Bạn đang xem bài viết Gà Bị Chướng Diều Là Bệnh Gì Và Cách Trị Bệnh Chướng Diều Ở Gà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà bị chướng diều là tình trạng cũng thường gặp khi nuôi gà nhất là đối với gà chọi. Nguyên nhân gây chướng diều ở gà cũng rất đa dạng có thể do vấn đề thức ăn, có thể do vấn đề tiêu hóa và cũng có thể do vấn đề về bệnh. Trong bài viết này NNO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra tình trạng gà bị chướng diều và cách chữa cụ thể.
Nguyên nhân gà bị chướng diềuGà bị chướng diều là tình trạng diều của gà bị căng lên, sờ vào có thể cứng hoặc mềm. Khi gà chướng diều thường sẽ kém ăn thậm chí bỏ ăn dẫn đến sụt cân, ủ rũ. Nguyên nhân của tình trạng gà bị chướng diều này thường do gà bị bệnh hoặc gà đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
Trường hợp gà bị chướng diều đi kèm ủ rủ, diều cứng hoặc mềm, đi ngoài phân trắng xanh thì các bạn nên nghĩ ngay đến việc gà đang bị bệnh Newcastle (bệnh dịch tả gà, gà rù) dẫn đến tình trạng gà chướng diều. Ngoài ra, nếu gà bị chướng diều nhưng không bị đi ngoài, trong miệng có mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng có thể bị loét thì gà đang bệnh bị nấm diều chứ không phải Newcastle.
Trường hợp gà chướng diều nhưng không kèm các triệu chứng gì khác, gà vẫn khỏe mạnh bình thường thì nguyên nhân chướng diều thường do thức ăn gây ra. Có thể gà ăn các loại thức ăn khó tiêu, ăn quá nhiều dẫn đến bội thực, ăn quá nhiều, quá ít chất xơ, ăn nhiều nhưng uống ít nước, … cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chướng diều.
Cách trị bệnh chướng diều ở gàKhi gà bị chướng diều, tùy vào nguyên nhân mà các bạn có thể có những cách điều trị khác nhau. Nếu gà bị bệnh thì nhất định phải dùng thuốc, nếu gà gặp vấn đề về thức ăn thì nên xử lý nguyên nhân sau đó chữa cho gà bằng một số cách dân gian cũng rất hiệu quả.
1. Cách trị gà bị chướng diều do Newcastle (gà rù)
Nếu gà bị Newcastle thì không có thuốc đặc trị, các bạn chỉ có cách tiêm vắc xin Newcastle để cơ thể gà sinh ra kháng thể giúp gà chống lại virus gây bệnh. Bên cạnh việc tiêm vắc xin các bạn cho gà uống nước tự do và pha thêm chất điện giải, B-Complex, đường Gluco – KC để tăng lực, tăng sức đề kháng cho gà. Giai đoạn này do đã có đường Gluco pha vào nước nên gà ăn ít thậm chí bỏ ăn chỉ uống nước thì vẫn có sức để chờ đến lúc cơ thể sinh ra kháng thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa vào trong thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa giảm tình trạng chướng diều khi bị bệnh.
2. Cách chữa gà chướng diều do nấm diều
Bệnh nấm diều cũng là một bệnh có thể gây hiện tượng chướng diều ở gà. Nếu bạn kiểm tra miệng gà sẽ thấy có mảng bám màu trắng bên trong miệng chính là các ổ nấm. Để trị gà bị nấm diều nhất thiết phải dùng thuốc, bạn có thể tới các tiệm thuốc thú y để hỏi thuốc trị nấm diều cho gà hoặc dùng thuốc Fungicid kết hợp với T Colivit để điều trị thì gà sẽ khỏi sau khoảng 4 ngày điều trị.
3. Cách trị gà bị chướng diều do thức ăn, nước uống
Trường hợp gà bị chướng diều mà không có biểu hiện bị bệnh thì khả năng cao là do thức ăn nước uống. Trường hợp này các bạn có thể dùng một số cách chữa dân gian để chữa chướng diều cũng rất hiệu quả như dùng gừng, tỏi, mật ong để chữa.
Dùng 1 nhánh gừng nhỏ giã nát pha với một chút nước ấm, dùng xi lanh hút lấy nước bơm trực tiếp vào diều của gà. Làm như vậy 3 lần 1 ngày vào sáng trưa chiều. Mật ong pha với một chút nước ấm cũng dùng xi lanh bơm vào trong diều của gà vào buổi chiều tối. Làm như vậy sau 3 ngày là gà sẽ hết chướng diều.
Như vậy, gà bị chướng diều có thể do gà gặp vấn đề về tiêu hóa, cũng có thể do gà bị bệnh. Tùy vào các triệu chứng ở gà mà các bạn có thể đoán được nguyên nhân từ đó có cách chữa trị cụ thể. Lưu ý là nếu do gà bị rối loạn tiêu hóa thì bạn có thể dùng một số cách dân gian nhưng nếu gà bị bệnh thì nên dùng thuốc để chữa mới có hiệu quả.
Quả Trám Là Quả Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
Quả trám
Quả trám ngoài công dụng chế biến thành mứt, món ăn, ô mai,… Đông y còn sử dụng chúng như vị thuốc giúp trị nhiều bệnh lý, nổi bật nhất là bệnh về đường hô hấp.
+ Tên khác: Trám trắng được gọi với tên là cảm lãm, thanh quả, gián quả, cà ná, mác cơm, thanh tử, hoàng lãm và bạch lãm,… Quả trám đen gọi là trám chim, mộc uy tử, ô lãm, cây bùi, hắc lãm,…
+ Tên khoa học: fructus canarii, trám đen (Canarium nigrum Engl), trám trắng (Canarium album Raeusch)
+ Họ: Trám (Burseraceae)
I. Mô tả về quả trám+ Đặc điểm thực vật của quả trám
Quả trám có hai loại chính là trám trắng và trám xanh. Tùy vào từng loại trám mà có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
Quả trám trắng: Quả có hình thoi, hai đầu tù và có màu vàng xanh nhạt. Quả có chiều dài 45 mm và rộng từ 20 – 25 mm. Hạt hình thoi với 2 đầu nhọn, cứng và nhẵn, trong có 3 ngăn.
