Xu Hướng 9/2023 # Dạy Trẻ Cách Đối Phó Với Những Cơn Tức Giận Thường Ngày # Top 15 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Dạy Trẻ Cách Đối Phó Với Những Cơn Tức Giận Thường Ngày # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dạy Trẻ Cách Đối Phó Với Những Cơn Tức Giận Thường Ngày được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của con người. Thường là sự phản ứng với cảm giác bị đe dọa, bị ngược đãi hoặc bị ngăn cản không cho làm điều mong muốn. Sự tức giận có thể là điều tích cực khi giúp trẻ có cơ hội sửa chữa sai lầm. Nhưng sự tức giận ngoài tầm kiểm soát có thể gây nguy hiểm cho trẻ và cả những người xung quanh.

Kiểm soát cơn tức giận không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ tức giận hoặc trẻ chỉ giữ sự tức giận trong lòng mà không thể hiện điều đó. Bạn có thể kiểm soát sự tức giận của trẻ bằng cách:

Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra cơn giận dữ cho trẻ.

Nhận ra khi nào trẻ đang tức giận.

Dạy trẻ cách đối phó với sự tức giận theo hướng lành mạnh.

Có rất nhiều cách xử trí để giúp trẻ đối phó với cơn giận theo hướng tích cực, bao gồm:

Cho trẻ thời gian để suy nghĩ: Cho trẻ đi dạo hoặc ngồi ở một phòng yên tĩnh trong khoảng từ 5 đến 15 phút. Làm vậy để trẻ nghĩ lại vấn đề làm trẻ khó chịu và bình tĩnh hơn.

Giúp trẻ suy nghĩ về một chuyện khác: Đối với trẻ nhỏ, có thể gợi ý cho trẻ những trò chơi mà trẻ yêu thích như thổi bong bóng, xếp hình,… Khi trẻ lớn hơn, hãy để trẻ tập những môn thể dục tốt cho sức khỏe như đi bộ, chạy xe đạp,… Hoặc những sở thích khác như vừa nghe nhạc vừa hát theo hay xem phim cũng có thể là một cách khiến trẻ phân tâm tốt.

Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh: Hít thở thật sâu và chậm. Để cơ thể ở tư thế thoải mái, hạn chế co các cơ lại, nhất là các cơ ở mặt.

Hãy gợi cho trẻ tưởng tượng hoặc nhớ lại một không gian thoải mái, dễ chịu.

Phản ứng với vấn đề một cách từ từ: Khi trẻ cảm thấy tức giận, hãy dạy trẻ đếm từ 1 đến 10. Nghĩ đến những câu nói làm tinh thần tốt hơn như “Thư giãn đi nào”, “Bình tĩnh lại thôi”. Đối với trẻ lớn, hãy giúp trẻ nghĩ đến cách tự trấn an bản thân như: “Mình không để điều này làm mình tức giận. Mọi chuyện sẽ ổn thôi”.

Thể hiện cảm xúc bằng lời nói: Dạy trẻ nói ra suy nghĩ thay vì những hành động bạo lực như đánh, cắn, ném đồ đạc hoặc la hét.

Tâm sự, chia sẻ về vấn đề khiến trẻ tức giận: Khuyến khích trẻ nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy. Đó có thể là thành viên gia đình, giáo viên, những chuyên gia về tâm lý,… về những căng thẳng trong cuộc sống.

Thời điểm tốt nhất để dạy trẻ cách kiểm soát cơn giận trước khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Nếu trẻ được dạy những kỹ năng này sớm, trẻ sẽ dễ dàng đối phó với sự tức giận theo hướng lành mạnh.

Để giúp trẻ kiểm soát được cơn tức giận, bạn có thể:

Nhắc nhở trẻ thường xuyên thực hành nhiều cách mới để kiểm soát cơn giận. Đừng đợi cho đến khi trẻ đã mất kiểm soát.

Dành cho trẻ những phần thưởng nhỏ khi trẻ thể hiện thái độ và hành vi tích cực. Bạn có thể cùng trẻ lập một danh sách các phần thưởng mà trẻ có thể nhận được khi kiểm soát được sự tức giận mỗi ngày.

