cả trứng chiên) cũng như các loại hạt và món ăn nhiều dầu mỡ khác đều là thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym.

Không chỉ người tập luyện, mà tất cả mọi người đều không nên ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ

2. Đồ uống thể thao, thanh năng lượng và sinh tố protein chế biến sẵn

Những loại thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym cũng bao gồm các loại sinh tố, đồ uống thể thao và cả thanh năng lượng.

Dù những thực phẩm này có lợi ích trong tập luyện, nhưng những sản phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng đường cao, đặc biệt là đường trắng tinh chế, không tốt cho cả cơ bắp và sức khỏe nói chung vì lượng đường huyết sẽ bị ảnh hưởng, đường còn làm chậm quá trình đốt cháy chất béo.

Nếu muốn bổ sung lại năng lượng, protein hoặc giải khát và cung cấp các chất điện giải cần thiết, bạn có thể tự chế biến sinh tố để đảm bảo lượng dưỡng chất và calo, hoặc uống nước dừa thay thế.

3. Các loại thực phẩm cay

Đồ ăn cay, nồng kể cả các loại sốt ớt đều là những thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym.

Cơ thể của bạn vừa phải vận động mạnh liên tục để hoàn thành buổi tập, do đó bạn cần giúp cơ thể hồi phục và tái tạo lại năng lượng tốt hơn. Cụ thể là ăn những món dễ tiêu hóa, ít protein, carb và glycogen để cân bằng lại các dưỡng chất cần thiết.

Đồ ăn cay tuy có thể làm tăng cảm giác ngon miệng ở một số người, nhưng chúng khó tiêu và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày nếu bạn ăn quá cay, hoặc ăn quá nhiều món ăn cay.

Thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym cũng bao gồm các món ăn cay vì chúng ảnh hưởng đến dạ dày và việc hấp thụ dinh dưỡng

4. Soda, nước ngọt và rượu

Có thể bạn muốn những thức uống có gas, caffeine để cảm thấy sảng khoái hơn sau khi tập. Tuy vậy, những thức uống này là những thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym.

Soda, nước ngọt có gas và kể cả nước ép đóng hộp đều sẽ cung cấp một lượng đường không cần thiết cho cơ thể. Không chỉ khiến bạn đầy hơi, chậm tiêu hóa, chúng còn làm giảm các hiệu ứng đốt cháy chất béo từ buổi tập của bạn.

Đặc biệt các thức uống này không hề có hiệu quả bổ sung lượng nước đã mất sau khi luyện tập. Đồ uống có cồn còn làm cơ thể mất nhiều nước hơn, ngăn cản quá trình tổng hợp protein và không cung cấp calorie cần thiết cho bạn.

Nước sẽ có công dụng giải khát tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ uống nước lọc sau khi tập luyện cũng không thật sự tốt vì cơ thể cần thêm những dưỡng chất khác để hồi phục, do đó hãy uống nước và ăn kèm những món giàu protein.

5. Thực phẩm chỉ có chất xơ và carb đơn giản

Thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym bao gồm món ăn từ bột mì trắng chứa nhiều tinh bột đơn giản. Lý do đơn giản là vì cơ thể bạn cần bổ sung protein, carb phức tạp và một ít chất béo tốt để sửa chữa, phục hồi cơ bắp, đồng thời cung cấp lại năng lượng để tiếp tục hoạt động.

Do đó, bạn cần lựa chọn những nguồn protein và carb phức tạp dễ tiêu hóa để cơ thể nhanh chóng hấp thụ được những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phục hồi sau khi tập gym.

Người tập luyện không nên cắt giảm carb, chỉ nên hạn chế sử dụng các loại carb tinh chế không lành mạnh

Các thực phẩm giàu chất xơ như rau sống, đậu đen, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều nước sẽ làm có thể cảm thấy no nhanh hơn và không nhận được đủ calorie cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Đăng bởi: Đại Quốc Trần

Từ khoá: Điểm mặt 5 loại thực phẩm không nên ăn sau khi tập gym

Người Bị Gãy Xương Nên Ăn Gì? 8 Thực Phẩm Giúp Mau Lành Khi Bị Gãy Xương

Gãy xương là gì?