Trám đen: Có màu tím đen sẫm, dạng hình trứng, có chiều dài 3 – 4 cm và rộng 2 cm. Hạt trám cứng có 3 ngăn.
+ Phân bố
Trám trắng phân bố chủ yếu Bắc Lào và ở một phần lãnh thổ phía nam Trung quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam. Ở Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Rễ lá, quá và nhựa
Thu hái: Rễ lá thu hoạch quanh năm, quả hái khi chín
Chế biến: Quả trám dùng muối hay để tươi rồi sau đó sấy hoặc phơi khô. Nhựa cây khai thác để cất tinh dầu, chế colophan hay làm hương
Bảo quản: Nơi khô ráo
+ Thành phần hóa học
Quả trám chứa 12% protein, 1.09% lipid, 12% hydrat carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% phosphor và 0,004% F. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric,… Cùi trám chữa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
II. Vị thuốc+ Tính vị
Tính ôn, vị chua, ngọt và không có độc
+ Qui kinh
Đi vào 2 kinh Phế và Vị
+ Tác dụng dược lý
– Theo Đông y:
Theo Bản Thảo Cầu Nguyện, quả trám trắng và đen đều có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc. Do đó, thuốc thường dùng giải rượu, chữa yết hầu sưng đau, nọc con dải, điều trị cổ họng sưng đau hoặc ho nhiều đờm, hòa hãn tư bổ. Quả trám chín có tác dụng chữa động kinh và an thần.
– Theo Y học hiện đại:
Một số nghiên cứu cho biết, trong quả trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai có cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, nước sắc quả trám có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nước sắc còn giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại.
+ Cách dùng và liều lượng
Trám được dùng dưới dạng sắc thuốc hoặc chế biến món ăn. Tùy thuộc vào bệnh lý mà liều lượng dùng thường không giống nhau.
III. Bài thuốc chữa bệnh từ quả trám theo kinh nghiệm dân gian+ Chữa mất ngủ, khô cổ, muốn ho khi ngủ đêm vào mùa đông
Sử dụng 2 – 3 quả trám trắng đem bỏ hột và đập dập lấy nước uống. Người bệnh có thể thêm mật ong hoặc gừng vào cho dễ uống.
+ Điều trị mất tiếng, viêm amidan, viêm họng cấp, khô rát cổ
Dùng trám đem rửa sạch và muối như muối chanh. Mỗi ngày lấy một ít ngậm hoặc pha nước uống. Có thể dùng phối hợp với trám tươi hãm lấy nước uống giúp làm tăng tác dụng chữa đau họng.
+ Trị ho khản
Sử dụng 4 quả trám tươi đem rửa sạch và bỏ hạt. Sau đó giã nát chung với 10 gram huyền sâm thái lát. Cuối cùng cho vào nồi, đổ ngập nước và nấu uống. Uống liên tục 3 – 5 ngày giúp lợi yết hầu, dư ấm, tiêu thũng, giáng hỏa và thanh nhiệt giải độc.
+ Khát nước, sốt cao và khô môi
Dùng vài quả trám rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống
+ Nước thanh nhiệt
Lấy 20 gram trám tươi đem bỏ hạt cho vào nồi, thêm 4 chùm rễ lau tươi thái nhỏ và 0,5 lít nước. Sau đó bắt lên nấu trong 30 phút rồi lọc lấy nước thuốc uống nóng.
+ Chữa ho và thanh nhiệt giải thử
Chuẩn bị 5 quả trám tươi đem bỏ hạt, 10 miếng ngó sen, 5 gram rễ lau thái nhỏ, 5 gram kim thạch hộc thái nhỏ, 5 gram mã thầy đã được gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ và 10 gram mạch đông. Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun nhỏ lửa khoảng 1 tiếng rồi tắt bếp và lọc lấy nước. Chờ nước thuốc nguội, chi đều ra uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng miệng khô, phổi ráo, ôn bệnh nhiệt thịnh,… thuyên giảm.
+ Điều trị ho khan
Sử dụng 20 quả trám muối và 50 gram vỏ đậu phụ cho vào nồi và nấu. Khi nước vừa sôi, tắt bếp và lọc lấy thuốc uống.
+ Chữa ho gà
Quả trám đen đem nấu với đường phèn và lấy nước uống
+ Chữa khó nuốt, thanh phế, chỉ khát, trị sưng họng, buồn nôn,… bằng món uống ngũ vị bảo kiện
Chuẩn bị 10 gram trám tươi đã bỏ hột, 6 gram gừng tươi đã gọt vỏ và rửa sạch, 120 gram ngó sen tươi đã bỏ vỏ và rửa sạch, 10 gram cam bỏ vỏ và 150 gram mã thầy. Tất cả vị thuốc đem giã nát và vắt lấy nước uống.
Trà Tiên
Cây Mã Tiền Thảo
Đa Nhân Cách Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Bệnh đa nhân cách là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?
Rối loạn đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (thường gọi tắt là DID). Đây vốn là một bệnh lý vô cùng phức tạp gây nhiều tranh cãi cho các chuyên gia tâm lý.
Bệnh đa nhân cách là gì?Nhân cách là đặc tính giúp phân chia các nhóm tính cách của con người trong xã hội. Nó đại diện cho các mẫu suy nghĩ, phản ứng, nhận thức và các mối quan hệ mang tính chất tương đối ổn định theo thời gian.