Kể những câu chuyện về sự tức giận để giúp trẻ đưa ra ý tưởng về cách giải quyết với cảm xúc của mình. Nói với trẻ về những lúc bạn tức giận và căng thẳng và những gì bạn đã làm.

Nếu trẻ vẫn gặp vấn đề trong việc kiểm soát những cơn tức giận, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn.

Nghề làm cha mẹ là một công việc khó khăn. Nó có thể gây căng thẳng và kéo dài đến 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

Sẽ rất tồi tệ khi bạn có một đứa trẻ dành thời gian khóc nhiều hơn ngủ. Điều này có thể gây nhiều áp lực hơn nếu không có ai giúp bạn chăm sóc trẻ.

Khi có những vấn đề nghiêm trọng trong gia đình, mọi người trong gia đình có thể cảm thấy tức giận nhiều lần. Hầu hết những cha mẹ đánh con mình trong cơn giận dữ cảm thấy căng thẳng nhiều hơn khi họ bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Cha mẹ là tấm gương tốt nhất để con cái học tập. Vậy nên cách bạn kiểm soát tốt cơn tức giận cũng chính là cách bạn dạy cho chính con mình. Nếu trẻ phạm lỗi, hãy dành cho trẻ một khoảng thời gian ngắn ngồi ở trong phòng yên tĩnh.

Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Đau Nhức Cơ Bắp Sau Khi Chạy?

Thomas Brickner, huấn luyện viên một số môn thể thao tại trường Đại học North Carolina, cho biết: “Đau nhức cơ có thể bắt nguồn từ Delayed onset muscle soreness (đau nhức cơ bắp bị trì hoãn khởi phát) – một dạng đau lan tỏa trong cơ. Hiện tượng này thường bắt đầu một hoặc hai ngày sau khi mới tập luyện, hoặc tập luyện hình thức mà bạn chưa quen“.

Sự đau nhức cơ bắp bị trì hoãn (DOMS) xảy ra sau ngày đầu tiên bạn say sưa ở lớp múa, lần đầu chạy sau vài tháng, hoặc lần đầu tiên nâng tạ. Và dù bạn cảm thấy mình dường như không thể nhấc nổi tay chân thì cũng hãy cố duỗi thẳng tay chân.

DOMS bắt nguồn từ chấn thương vi mô khuếch tán đến các cơ và sưng viêm hệ quả từ đó. (Đó là một hiện tượng phổ biến, kết quả từ sự hình thành axit lactic. Axit lactic gây ra tình trạng cháy dữ dội trong lần tập luyện gần nhất của bạn hoặc ngay khi cơ bắp chưa kịp thích nghi. Tuy nhiên cơ thể bạn có thể loại bỏ nó khỏi máu trong vài phút).

Brickner cho biết: “Thông thường cơn đau cơ bắp khởi phát trì hoãn chỉ khiến khó chịu ở cơ bắp. Các cơn đau thường nhẹ, bạn thường cũng không bị sưng tấy nhiều ở khu vực đau đó“. Ví dụ, nếu bạn tập luyện cơ bắp tay vào ngày hôm qua thì có thể hôm nay bắp tay của bạn sẽ thấy đau, nhưng bạn vẫn có thể duỗi thẳng khuỷu tay của mình.

Với những người chạy bộ gặp phải tình trạng đau nhức hoặc cứng cơ từ 24 đến 48 giờ sau khi chạy hoặc các loại hình thể dục khác, đặc biệt là nếu bạn mới tập chạy hoặc đã tăng khoảng cách hoặc cường độ. Đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DOMS) này sẽ tự biến mất sau một vài ngày, nhưng đây là một số mẹo để đối phó với tình trạng đau nhức đó trong thời gian này.

Sau khi chạy, đặc biệt là chạy dài, bạn muốn bổ sung năng lượng nhanh nhất có thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ bắp dễ tiếp thu nhất để xây dựng lại các kho dự trữ glycogen (glucose dự trữ) trong vòng 30 phút đầu sau khi tập thể dục. Nếu bạn ăn sớm sau khi tập luyện, bạn có thể giảm thiểu cứng cơ và đau nhức.