Gãy xương là hiện tượng phá vỡ tính liên tục của xương. Đây có thể là kết quả của chấn thương hoặc bệnh lý, chẳng hạn như loãng xương, ung thư xương hoặc bệnh tạo xương bất toàn,…

Quá trình chữa lành có thể mất vài tuần, vài tháng thậm chí là vài năm tùy thuộc vào tình trạng chấn thương. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng chất dinh dưỡng có thể làm tăng tốc độchữa lành của xương.

Gãy xương là hiện tượng phá vỡ tính liên tục của xương

Canxi là một trong những khoáng chất chính trong quá trình tạo xương, quyết định sự vững chắc của hệ thống xương. Việc cung cấp canxi cho xương là vô cùng cần thiết, ngay cả với người bình thường. Canxi đóng vai trò trung tâm trong việc phục hồi sau khi gãy xương hoặc các chấn thương khác về xương.

Cơ thể con người không tự tổng hợp được canxi, bắt buộc phải được cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày. Người trưởng thành nên bổ sung canxi từ 1.000 – 1.200mg mỗi ngày, tránh việc bổ sung quá mức gây thừa canxi, đặc biệt trên người có bệnh mạch vành.

Thực phẩm giàu canxi bao gồm: các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua,…); đậu và các sản phẩm từ đậu nành; các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải thìa,…). Cùng với đó, hạt vừng trắng cũng được coi là một nguồn canxi tuyệt vời và rất tốt cho sự phát triển của xương.

Nếu người bệnh chế độ dinh dưỡng kém, không bổ sung canxi đủ qua khẩu phần ăn, cãni phải được bổ sung thêm qua các loại thực phẩm bổ sung để đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Việc bổ sung canxi là rất cần thiết cho sự phát triển của xương

Vitamin D giúp cho việc hấp thu canxi ở ruột cũng như tích tụ các khoáng chất trong xương tốt hơn. Nếu không bổ sung đủ liều lượng vitamin D (ít nhất 600 IUmỗi ngày) thì canxi được hấp thu từ chế độ ăn uống có thể gặp khó khăn trong việc tìm đường vào xương.

Vitamin D là hocmon được chuyển hóa từ tiền vitamin D thành vitamin D ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để hoạt động thể chất ngoài trời mỗi ngày Theo khuyến cáo, thời điểm phơi nắng để cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả nhất là khoảng 9 đến 10 giờ sáng.

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: các loại cá béo (cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá , cá mòi), gan, sữa, lòng đỏ trứng và nước cam.

Những người có nguy cơ cao thiếu vitamin D: hội chứng kém hấp thu, bệnh thận mạn, béo phì, người già yếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể cần nhu cầu vitamin D cao hơn, vì thế nên bổ sung vitamin D dược phẩm đối với những đối tượng này.

Vitamin D giúp máu tiếp nhận và sử dụng canxi tốt hơn

Vitamin K đóng vai trò chính trong việc tăng cường osteocalcin, một thành phần protein của xương, mà không làm tăng mật độ khoáng của xương.

Thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày bao gồm: các loại rau lá xanh, bông cải xanh, súp lơ trắng, cá, gan, thịt, trứng và ngũ cốc.

Thực phẩm giàu vitamin K giúp xương gãy nhanh hồi phục

Collagen là một loại protein quan trọng cho sự phát triển của xương. Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen, từ đó hỗ trợ làm cho chỗ xương gãy mau lành hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, quả kiwi, đu đủ, cà chua, ớt, khoai tây và rau xanh.

Lưu ý:

Việc ủ hoặc đun nóng có thể làm mất một số vitamin C có trong thực phẩm, vì vậy bạn nên chọn những thực phẩm ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Vitamin C giúp xương gãy mau lành

Khoảng một nửa cấu trúc xương được hình thành từ chất đạm. Khi bị gãy xương, cơ thể cần chất đạm để phục hồi và tái tạo xương mới. Đồng thời nó cũng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi – thành phần quan trọng giúp xương khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua, quả hạch, hạt, đậu, các sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc tăng cường.