Bệnh đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng nhiều đến hành vi và thái độ của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ xuất hiện và tồn tại song song nhiều hơn hai nhân cách. Trong đó có 1 nhân cách bình thường (là nhân cách thật của người bệnh) và các nhân cách về bệnh lý. Cụ thể:
Nhân cách bình thường: Là nhân cách thường ngày của người bệnh, thể hiện ở sự tuân thủ đạo đức xã hội và pháp luật hiện hành.
Nhân cách bệnh lý: Là nhân cách bất bình thường, thể hiện ở những phản ứng và cách cư xử hoàn toàn khác biệt với tính cách bình thường.
Thông thường, khi một nhân cách nào đó đang giữ vai trò ngự trị, người bệnh sẽ không thể nhớ ra rằng mình đã làm những gì khi ở nhân cách cũ. Chính vì thế, bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Lúc này, người bệnh thường nghĩ rằng mình đã đi ngủ trong khoảng thời gian đó.
Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn đa nhân cách là một dạng tách biệt bản thân với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Khi con người gặp phải những tổn thương trong quá khứ mà khó có thể vượt qua trong cả hiện tại và tương lai thì một số trường hợp sẽ tự bảo vệ bản thân bằng cách tách mình ra khỏi những suy nghĩ, cảm xúc hiện tại để tạo ra một bản thể mới.
Có thể nói, đây là một quá trình khiến tâm lý người bệnh mất kết với nhân cách của chính bản thân mình. Việc tạo ra một bản thể mới với ký ức tính cách khác có thể giúp con người giảm đi căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống hiện tại.
Đáng chú ý, các bản thể mới sinh ra không phải là một nhân cách hoàn chỉnh với đầy đủ ký ức mà nó chỉ là những mảnh tính cách rời rạc ở từng thời điểm. Tuy nhiên, thông thường sẽ luôn có một bản thể chính mang tên thật của người bệnh. Bản thể này sẽ không biết đến sự tồn tại của các bản thể khác mà chỉ nhận thức được khi được người thân kể lại.
Quá trình một bản thể mới chiếm quyền kiểm soát tâm lý, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân gọi là sự chuyển đổi nhân cách. Việc chuyển đổi này diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng vài ngày, vài phút hoặc thậm chí vài giây. Khi có sự tác động mạnh từ môi trường, sự kiện hoặc con người xung quanh quá trình này có thể xảy ra rất bất ngờ.
Ban đầu, người bệnh thường chỉ bộc phát ra từ 2 đến 4 bản thể khi được thăm khám. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể tìm ra vô số các bản thể khác với nhiều nhóm tính cách khác nhau.
Rối loạn nhân cách thường biểu hiện rõ ràng nhất ở cuối độ tuổi vị thành niên hay đầu độ tuổi người lớn. Các đặc tính và các triệu chứng bệnh cũng khác nhau đáng kể ở từng thời kỳ.
Bệnh đa nhân cách có gây nguy hiểm không?Vậy rối loạn đa nhân cách có nguy hiểm không? Câu trả lời chính là vô cùng nguy hiểm. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người mắc rối loạn đa nhân cách chiếm tới 0,01% đến 1% dân số toàn thế giới. Đây là căn bệnh phải kiên trì thực hiện hiện điều trị trong thời gian dài với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên việc chữa trị dứt điểm là rất khó khăn.
Rối loạn đa nhân cách trước tiên sẽ làm tác động và làm xáo trộn toàn bộ cuộc sống, thói quen và hành vi của người bị bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị nhiều nhân cách chi phối, thì rất có thể họ có thể làm ra những việc gây hại cho bản thân, cho người khác và cả xã hội.
Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này đó chính là trường hợp của hai tên tội phạm khét tiếng Kenneth Bianchi và Angelo Buono. Do mắc chứng rối loạn đa nhân cách, hai tên này đã thực hiện tới 10 vụ án mạng tại Los Angeles chỉ từ tháng 10/1977 đến tháng 2/1978.
Theo các chuyên gia tâm lý, mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn đa nhân cách sẽ phụ thuộc vào các nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Trong đó có 3 nhóm chính là:
Nhóm A: Gồm rối loạn nhân cách thể phân liệt, nhân cách thể phân lập và nhân cách hoang tưởng.
Nhóm B: Gồm rối loạn nhân cách chống xã hội, nhân cách ranh giới và nhân cách ái kỷ.
Nhóm C: Gồm rối loạn nhân cách tránh né (AVPD), nhân cách phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế.
Phân biệt tâm thần phân liệt và đa nhân cáchNhiều người cho đến hiện tại vẫn thường nhầm lẫn hoặc đồng nhất tâm thần phân liệt với rối loạn đa nhân cách. Thực tế đây lại là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau.
Tâm thần phân liệt: Đây là một chứng bệnh về tâm lý đặc biệt nghiêm trọng. Những người mắc phải tình trạng này không có nhiều bản thể và có ký ức rất liền mạch về các sự kiện đã xảy ra với bản thân. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này chính là gặp ảo giác: Nghe, nhìn thấy những âm thanh, hình ảnh không có thật nhưng lại tin và suy nghĩ về những điều đó.
Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn về tâm lý làm ảnh hưởng tới hành vi, cách ứng xử của người bệnh. Những người mắc bệnh lý này thường có nhiều hơn 2 bản thể. Đôi khi họ có có những khoảng trống trong ký ức của mình do sự chuyển đổi nhân cách thống trị. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh rối loạn đa nhân cách chính là mỗi bản thể có tính cách, suy nghĩ hoàn toàn tách biệt.