Một nguyên tắc nhỏ cho thực phẩm sau khi chạy là tỷ lệ 1 gram protein với 3 gram carbs. Thanh dinh dưỡng, chẳng hạn như thanh Clif, thanh Kind, hoặc thanh Power, là những lựa chọn tiện lợi, tốt cho sức khỏe. Hãy tìm những thanh có tỷ lệ 3: 1 carbs so với protein. Các ví dụ khác về việc thay thế chất dinh dưỡng nhanh sẽ là bánh mì tròn với bơ đậu phộng, lắc protein, chuối và sữa chua, sinh tố trái cây và sữa chua.

Nếu bạn cảm thấy không thể no bụng ngay sau khi chạy, hãy thử uống một ít sữa sô cô la. Sữa sô cô la cung cấp nhiều protein, carbohydrate và vitamin B làm cho nó trở thành một thức uống phục hồi tuyệt vời.

8.9

Sữa tăng cơ Wheylabs Pro Standard Whey Protein 2.27kg

1,450,000vnđ

8.0

Sữa Tăng Cơ Impact Whey Protein 2.5kg

1,690,000vnđ

8.1

Sữa Tăng Cơ Mammut Nutrition Whey Protein 3000g

2,400,000vnđ

8.5

Sữa tăng cơ NitroTech Whey Gold 5lbs/2.28kg

1,780,000₫

Tắm nước nóng ngay sau khi tập sẽ chỉ làm nặng thêm tình trạng đau nhức cơ.

Thay vào đó hay thử chườm đá ngay sau khi tập để làm chậm lưu lượng máu và ổn định nồng độ hoóc môn.

Ma giê rất quan trọng để thư giãn cơ, vì thể bạn có thể dùng các thuốc giãn cơ hoặc chống viêm nếu thấy đau nhiều.

Các chuyên gia khuyên nên tắm bằng muối Epsom và nước tạo bọt ma giê để giảm đau nhức cơ.

Máu đến cơ càng nhiều, thời gian hồi phụ sẽ càng nhanh. Tuy chúng ta có xu hướng không làm gì cả và nghỉ ngơi để tránh đau cơ, song kéo giãn nhẹ nhàng và trở lại với các hoạt động bình thường mới là cách tốt nhất.

Đi bộ trong những ngày nghỉ giữa các buổi tập nặng là cách tốt để “hồi phục chủ động”.

Mát xa cơ có thể giúp ích đối với đau cơ do mọi nguyên nhân và hỗ trợ cho điều trị. Nó giúp cơ thể thư giãn cả trước và sau khi stress xảy ra. Mát xa còn làm giảm sưng, tăng lưu lượng máu đưa ô xi và chất dinh sưỡng đến cơ, giúp cơ dễ dàng phục hồi hơn sau khi bị tổn thương.

8.3

Hammer Balm Cream 44ml

650,000vnđ

8.1

Chai Xịt Lạnh Starbalm Cold Spray 150ml

220,000vnđ

9.1

Starbalm Massage Lotion 200ml

240.000vnđ

8.5

Gel Làm Lạnh Starbalm Cold Gel 100ml

170,000₫

Trào Lưu “Nằm Ì Trên Giường Cả Ngày”: Khi Giới Trẻ Đã Quá Mệt Mỏi Với Cuộc Sống Thường Ngày

Bed rotting là gì?

Bed rotting chỉ hành vi nằm ì trên giường, cuộn mình trong chăn nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày, và mặc kệ thế giới bộn bề ngoài kia. Nhiều người nằm dài trên giường cả ngày trong khi xem phim, ăn đồ ăn vặt, hay đơn giản là chỉ nhìn lên trần nhà.

Có nhiều người rất chịu khó đầu tư cho giường ngủ, họ mua chăn ga gối đệm hạng sang và bài trí giường như giường của giới quý tộc, tất cả để đảm bảo việc việc nghỉ ngơi diễn ra thoải mái nhất.

Cô gái này trang hoàng giường ngủ như giường của nàng công chúa

Đối tượng tham gia trào lưu chủ yếu là những người trẻ tuổi. Họ đình công hết các hoạt động học tập, làm việc hoặc thậm chí vui chơi giải trí để có thêm thời gian nghỉ ngơi trên giường.

Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của trào lưu này nhưng bed rotting đã tạo được ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, thu hút nhiều người tham gia và chia sẻ lại trải nghiệm của mình.

Đối với nhiều người, bed rotting giúp họ cảm thấy bớt tội lỗi hơn khi dành thêm thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là cách để họ lấy lại sức khỏe thể chất cũng như tinh thần sau một tuần bận rộn hoặc sau khi vừa khỏi bệnh. Thậm chí, nhiều người còn coi bed rotting là một sở thích, đam mê và lối sống.

Mới đây, tiến sĩ Jessi Gold khoa tâm thần học tại Đại học Washington, nhận định người tham gia trào lưu này cân bằng việc ngủ nghỉ và các hoạt động thư giãn khác, như đọc sách hoặc chạy bộ. Cô cũng khuyến khích mọi người tự đánh giá thời gian giấc ngủ của mình, để xem liệu giấc ngủ có tác động tích cực tới sức khỏe thật không, hay bạn chỉ là đang ép bản thân ngủ để tránh đối mặt với stress.

Thực trạng và hệ quả của bed rotting

Bed rotting giống với trào lưu “tang ping” (triết lý nằm phẳng) hoặc trào lưu “bai lan” (thờ ơ với thời cuộc) của một bộ phận giới trẻ Trung Quốc. Những người theo trào lưu này có xu hướng tự đẩy mình ra khỏi guồng quay của xã hội và chọn cách nằm yên và bỏ lại mọi thứ. Các trào lưu này phổ biến ở Trung Quốc vì những gánh nặng cuộc sống đang đè nặng lên giới trẻ như chi phí sinh hoạt tăng cao, thất nghiệp, lạm phát.

Mặc dù có khá nhiều người thích cách suy nghĩ mặc kệ đời kiểu này, nhưng truyền thông Trung Quốc lại lên án dữ dội. Các chuyên gia cho rằng trào lưu giống với bed rotting về lâu dài sẽ sản sinh ra một thế hệ lười biếng, thiếu chí tiến thủ, hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Advertisement

Về phương diện chăm sóc sức khỏe, nằm trên giường quá lâu có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngủ nhiều làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và góp phần làm trầm trọng thêm bệnh béo phì và gia tăng nguy cơ trầm cảm.

3 Cơn Đau Thường Gặp Nếu Bạn Không Gập Bụng Đúng Cách

Gập bụng là một bài tập dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, gập bụng đúng cách và tránh được cơn đau thì không phải là điều mà ai cũng làm được, đặc biệt là người mới bắt đầu.

Gập bụng là một bài tập kích thích cơ lõi của bạn hoạt động bằng cách nâng thân trên và thử thách cơ bụng. Ngoài chống đẩy, đây cũng là một bài tập bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Các cơn đau do gập bụng sai cách 1. Co thắt cơ bụng

Co rút cơ bụng thường được xuất hiện do căng cơ. Cơn đau này cũng có thể là kết quả của đau cơ khởi phát muộn DOMS, thường xuất hiện sau buổi tập luyện vất vả và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Nếu bị đau nhức do DOMS, bạn có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi. Nếu cơ bụng cảm thấy rất đau nhức sau khi gập bụng, điều này có nghĩa bạn đã tập luyện quá sức. Vì thế, người tậo nên thử giảm bớt số lần gập bụng mỗi khi tập.

Để tránh bị căng cơ, bạn nên khởi động hoặc giãn cơ động trước khi tập luyện. Người tập có thể bắt đầu với một vài lần gập bụng rồi sau đó, tăng dần dần.

2. Đau cổ

Không gập bụng đúng cách có thể dẫn đến đau cổ và khó chịu trong hoặc sau khi tập luyện. Cơn đau này chủ yếu là do bạn kéo cổ về phía trước với bàn tay siết chặt khi thực hiện bài tập.

Nếu sử dụng cơ cổ hoặc cơ lưng trên để bắt đầu gập bụng, bạn có thể sẽ bị đau cổ. Đặc biệt là khi bắt đầu, bạn rất hay kéo cổ về phía trước khi gập bụng. Điều này sẽ giúp người tập cảm thấy cơ thể nâng được cao hơn và thực hiện bài tập dễ hơn.

