Bạn đang xem bài viết Châm Cứu Điều Trị Hội Chứng Ống Cổ Tay: Cách Châm Và Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thần kinh gây ra bởi sự chèn ép của dây thần kinh giữa khi nó đi qua ống cổ tay ở cổ tay. Đây là bệnh lý chèn ép dây thần kinh phổ biến nhất, chiếm 90% tổng số bệnh lý thần kinh.
Nguyên nhânHội chứng ống cổ tay thường là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ cụ thể của bệnh nhân, nghề nghiệp, xã hội và môi trường. Hội chứng ống cổ tay là kết quả của việc tăng áp lực ống cổ tay và sau đó là sự chèn ép của dây thần kinh giữa.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng ống cổ tay bao gồm di truyền, tiền sử cử động cổ tay lặp đi lặp lại như đánh máy, hoặc làm việc với máy móc cũng như béo phì, viêm khớp dạng thấp và mang thai.
Yếu tố gây bệnh là chuỗi vòng lặp bất lợi cho cổ tay gồm tăng áp lực, cản trở dòng chảy toàn bộ của mạch máu, tăng phù nề tại chỗ và tổn thương vi tuần hoàn của dây thần kinh giữa. Rối loạn chức năng thần kinh trở nên bị tổn hại, và tính toàn vẹn cấu trúc của dây thần kinh bị tổn thương từ đó vỏ myelin và sợi trục bị tổn thương theo. Đồng thời, các mô xung quanh bị viêm, mất chức năng bảo vệ và hỗ trợ hoạt động. Áp lực và chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại càng làm trầm trọng và làm tổn thương thêm dây thần kinh giữa.
Triệu chứngCác triệu chứng ban đầu của hội chứng ống cổ tay bao gồm đau, tê và dị cảm. Các triệu chứng này thường xuất hiện, với một số thay đổi, ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa hướng tâm (bên ngón cái) của ngón đeo nhẫn. Đau cũng có thể lan ra cánh tay bị ảnh hưởng. Khi tiến triển nặng hơn, có thể bị yếu tay, giảm khả năng phối hợp vận động, vụng về và teo cơ. Châm cứu điều trị hội chứng ống cổ tay sẽ giúp cải thiện những triệu chứng này.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm và thuyên giảm vào ban ngày. Với sự tiến triển thêm của bệnh, các triệu chứng cũng sẽ xuất hiện trong ngày, đặc biệt là với một số hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như khi vẽ, đánh máy hoặc chơi trò chơi điện tử.
Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, các triệu chứng có thể không đổi.
Châm cứu chữa bệnh đã được chứng minh bằng các nghiên cứu đăng trên các tạp chí Y học trong nước và quốc tế.
Sau khi điều trị bằng châm cứu, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau, tê, ngứa ran chỉ ra sự cải thiện về điểm số mức độ của triệu chứng tương ứng. Bên cạnh đó, lực cầm nắm bên bị bệnh ở bệnh nhân hội chứng ống cổ tay tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện đánh giá điện sinh lý cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể tốc độ dẫn truyền vận động của đoạn lòng bàn tay-cổ tay, giảm độ trễ thời gian tiềm vận động ngoại vi. Đồng thời, dấu hiệu của Tinel giảm đáng kể ở bên bị bệnh.
Từ nghiên cứu giúp chỉ ra rằng châm cứu điều trị hội chứng ống cổ tay (bao gồm hào châm, điện châm) mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân hội chứng ống cổ tay với bằng chứng là cải thiện triệu chứng, sức cầm nắm, chức năng điện sinh lý.
Điều trị bằng châm cứu có hiệu quả tương đương với prednisolone liều thấp ngắn hạn đối với bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với những người không dung nạp, chống chỉ định uống steroid, những người không chọn phẫu thuật sớm, điều trị bằng châm cứu như một sự lựa chọn thay thế thích hợp.
Chống chỉ địnhCơ thể suy yếu, sức đề kháng kém, phụ nữ có thai.
Không châm vào những vùng huyệt đang có viêm nhiễm, lở loét ngoài da.
Cách châmThường hào châm hoặc điện châm các huyệt chính Nội quan, Đại lăng và một số huyệt tại chỗ tùy theo vị trí bị ảnh hưởng như Lao cung, Thiếu phủ, Trung chữ, Hậu khê, Hợp cốc, Ngư tế, Bát tà…
Châm cứu cũng giống như những phương pháp điều trị khác, người bệnh cần lưu ý những vấn đề khác như sinh hoạt, vận động để điều trị có hiệu quả cao nhất:
Hạn chế gập ngửa cổ tay quá mức trong sinh hoạt, công việc văn phòng, thể thao,…
Giải quyết các bệnh lý nền nếu có ảnh hưởng như đái tháo đường, viêm khớp cổ tay,…
Bổ sung các vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh có thể dùng thêm tinh dầu massage vùng cổ tay như tinh dầu oải hương, tinh dầu cúc la mã, tinh dầu thông, …
Ngày nay, hội chứng ống cổ tay ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Châm cứu đã và đang phát huy thế mạnh trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Quý bạn đọc mong muốn tư vấn và điều trị hiệu quả bằng châm cứu nên đến cơ sở y tế uy tín được cấp phép.