Nguy cơ tự tử: Theo các chuyên gia tâm lý thì cả bệnh nhân rối loạn đa nhân cách hay tâm thần phân liệt đều dễ có ý định tự tử. Tuy nhiên, người mắc chứng rối loạn đa nhân cách thường dễ tự tử so với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân cáchNhận biết chính xác nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân quyết định nhiều tới hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Nguyên nhânY học hiện đại chưa thể chỉ ra được chắc chắn nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, một số giả thuyết đã được các bác sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý đặt ra giúp phát hiện ra rằng bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở những người:
Từng trải qua tổn thương nghiêm trọng và khó quên trong quá khứ (nhất là thời thơ ấu) như: Bị ngược đãi, đánh đập, bị lạm dụng tình dục hay thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ,…
Do người bệnh gặp vấn đề về thần kinh, não bộ như: Bị chấn thương vùng não, não thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia tâm lý cũng đưa ra quan điểm rằng từ khi sinh ra, bản chất con người đã mang trong mình nhiều nhân cách khác nhau. Nếu được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường có đạo đức và lối sống chuẩn mực thì loại nhân cách tốt sẽ vươn lên thống trị, đè bẹp nhân cách xấu và ngược lại.
Tuy nhiên, nhân cách xấu chỉ bị áp chế chứ không hoàn toàn mất đi. Vì vậy, khi con người gặp một tác nhân nào đó kích động, nhân cách khác sẽ trỗi dậy. Lúc này bệnh đa nhân cách bắt đầu được hình thành.
Triệu chứngRối loạn đa nhân cách được chia thành nhiều nhóm và nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy triệu chứng của chứng bệnh này cũng có một số sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, đa số trường hợp người bệnh dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có những biểu hiện phổ biến như sau:
Biểu hiện của rối loạn nhân cách hoang tưởng
Biểu hiện đặc trưng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng là hoài nghi về người khác. Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng sẽ cố gắp tìm ra những mối nghi ngờ với những người xung quanh, đặc biệt là người thân. Đa số người bệnh đều cho rằng mọi người thường hay nói xấu và sỉ nhục mình.
Tâm trạng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường vui, buồn thất thường, đặc biệt là có xu hướng nhạy cảm thái quá với bất cứ sự từ chối nào. Họ rất hay chỉ trích, ganh tị thái quá với mọi người xung quanh. Vì những biểu hiện như vậy, người bệnh thường chỉ sống khép mình và không thể mở rộng được mối quan hệ với người khác.
Biểu hiện bệnh đa nhân cách phân liệt (Schizoid)
Bên cạnh đó người bị rối loạn nhân cách phân biệt cũng thường xuyên đa nghi với mọi thứ và tách biệt bản thân với thế giới bên ngoài cũng như cách mối quan hệ trong xã hội.
Đời sống của họ có thể nói là vô cùng nhàm chán và khô khan. Đáng chú ý, chuyện tình dục của người bệnh thường chỉ nằm trong trí tưởng tượng bởi họ chỉ chú ý đến cảm xúc của mình mà hoàn toàn không quan tâm đến đối phương.
Biểu hiện rối loạn nhân cách ranh giới Borderline
Rối loạn nhân cách ranh giới hay còn gọi là rối loạn nhân cách Borderline. Đây là một loại biến chứng xuất hiện khi người bệnh có sự tự nhận thức kém và bị rối loạn cảm xúc trống trải. Người bệnh thông thường có một số hành vi bốc đồng và các mối quan hệ bất ổn.
Dấu hiệu rõ nhất để nhận biết chứng bệnh rối loạn nhân cách ranh giới borderline là sự thường xuyên hoang tưởng và mất kết nối với thực tại. Ngoài ra, người bệnh cũng thường có suy nghĩ tự phá hủy bản thân mình.
Biểu hiện rối loạn nhân cách dạng Schizotypal
Người bệnh rối loạn nhân cách dạng Schizotypal có thể nói giống như những kẻ lập dị, họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có những mối quan hệ quá gần gũi. Người mắc bệnh này thường giữ khoảng cách với người xung quanh và cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp.
Đặc biệt người bị rối loạn nhân cách dạng Schizotypal thường có những suy nghĩ vô lý bất thường đồng thời tin vào những điều phi thực tế.
Biểu hiện bệnh đa nhân cách kịch tính Histrionic
Người bệnh bị đa nhân cách kịch tính thường không có tính kiên nhẫn, không gắn bó lâu dài với người hoặc một sở thích nào đó. Đặc biệt họ rất dễ bị ảnh hưởng và sai khiến từ người khác.
Người bệnh thường xuyên lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách nói dối hoặc nói những điều phi lý hay cách ăn mặc. Khi không được đối phương đáp lại, họ sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu thậm chí thực hiện hành vi trả thù. Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm nhiều loại cảm xúc mới hay giữ thái độ coi thường người khác.
Biểu hiện rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá
Đúng như tên gọi, người bị bệnh rối loạn đa nhân cách yêu bản thân thái quá chỉ yêu thích và thán phục bản thân mình một cách lập dị. Họ xem mình là trung tâm vũ trụ, luôn khao khát chiến thắng trong bất cứ trường hợp nào để mọi người xung quanh phải cung phụng, ngợi ca.
Tuy nhiên những người mắc bệnh này lại có sức quyến rũ rất mãnh liệt đồng thời có thể đưa ra những triết lý đặc biệt trong bất kì hoàn cảnh nào.
Chẩn đoán và cách điều trị bệnh đa nhân cáchNgười bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn đa nhân cách cần được thăm khám bác sĩ ngay để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả.
Hình thức chẩn đoánCách duy nhất để biết bạn có mắc bệnh đa nhân cách hay không là nhờ sự đánh giá của chuyên gia tâm lý. Bởi người mắc bệnh này không phải lúc nào cũng có thể nhớ được hoàn toàn ký ức khi họ bị chuyển đổi trạng thái tính cách nào đó. Chú ý, bạn đừng nên cố gắng chẩn đoán bệnh vì việc làm này chỉ khiến tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Khi các nhà nghiên cứu lâm sàng nghi ngờ người bệnh đang có một rối loạn nhân cách, họ sẽ đưa ra những đánh giá về khuynh hướng cảm xúc, nhận thức, tương tác cá nhân cũng như hành vi bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng phương pháp thực nghiệm.