Tuy nhiên, tư thế này rất dễ gây chấn thương cho cổ. Vì thế, thay vào cứ mãi kéo cổ, bạn hãy tập trung vào cơ bụng của mình.

Song song đó, cũng có một số trường hợp người tập sẽ kéo mạnh cổ khi mà cơ bụng đã quá mệt mỏi sau buổi tập luyện. Trong trường hợp này, hãy chuyển bài tập bụng sang những dạng biến thể để đa dạng hóa bài tập.

Gập bụng không đúng cách không chỉ khiến cổ bị khó chịu mà còn giảm hiệu quả của bài tập. Đau cổ chính là dấu hiệu rằng bạn đang sử dụng cổ và cơ lưng trên để co thân về phía trước, chứ không phải bụng.

Điều này giảm sự vận động của cơ bụng và nhóm cơ được nhắm tới. Do đó, bạn nên để cổ thư giãn và tập trung sử dụng cơ bụng để tránh đau cổ và tăng cường độ hoạt động của cơ bụng.

3. Đau lưng

Đau cổ khi gập bụng

Theo McGill trong một tờ báo của The Toronto Star, không gập bụng đúng cách có thể gây ra sức nén rất lớn lên đĩa đệm cột sống của bạn. Việc gập cột sống lặp đi lặp lại trong các bài tập gập bụng có thể gây ra tác động xấu đến cột sống lưng.

Khi các đĩa đệm bị nén lại, chúng phình ra bên ngoài, chèn ép dây thần kinh cột sống và gây ra đau lưng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cột sống

Bên cạnh đó, đau lưng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh bài tập. Một trong những lỗi sai phổ biến nhất chính khi gập bụng chính là hông bạn không được ép xuống dẫn đến lưng cong.

Hướng dẫn gập bụng đúng cách

Bạn có thể thực hiện tư thế gập bụng trên sàn hoặc trên thảm yoga.

Để thực hiện gập bụng đúng cách, hãy thư giãn cổ và giữ cột sống cổ thẳng với cột sống lưng trên.

Hãy nắm 2 bàn tay lại để sau cổ để giả vờ như hỗ trợ hoặc đặt đầu ngón tay ở 2 bên đầu. Điều này thử thách bạn hơn nhưng loại bỏ khả năng bạn đan tay và kéo cổ lên.

Nếu bạn thấy tư thế này khó quá, bạn có thể gập cánh tay trước ngực và gập bụng hoặc để tay dưới sàn, sau đó tiếp tục dùng cơ bụng để kéo bụng vào và nâng bả vai ra khỏi sàn.

Ngoài việc thực hiện gập bụng đúng tư thế, bạn nên kiểm soát số lần gập bụng để tránh bị đau lưng hoặc co thắt cơ bụng. Hãy thử từng chút từng chút để cơ thể thích ứng dần.

Gập bụng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế tối đa chấn thương

Ngoài ra, ứng dụng thông minh này còn cung cấp giải pháp tập luyện online cùng huấn luyện viên. Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian tới phòng tập hay muốn thay đổi không gian và thời gian luyện tập linh hoạt, chúng mình có lẽ sẽ là vị cứu tinh của bạn.

Đăng bởi: Văn Kỳ Đinh

Từ khoá: 3 cơn đau thường gặp nếu bạn không gập bụng đúng cách

Cách Dạy Trẻ Đánh Vần Tiếng Việt Phương Pháp Dạy Trẻ Học Đánh Vần Tiếng Việt

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là “bê”, âm đọc là “bờ”. Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ “bê” (b) em đọc là “bờ”

Chữ “xê” (c) em đọc là “cờ”, chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là “cờ”. Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là “cu” nữa mà gọi tên là “quy”.

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 – 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

a) Về ngữ âm

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

b) Về cấu tạo

Âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

3. Cách đánh vần 1 tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ghi nhớ:

1. Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a – nờ – an.

Ví dụ 2. Tiếng ám có vần “am” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a – mờ – am – sắc – ám.

Ví dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu.

Ví dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh ngã. Đánh vần: nhờ – iêu – nhiêu – ngã – nhiễu.