Advertisement

Cơ thể cần chất đạm để phục hồi và tái tạo xương mới

Sắt giúp cơ thể tạo ra collagen để tái tạo lại xương. Ngoài ra, nó còn làm nhiệm vụ đưa oxy vào xương để hỗ trợ quá trình lành lại của xương. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, sự hồi phục sau gãy xương có thể diễn ra chậm hơn.

Thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt gà, cá béo, trứng, rau lá xanh, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.

Sắt giúp cơ thể tạo ra collagen để xây dựng lại xương

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương, ngoài ra nó còn thúc đẩy quá trình tái tạo xương.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu.

Kẽm cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương

Kali là một loại khoáng chất giúp canxi không bị thất thoát nhiều khi đi tiểu. Do đó, nên cung cấp đủ khoáng chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, đặc biệt là khi bị gãy xương.

Thực phẩm giàu kali bao gồm: chuối, khoai tây, quả hạch, nước cam, hạt, sữa, cá và thịt.

Kali có thể được bổ sung qua thực phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc bổ sung kali, đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ cao tăng kali máu như suy thận, bỏng, hủy cơ… Ở những bệnh nhân này, việc bổ sung kali phải được chỉ định từ bác sĩ.

Nên tiêu thụ đủ kali trong chế độ ăn uống

Phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả

Bệnh còi xương ở trẻ em và những điều nên biết

Nguồn: Maxhealthcare, Webmd

Lá Ngón: Độ Nguy Hiểm, Độc Tính Và Cánh Sơ Cứu Khi Ngộ Độc

Lá ngón là loại cây thường mọc tại vùng núi phía bắc nước ta như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang. Ngoài ra, cây lá ngón còn mọc ở một số nước vùng nhiệt đới, một số vùng của Trung Quốc, Châu mỹ.

Theo Wikipedia: Đây là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m, cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc.

Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6, 8, 10.

Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài một cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Đây được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất gồm: cây củ chi, lá ngón, trúc đào và cây sui. Vì vậy, chỉ cần ăn 3 lá ngón là bạn sẽ mất mạng ngay lập tức.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay lá ngón thường được biết đến với nhiều tên như: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,… Lá ngón thuộc họ mã tiền, loại cây khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang,….

Trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể giết người trong “nháy mắt”. Loại độc tố trong lá ngón là hoạt chất alkaloid.

Alkaloid được biết đến là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật.

Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người.

Đây là một loại độc tố nguy hiểm. Loại độc trong lá ngón ngấm rất nhanh chỉ mất 5-30 phút qua đường tiêu hóa, thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón trong vòng từ 1 – 7 tiếng.

Theo nghiên cứu về lá ngón được nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Theo lương y Hồng Minh, độc lá ngón gây tử vong rất nhanh vì độc tính nội tại quá mạnh.

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cách đây hơn 60 năm, nhà văn Tô Hoài viết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Bây giờ, thời đại đã khác, hãy cứ để lá ngón nằm yên trong văn chương, chứ đừng đưa lá ngón ra đời thường.

Lá ngón không dễ phân biệt, những người chưa từng gặp qua sẽ dễ nhầm lẫn với một số loại cây khác, nhất là những bạn trẻ hay đi du lịch miền núi, nhỡ đâu trúng độc của lá ngón cần phải nhanh trí xử lí ngay để không dẫn đến tình huống xấu nhất. Vì nếu không phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời, người trúng độc có thể mất mạng sau 1-7 giờ ngộ độc.

Do vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp xử trí ban đầu hết sức quan trọng, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như gây nôn: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn, sau đó nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch.

Advertisement

Sau đó khẩn trương vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc và tích cực tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong.

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn muốn xem cùng Mị:

Bài thuốc giải độc, chữa đau nhức từ lá lốt

Măng chứa độc tố cực hại sức khỏe và đây là cách loại bỏ độc tố hiệu quả nhất

Nhựa đào trong chè dưỡng nhan có nguy cơ gây ngộ độc

Đón xem nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe tại Khỏe đẹp mỗi ngày

Thực Phẩm Là Gì? Phân Loại Thực Phẩm?

Thực phẩm là gì?

Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat ( tinh bột ), lipit ( chất béo ), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

Ví dụ như ở nhiều nước phương Tây họ không ăn thịt chó và cũng không coi chó là loài động vật nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì từ lâu thịt chó lại là một món ăn rất được yêu thích, giàu đạm và protein.

Phân loại thực phẩm?

Có nhiều loại thực phẩm như:

– Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

– Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.

– Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

– Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

– Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

– An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

– Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

– Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

– Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

– Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

– Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

– Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

– Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

– Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

– Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.

– Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

– Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

13 Món Ăn “Quen Mà Lạ” Dễ Gây Ngộ Độc Chết Người

Bắp rang bơ đút lò

Trên thị trường xuất hiện các loại bắp nổ khô đã chế biến sẵn, chỉ cần cho vào lò vi sóng là sẽ bung ra và dùng được ngay rất tiện lợi. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học trong bịch giấy gói bắp khi gặp nhiệt sẽ sinh ra chất làm tăng nguy cơ ung thư, vô sinh và bệnh nguy hiểm khác. Tốt nhất, bạn nên tự chế biến để có thể vừa ăn thỏa thích vừa an toàn.

Khoai tây

Khoai tây chứa một chất độc tự nhiên trong mầm và lá. Để lâu ngày sẽ xuất hiện mầm và mảng xanh bám ngoài vỏ, độc tố ngày càng nặng và gây nguy hiểm chết người. Do đó, nếu thấy khoai tây có dấu hiệu mọc mầm hoặc xuất hiện mảng xanh, bạn hãy bỏ đi ngay.

Táo

Táo có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu rất cao. Bạn cần rửa trái cây thật sạch và gọt vỏ trước khi thưởng thức.

Cà phê

Cà phê sẽ làm tăng nhịp tim và gây bồn chồn. Vì vậy, với những người có vấn đề về tim mạch hay khó ngủ, hãy hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, cà phê có nhiều tác dụng phụ, chỉ nên dùng dưới 2 ly trong một ngày.

Trứng

Trứng sống chứa vi sinh vật Salmonella gây nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc. Khi mua trứng về nhà bạn cần cho ngay nó vào tủ lạnh. Nếu bụng yếu không nên ăn trứng chín tái, trứng lòng đào.

Bột bánh quy

Bột bánh quy sống chứa trứng sống nên tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc từ vi khuẩn Salmonella. Song song đó, các vi khuẩn từ tô chén, thớt… có thể gây ngộ độc nếu chưa được vệ sinh sạch sẽ. Vậy nên bạn tuyệt đối không nếm thử bột bánh chưa nướng.

Thịt chế biến sẵn

Các chất bảo quản cùng hàm lượng muối cao trong các loại thịt chế biến sẵn dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch.

Rau

Rau cải cần rửa sạch và để ráo thật cẩn thận để tránh khả năng bị ngộ độc từ thuốc trừ sâu.

Ớt

Đối với những ai có da nhạy cảm, xắt ớt bằng tay trần sẽ gây nóng và sưng tấy da. Nên dùng đũa giữ ớt khi cắt để tránh bị dính nước tiết ra từ ớt.

Cá ngừ

Cá ngừ hay bị nhiễm thủy ngân. Ăn hơn 2 bữa một tuần sẽ tích tụ thủy ngân trong não bộ, làm tắc nghẽn mạch máu, gây tử vong.

Gạo

Thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong cây lúa tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư bàng quang, tim mạch. Bạn cần vo gạo kĩ trước khi nấu.

Hạt điều

Hạt điều sống chứa chất độc thường thấy trong cây thường xuân, gây tiêu chảy, ngộ độc. Tệ hơn nữa là nếu bạn bị dị ứng với cây thường xuân, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng khi không được cấp cứu kịp thời. Do đó bạn chỉ nên mua loại đã được sấy, hấp hoặc rang muối.

Thịt sống

Thịt sống có chứa vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella và E-coli là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Khi chế biến cần rửa tay và dụng cụ bếp. Không để lẫn thịt sống cùng thực phẩm khác. Nấu chín kỹ và bỏ vào tủ lạnh khi chưa dùng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Ăn Gì Khi Ngộ Độc Thực Phẩm? trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!