Bên cạnh đó, vì nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thường bị thiếu sự nhận biết về tình trạng của họ nên bác sĩ có thể cần phải thu thập thông tin về tiền sử bệnh từ những người trước đây đã điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết thường xuyên liên hệ với họ cũng có thể được khai thác thông tin.
Việc chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách cần phải có thời gian. Đôi khi bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm bệnh này. Nguyên nhân đến từ việc nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo vấn đề khác giống như bệnh tâm thần như trầm cảm, stress, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên hoảng sợ.
Sự kết hợp của các triệu chứng này khiến bệnh rối loạn đa nhân cách dễ trùng lặp với các chứng rối loạn khác. Do đó bác sĩ sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn để theo dõi bệnh nhân để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Cách điều trị phù hợpThông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh đa nhân cách như sau:
Chữa đa nhân cách bằng liệu pháp tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ hướng đến các nhân tố bên trong, giúp bệnh nhân hiểu rõ những cảm xúc của mình.
Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi: Mục tiêu của cách điều trị này là hướng tới những khía cạnh đặc biệt của người bệnh như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, hay tình trạng rối loạn nhân cách. Tương ứng với những khía cạnh trên, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phân tích nhận thức hành vi biện chứng hay tâm lý trị liệu cho người bệnh.
Sử dụng liệu pháp cộng đồng: Việc người bệnh tham gia các khóa điều trị cộng đồng trong thời gian ngắn chỉ khoảng vài tháng cũng là biện pháp điều trị rối loạn đa nhân cách hiệu quả. Khi này, họ sẽ được khuyến khích sẻ chia, trải lòng về những cảm xúc, hành vi của mình. Đồng thời, người bệnh cũng có thể đưa ra cảm nhận về những hành vi của những người bệnh khác.
Sử dụng thuốc: Trên thực tế sẽ không có một loại thuốc đặc trị nào cho chứng rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thường được người bệnh sử dụng để cân bằng lại lượng hormone và hóa chất trong não. Cụ thể là thuốc chống trầm cảm (giúp cải thiện tâm trạng và nguy cơ tự tử); Thuốc an thần (Giúp cân bằng tâm lý cho người bị rối loạn đa nhân cách phân liệt hay hoang tưởng), thuốc chống kích động, lo âu,…
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì khi nói chuyện với người bị rối loạn đa nhân cách, chúng ta cũng cần chú ý tới lời nói và hành động. Hạn chế tối đa những va chạm không đáng có để tránh khiến người bệnh bị mất bình tĩnh, quá khích hay sợ hãi.
Bên cạnh đó, khi chứng kiến người bệnh chuyển đổi nhân cách, chúng ta cũng không nên hoảng loạn mà hãy giả vờ không biết và có thái độ bình thường.
Biện pháp phòng tránh bệnh đa nhân cáchTheo các chuyên gia tâm lý, những thay đổi tích cực trong lối sống sinh hoạt chính là biện pháp phòng chống bệnh rối loạn đa nhân cách hiệu quả nhất.
Hoạt động thể chất: Việc tập thể dục, yoga gay các môn thể thao có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng trầm cảm, stress hay chứng rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ giúp chống lại một số tác dụng phụ do thuốc tâm thần gây ra như tăng cân.
Tránh sử dụng thuốc lá, ma túy và rượu: Đây đều là những chất kích thích mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới sự mất cân bằng về tâm lý, cảm xúc.
Kiểm tra sức khỏe tâm lý định kỳ: Khi thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về tâm lý thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.
Chú ý đến dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn đa nhân cách: Lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, dễ bị kích động là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đa nhân cách. Khi có một trong những triệu chứng này trong thời gian dài, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị ngay.
Đơn giản hóa cuộc sống: Hạn chế việc gắng sức làm việc, hạ thấp tiêu chuẩn nào đó hay không gò bó, cứng nhắc trong nhiều vấn đề nếu như có thể là cách giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống. Qua đó giảm bớt sự lo âu, căng thẳng hay giận giữ.
Đọc sách, viết nhật ký: Đây là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hòa nhập với cộng đồng: Hãy cố gắng không để bản thân bị cô lập với cộng đồng, xã hội. Bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại cùng với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.
Ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ: Việc làm này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý mà còn bảo vệ và tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh đa nhân cách là một dạng bệnh lý phức tạp về tâm thần, nó gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh và cả những người xung quanh. Chính vì vậy, nếu phát hiện ra một dấu hiệu bất thường nào đó về tâm lý, hành vi hay cảm xúc, bạn nên tới thăm khám chuyên gia tư vấn để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh Zona Thần Kinh Ở Mắt Triệu Chứng Và Cách Điều Trị – Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Cơn đau, bỏng rát theo con đường đi của dây thần kinh cảm xúc đó chi phối .
Bạn đang đọc: Bệnh zona thần kinh ở mắt triệu chứng và cách điều trị – Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Bệnh Zona thần kinh thường Open ở nhiều vị trí trên những vùng da như mặt, cổ, sống lưng, …. trong đó Zona thần kinh ở mắt được xem là nguy khốn nhất cần phải thận trọng .
Loại virus này ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận bên trong và ngoài mắt bao gồm giác mạc và dây thần kinh thị giác, cần phải lưu ý vì có khả năng gây viêm loét giác mạc, để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng thị lực và có khả năng dẫn đến mù lòa.