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Thí dụ 5. Tiếng Nguyễn cóâm đầu là “ng”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê (ia) – nờ – uyên

Advertisement

. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Ví dụ cấu tạo vần của tiếng Nguyễn

Ví dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi. Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần: yêng – hỏi – yểng.

Ví dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là “b”, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “bóng”: bờ – ong – bong – sắc – bóng.

Ví dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – a – ca – sắc – cá.

Sử dụng từ và hình ảnh khi dạy đánh vần.

Ví dụ 10. Phân biệt đánh vần “da” (trong da thịt ) và “gia” (trong gia đình).

“da” : dờ -a-da.

“gia” có âm hoàn toàn như “da” nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a- gia.

Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Cách Giao Tiếp Đối Với Những Người Lần Đầu Gặp Mặt

Cách giao tiếp đối với những người lần đầu gặp mặt

1. Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục là những gì thể hiện ra ngoài, nó có thể nói lên tính cách cũng như con người của bạn. Vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng nó sẽ quyết định tới cái nhìn của họ đối với bạn.

Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, bạn nên lựa chọn trang phục theo những tiêu chí sau:

Thứ nhất: Hợp với hoàn cảnh của thời gian và không gian của buổi gặp gỡ

Thứ hai: Lựa chọn trang phục phù hợp với độ tuổi của bạn

Bạn không cần sử dụng hàng hiệu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên miễn sao bạn thấy thoải mái và tự tin trong trang phục của mình.

Lựa chọn trang phục phù hợp với nội dung của buổi gặp gỡ

2. Sử dụng ánh mắt biết nói

– “Mắt là cửa sổ tâm hồn” nhiều người có khả năng đọc được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt. Theo các chuyên gia, ánh mắt nói lên được tính cách của con người. Những người luôn nhìn thẳng vào ánh mắt của người khác thường là những người trung thực và đầy vẻ tự tin. Trong 6s đầu tiên gặp gỡ một người điểm thu hút đầu tiên cũng là ánh mắt.

– Hãy tận dụng điều này trong buổi gặp gỡ đầu tiên của bạn. Hãy nhìn thẳng vào mắt của đối phương, trong khi đang nói, hoặc người giao tiếp với bạn đang nói. Chú ý rằng, không nên nhìn chằm chằm vào đối phương hay đảo mắt liên tục, có thể bạn sẽ gây cho đối phương hoảng sợ hoặc mất cảm tình đối với bạn. Hãy để một ánh mắt biết cười còn là ánh mắt gây ấn tượng và thu hút người khác.

Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp giúp đạt hiệu quả cao

3. Điều chỉnh âm thanh giọng nói của bạn

Điều chỉnh âm thanh giọng nói của bạn  với người đối diện

4. Chuẩn bị nội dung cần nói 5. Cần cởi mở tự tin khi giao tiếp

– Một trong những yếu tố then chốt trong cách giao tiếp đối với những người lần đầu gặp mặt là sự cởi mở trong câu chuyện và phong thái tự tin. Bạn không quá chú trọng tới việc thể hiện bản thân sao cho ân tượng trong mắt người gặp lần đầu. Hãy cứ là chính bạn mà thôi.

– Hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể để tôn lên sự tự tin của bạn như mỉm cười thoải mái, đứng thẳng, mắt nhìn thẳng. Tất cả điều đó sẽ tạo ra không khí của cuộc trò chuyển trở nên thoải mái hơn.

7. Tập trung lắng nghe và quan sát

– Trong giao tiếp, bạn nên chú ý lắng nghe và quan sát người đang muốn truyền tải thông tin được với mình, điều này cũng giúp cho bạn thu thập được nhiều thông tin từ đó là bước đệm để bạn dẫn dắt câu chuyện

– Nếu thể hiện thái độ thích thú với những gì đối phương đang thể hiện thì họ sẽ cởi mở và chia sẻ nhiều hơn trong cuộc trò chuyện đó. Ngoài ra bạn cũng hiểu được phần nào bản thân của họ.

Đăng bởi: Thái Đạt

Từ khoá: Cách giao tiếp đối với những người lần đầu gặp mặt

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Trẻ Cách Đối Phó Với Những Cơn Tức Giận Thường Ngày trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!