Những triệu chứng của bệnh Zona thần kinh ở mắtTuy nhiên, cũng có 1 số ít người chỉ có triệu chứng ở mắt và kèm theo những đau đớn không dễ chịu. Bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính và tái phát lại nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh ở mắt thường gặp gồm có :
Các dát đỏ ban đầu hình thành sau đó biến thành mụn nước như bị bỏng mọc rải rác hoặc thành dải xung quanh mắt, mi mắt,….
Đôi khi gây đỏ mắt hoặc xung quanh vùng mắt, kèm theo tình trạng chảy nước mắt, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…
Người bệnh có cảm giác bị mỏi mắt, mờ mắt, cảm giác đau kiểu bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, thậm chí có cảm giác bị tê liệt khi bệnh phát triển nặng.
Khi xâm nhập vào giác mạc gây viêm loét giác mạc, làm cho người bệnh thấy cộm xốn, kích thích chảy nước mắt và thậm chí gây mờ mắt.
Các triệu chứng bệnh Zona ở mắt thường xuất hiện rất nhanh khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến bác sĩ mắt để được điều trị càng sớm càng tốt tránh gây những biến nguy hiểm.
Các biến chứng của bệnh zona thần kinh ở mắtKhi có biểu lộ bệnh Zona thần kinh ở mắt người bệnh cần rất là thận trọng vì bệnh tăng trưởng rất nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hại như :
Mắt bị khô, để lại sẹo ở mí mắt hoặc giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, kết mạc, liệt dây thần kinh mắt và dẫn đến mù mắt vĩnh viễn rất nguy hiểm.
Có trường hợp bị biến chứng đau tai, tê liệt và mất cảm giác trên mặt, mất vị giác.
Biến chứng bệnh Zona thần kinh ở mắt ở người già có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm màng não.
Nặng có thể gây biến chứng viêm tai – mũi- họng gây điếc.
Chính vì những biến chứng vô cùng nguy hại khi bệnh Zona thần kinh xảy ra ở mắt, vì thế mà người bệnh khi phát hiện bệnh Zona thần kinh ở mắt thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện mắt để khám và điều trị hiệu suất cao hài hòa và hợp lý. Đặc biệt là bệnh xảy ra ở 2 mắt thì càng cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt phòng ngừa biến chứng xấu hoàn toàn có thể xảy ra .
Điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt Sử dụng thuốc:Khi sử dụng những loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn và hướng dẫn đơn cử của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc sử dụng .
Chăm sóc và giữ gìn tổn thương trên da.Bên cạnh những giải pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần quan tâm tích hợp với triển khai chế độ sinh hoạt, chăm nom tương thích để tương hỗ đẩy nhanh hiệu suất cao chữa trị bệnh. Nên giữ vệ sinh thật sạch, tăng cường ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho khung hình, dành thời hạn nghỉ ngơi hài hòa và hợp lý, …
Những thông tin trên chúng tôi vừa cung cấp về bệnh Zona thần kinh ở mắt về những triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị về căn bệnh này, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị sớm tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Tài liệu tìm hiểu thêm :
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Phúc Mạc Ở Mèo (Fip)
Viêm phúc mạc ở mèo FIP là gì?
Bệnh viêm phúc mạc ở mèo FIP gây ra bởi virus Corona cho mèo FCoV ( Feline Corona), đây là căn bệnh hiếm gặp và xuất hiện rất lâu từ trước. Một số bạn sẽ nhầm lẫn virus gây ra bệnh viêm phúc mạc ở mèo không phải là Coronavirus (NCo vid 19).
Đây được xem là một bệnh ít xuất hiện ở mèo, nhưng khi mèo mắc phải loại virus này thì tỷ lệ tử vong lên đến 98%.
FCoV là một loại virus phổ biến và truyền nhuyễn qua đường phân của mèo. Loại virus này được tìm thấy ở nơi có nhiều loài mèo sinh sống và thường không được dọn dẹp phân mèo thường xuyên.
Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì loại virus này chỉ gây ảnh hưởng đến mèo chứ không gây hại đến động vật khác kể cả con người. Virus FCoV thường gặp đó chính là
– Vi rút Corona đường ruột (FEC Virus): gây nhiễm trùng ruột mèo
– Vi rút viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP): đây là một loại virus nghiêm trọng khi virus FEC biến đổi thành, một khi đã biến đổi thành FIP thì căn bệnh ngày càng nguy hiểm và hiếm khi cứu chữa được.
Các đối tượng dễ bị nhiễm FIPĐa số các đối tượng mèo dễ bị nhiễm FIP là những chú mèo có sức đề kháng yếu như mèo con hoặc mèo già.
Các trường hợp có thể bị lây nhiễm FIP như:
– Môi trường nhiều mèo sẽ giúp cho FIP dễ lây lan hơn, đặc biệt là qua phân mèo. Nếu như bạn không dọn dẹp sạch sẽ kịp thời thì có nguy cơ cả đàn mèo của bạn sẽ mắc virus FIP. Vì thế bạn càng nuôi nhiều mèo thì khả năng lây nhiễm càng cao.
– Mèo càng già sức đề kháng càng yếu thì khả năng bị lây nhiễm FIP từ những con mèo khác càng tăng cao.
– Không riêng gì mèo con và mèo già, một khi những chú mèo trưởng thành bị mắc quá nhiều bệnh cùng lúc, hệ miễn dịch kém thì cũng có khả năng lây nhiễm FIP rất cao.
– Thêm nữa, những yếu tố khác ngoài tuổi tác, sự miễn dịch thì tâm trạng của mèo cũng là nguyên nhân chính. Mèo bị stress do bị nhốt quá nhiều trong chuồng, hay mới phẫu thuật xong. Tất cả điều này sẽ làm mèo xuống tinh thần, buồn bã từ đó có thể là nguyên nhân dễ bị FIP hơn.
FIP có yếu tố di truyền không? Một bé mèo sinh con mà mắc bệnh FIP thì cũng có khả năng lây FIP cho mèo con, nhưng đây là một số trường hợp khá hiếm.
Viêm phúc mạc ở mèo (FIP) lây truyền như thế nào?Có nhiều nguyên nhân khiến FIP lây lan truyền từ mèo sang mèo, nhưng đa số qua một số đường truyền như:
Phân mèo: Việc những con mèo đi vệ sinh chung thau hay chúng thường liếm láp nhau. Điều này sẽ góp phần lây lan FIP rất cao.
Chất gây ô nhiễm trong không khí: Mèo có thể hít phải các chất ô nhiễm trong không khí và bị lây nhiễm một số chủng của Feline Corona.
Các triệu chứng của mèo khi bị nhiễm bệnh viêm phúc mạcHầu hết khi mèo bị nhiễm bệnh viêm phúc mạc ban đầu sẽ có không thể hiện dấu hiệu nào. Tuy nhiên một số trường hợp mèo có thể bị tiêu chảy vài ngày hoặc nôn mửa nhưng các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn qua các bệnh đường ruột thông thường.
Mèo bị bệnh FIP có thể có các triệu chứng như: Thờ ơ, chán hoặc bỏ ăn thậm chí có thể bị sụt cân và bị sốt.
Sau một khoảng thời gian sau, các triệu chứng khác mới xảy ra. Đây là thời điểm vài ngày đến vài tuần khi mèo bắt đầu bị nhiễm bệnh. Mèo sẽ phát sinh 2 dạng biểu hiện:
FIP ướt: Chất lỏng của virus sẽ tích tụ ở các khoang cơ thể của mèo, có thể ở trong ổ bụng. Hậu qua làm cho bụng sưng lên hoặc khoang ngực sưng lên làm cho mèo khó thở. Chất lỏng tích tụ cho virus gây ra sẽ có màu vàng vì thế chúng rất dễ nhầm với các bệnh ung thư hay bệnh gan.
FIP khô: Trường hợp này sẽ gây các tổn thương viêm mãn tính phát triển xung quanh các mạch máu xung quanh các cơ quan, thường thì những tổn thương này sẽ có xung quanh cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến 30% mắt và 30% não nên đặc biệt rất nghiêm trọng. Ngoài ra FIP khô còn gây ảnh hưởng đến gan, thận, phổi.
Các biểu hiện của mèo khi bị bệnh FIP– Mèo bị bệnh FIP khô sẽ có nhiều dấu hiệu nhận biết như dáng đi loạng choạng, không vững vì phần não bị tổn thương nghiêm trọng.
– Mèo có thể bị chảy máu trong mắt.
Cách phòng bệnh viêm phúc mạc FIP ở mèoBệnh viêm phúc mạc ở mèo FIP thực sự rất nguy hiểm tới tính mạng của những chú mèo, vì thế thời đại hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất vắc xin phòng bệnh FIP cho mèo.
Tuy nhiên, với sự nghiêm trọng của virus FCoV (Feline Virus) và sự thành công chưa chắc chắn của vắc xin nên hiện tại vắc xin phòng bệnh FIP chưa được khuyến khích sử dụng.
Nếu bạn đang nuôi những chú mèo thì điều tốt nhất để giảm khả năng lây lan của virus bệnh FIP bằng cách:
– Rửa sạch các khay thức ăn và nước uống của từng con mèo.
– Làm sạch không gian sống của những chú mèo như quét dọn chỗ ở của mèo, dọn hết thức ăn thừa và phân của mèo.
– Xử lý các vi khuẩn bằng các dung dịch diệt vi khuẩn,…
– Cho mèo ăn bằng một cái đựng thức ăn riêng biệt, tuyệt đối không nên cho mèo ăn chung và đặt máng ăn ở nơi dễ làm sạch và khử trùng.
– Chọn mua các loại cát để làm chỗ vệ sinh đúng chất lượng, an toàn cho mèo đặc biệt là phải làm sạch và khử trùng thường xuyên.
Nếu bạn đã phát hiện mèo bị FIP, bạn nên cách ly chúng xa khỏi những con mèo khác còn lại. Nếu chú mèo đó không may qua đời, bạn nên kiểm tra xem những chú mèo còn lại có dấu hiệu bị bệnh hay không. Ít nhất 3 tháng sau, nếu thấy virus không lây qua các chú mèo khác thì 1 tháng sau đó mới đưa thêm mèo mới về nhà.
Một điều lưu ý cuối cùng nhưng rất quan trọng, bạn chỉ nên để mèo rong chơi trong các khu vực xung quanh nhà mình. Tuyệt đối không được để mèo đi ra ngoài, đi chơi với những con mèo hoang để mà hạn chế tối đa mèo tiếp xúc với virus FCoV.
Cách điều trị bệnh viêm phúc mạc ở mèoTrường hợp nếu mèo của bạn bị nhiễm virus FCoV thông thường thì không cần điều trị vì hệ thống miễn dịch của mèo sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus.
Những con mèo bị bệnh đã khỏi nhờ có miễn dịch thì vẫn có thể bị tái phát bệnh, thường thì trong vòng 1 tuần. Một số con mèo khác thì không bao giờ lành, cơ thể luôn luôn chứa virus bệnh và chỉ có thể dùng các loại kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
Advertisement
Một số con mèo khi khỏe bệnh từ miễn dịch của bản thân nhưng tái lại thì các chuẩn virus này có thể đột biến thành virus của căn bệnh FIP, dẫn đến bệnh FIP. Điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mèo.
Tuy nhiên, mèo chỉ có thể tự phục hồi khi bị nhiễm virus FCoV trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển virus. Nếu mèo bị mắc bệnh FIP thì 98% con mèo sẽ chết. Hiện tại thì căn bệnh này không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Điều duy nhất mà bạn có thể giúp bé mèo chỉ là giảm thiểu các triệu chứng và sự đau đớn. Thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ: prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide), có thể tạm thời làm giảm viêm và cải thiện tình trạng của mèo.
Hiện nay, các nhà khoa học và các bác sĩ vẫn đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới. Để hy vọng rằng trong tương lai sớm nhất có thể có thuốc đặc trị bệnh FIP ở mèo hoặc vắc xin để phòng bệnh.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Xương Khớp Bằng Chân Gà Và Đậu Phộng Đơn Giản Nhất
Chữa bệnh xương khớp bằng chân gà và đậu phộng đang là bài thuốc dân gian được rất nhiều người truyền tai và mách nước cho nhau. Liệu đó phải là sự thật hay không? Cùng tìm hiểu!
Vì sao sử dụng chân gà và đậu phộng để chữa bệnh xương khớp? 1. Tác dụng của chân gà với bệnh xương khớpHầu hết mọi người vẫn thường nghĩ đến chân gà như một món ăn khoái khẩu, hấp dẫn mà không hề có một chút giá trị dược liệu nào. Nhưng trên thực tế, chân gà có tác dụng hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh. Trong Đông y, chân gà được gọi là kê cân và là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, không độc. Chúng thường dùng để bồi bổ gân xương, cường gân cốt nên có công dụng không nhỏ trong việc chữa bệnh xương khớp.
Về mặt y học hiện đại, giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh của chân gà nằm ở phần gân. Gân gà có chứa đến 80% collagen. Ngoài ra còn có các elastin, tế bào, chất nền gồm chondroitin, glucoprotein và proteoglycan. Đây đều là những chất có tác dụng sản sinh chất nhờn và tăng cường tái tạo sụn khớp.
Mặt khác, xương chân gà có chứa hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích khác có tác dụng làm chắc khỏe lớp xương bên ngoài. Da chân gà không chỉ chứa collagen mà còn có cả các acid amin như prolin, glycin, hydroxyproline, arginine giúp ích cho quá trình nuôi dưỡng sụn khớp và tăng độ đàn hồi cho da. Do đó có thể khẳng định, việc sử dụng chân gà rất tốt và có lợi cho những người bị mắc các bệnh về xương khớp, vừa hỗ trợ điều trị lại vừa có khả năng tăng cường sức khỏe hệ xương khớp.
2. Tác dụng của đậu phộng với bệnh xương khớpĐậu phộng (lạc) là một thực phẩm giàu vitamin và rất tốt sức khỏe. Ngoài tác dụng giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, đậu phộng cũng rất có lợi cho sự phát triển và làm bền chắc hệ xương khớp do có chứa hàm lượng canxi cùng photpho và magie cao.
Với những tác dụng kể trên, có thể thấy, sự kết hợp của chân gà và đậu phộng không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà trên hết nó còn rất có ích trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp rất tốt. Cụ thể là tăng sản sinh chất dịch nhờn trong khớp, nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt và trơn tru.
Cách làm chân gà với đậu phộng chữa bệnh xương khớp Nguyên liệu cần chuẩn bị
3 cặp chân gà (có thể dùng chân gà ta hay chân gà công nghiệp đều được)
100g đậu phộng
Gừng tươi
1 lít nước
Hướng dẫn thực hiện
Làm sạch chân gà bằng cách loại bỏ hết phần da cứng, móng chân. Sau đó, dùng dao khía sâu ở chân gà.
Rửa lại chân gà, bóp kỹ với gừng tươi đã giã nát và ướp hỗn hợp trong vòng 30 phút.
Tiếp theo, đậu phộng loại bỏ hết phần hạt thối, hư mốc hoặc có mầm, đem rửa sạch với nước rồi ngâm trong vòng 14 giờ. Ngâm xong vớt ra để ráo nước.
Sau khi đã sơ chế xong, bỏ hết nguyên liệu vào nồi hầm với 1 lít nước trong khoảng từ 1 – 1,5 giờ.
Thêm gia vị cho vừa miệng.
Cách dùng
Chia nước hầm ra dùng hết trong ngày, nên ăn hết chân gà nhưng không cần ăn hết đậu phộng để tránh đầy hơi.
Mỗi ngày dùng hết 1 phần nước chân gà hầm đậu phộng như trên đều đặn, liên tục trong vòng 1 tuần. Sau đó nghỉ 4 ngày rồi tiếp tục lặp lại liệu trình trong vòng 1 tháng.
Nên ăn trước mỗi bữa ăn chính và ăn khi còn nóng.
Khi tình trạng bệnh đã có chuyển biến tích cực có thể giảm liệu trình xuống 2 lần/tuần để phòng bệnh tái phát.
Chế độ luyện tập cho người bị bệnh xương khớpChân gà hầm đậu phộng tuy là có công dụng điều trị bệnh xương khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng món ăn này đơn thuần, người bệnh sẽ không thể nào đạt được kết quả như mong muốn. Song song với việc ăn chân gà hầm đậu phộng, bệnh nhân cần có chế độ luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường hệ xương khớp. Cụ thể:
Không nên lười vận động mà cần kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày để các khớp hoạt động một cách trơn tru, các cơ tránh bị teo.
Nên tập từ nhẹ đến nặng. Mỗi lần tập không nên quá nặng, quá mệt. Sau tập nên nghỉ ngơi đầy đủ.
Lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân cũng như tình trạng sức khỏe để luyện tập, có thể là Aerobic, đi bộ, cầu lông, bóng bàn,…
Khi khớp bị sưng đau, cần tạm ngừng tập. Có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Song vẫn nên luyện tập nhẹ nhàng ở những bộ phận không đau.
Ngoài ra cũng nên bổ sung canxi qua sữa hoặc thực phẩm để ngăn chặn giảm các triệu chứng viêm đau khớp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Bị Chướng Diều Là Bệnh Gì Và Cách Trị Bệnh Chướng Diều Ở Gà trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!