Tăng Phosphat Máu Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tăng phosphat trong máu là tình trạng hàm lượng phospho trong cơ thể cao
Tăng phosphat trong máu là tình trạng hàm lượng phospho trong cơ thể cao. Nó có thể xảy ra do chế độ ăn uống hoặc do sự thay đổi chức năng của thận. Thông thường, tăng phosphat máu không có triệu chứng.
Tăng phosphat máu thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh thận mãn tính (CKD). Thận hoạt động bình thường sẽ loại bỏ lượng phospho dư thừa trong cơ thể. Nhưng với người bị bệnh thận mãn tính, thận của bạn không thể loại bỏ phospho, khiến nó tích tụ trong cơ thể. Hàm lượng phospho cao có thể gây cặn canxi trong mạch máu, phổi, mắt và tim gây hại cho cơ thể.
Tăng phosphat máu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và thậm chí tử vong.
Thận của bạn có nhiệm vụ bài tiết 90% lượng phosphat dư thừa
Cơ thể dự trữ phospho dưới dạng phosphat và phần lớn được kết tinh trong xương. Phần khác nằm trong cơ bắp. Khi bị tăng phosphat trong máu, mức phosphat trong cơ thể sẽ trở nên rất cao.
Thận có nhiệm vụ bài tiết 90% lượng phosphat dư thừa hàng ngày, đường tiêu hóa bài tiết lượng phosphat còn lại.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức phospho trong cơ thể. Khi chức năng thận gặp vấn đề về, mức độ phosphat của bạn không thể được điều chỉnh và gây tăng phosphat máu.
Thận của bạn cũng biến vitamin D thành 1,2,5 ditrydroxyvitamin D3 – một nguyên liệu để củng cố xương, bên cạnh đó người bị thận mãn tính thường bị tăng phosphat máu và làm giảm calcium máu do đó họ thượng bị các vấn đề về xương như yếu xương, nhuyễn xương,….
Chuột rút là một trong những triệu chứng của tăng phosphat máu
Mặc dù tình trạng tăng phosphat trong máu thường không được chú ý, nhưng thường có một vài dấu hiệu và triệu chứng sau:
– Chuột rút cơ bắp
– Tê quanh miệng
– Đau xương khớp
– Phát ban
Nếu tình trạng tăng phosphat trong máu không được điều trị, có thể có nguy cơ phát triển các tình trạng đe dọa tính mạng khác. Chúng bao gồm những điều sau:
– Cường cận giáp thứ phát
– Loạn dưỡng xương do thận
– Vôi hóa di căn, hoặc lắng đọng canxi, trong mạch máu và mô mềm
Tăng phosphat máu thường khó chẩn đoán
Vì tăng phosphat máu thường xảy ra mà không có triệu chứng rõ ràng nên khó chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ phosphat trong máu để phát hiện tình trạng tăng phosphat trong máu.
Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm lượng phosphat trong cơ thể. Ngoài việc sử dụng thuốc liên kết với phosphate để loại bỏ lượng phosphat thừa, cần phải giảm lượng phosphate của mình trong khẩu phần ăn. Thực phẩm giàu phospho, bao gồm cả thực phẩm giàu protein, cần phải tránh nếu bị tăng phosphat trong máu.
Phospho cũng được bổ sung vào thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, và đồ uống đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn có thể có hàm lượng phospho cao. Hạn chế những thực phẩm này
Advertisement
giúp giảm lượng phosphat nạp vào cơ thể.
Cải thiện bài tiết qua thận: Điều này được áp dụng nếu chức năng thận không bình thường. Việc này sẽ được yêu cầu thực hiện tại bệnh viện để loại bỏ lượng phospho dư thừa ra khỏi cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng nước muối sinh lý và bắt buộc lọc máu để cải thiện khả năng bài tiết của thận.
Nguồn: Web MD
Tắc Ruột Non: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tắc ruột non là tình trạng thức ăn, dịch vị tiêu hóa bị tắc nghẽn trong lòng ruột, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ 2 tuổi hoặc người già. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thủng ruột, hoại tử ruột đe dọa đến tính mạng người bệnh.
1. Tắc ruột non có thể do những nguyên nhân nào?
Trong đường tiêu hóa, ruột non nằm sau dạ dày và nhận sản phẩm tiêu hóa từ dạ dày để tiếp tục phân giải, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Khi các chất trong lòng ruột non không lưu thông được sẽ dẫn đến tắc ruột non, đây là bệnh lý nguy hiểm. Đối tượng thường bị tắc ruột non là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.
Tắc ruột non có thể dẫn đến thủng ruột nếu can thiệp muộn
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non, được chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
Nguyên nhân trong lòng ruột: Tắc ruột non xảy ra ở những người bị sỏi mật, u bướu, giun hoặc dị vật trong lòng ruột.
Nguyên nhân ngoài thành ruột: thoát vị thành bụng, dây dính, xoắn ruột, áp xe trong khoang bụng hay máu tụ.
Nguyên nhân ở thành ruột: tụ máu trong thành ruột hay lòng ruột, viêm ruột, u bướu, chít hẹp.
2. Triệu chứng, biến chứng của tắc ruột nonRuột non bị tắc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được cấp cứu điều trị kịp thời.
2.1. Triệu chứng nhận biết tắc ruột nonTriệu chứng của tắc ruột non xuất hiện khá sớm và dồn dập, nên đi khám để điều trị ngay từ giai đoạn này. Khi triệu chứng nặng hơn và kéo dài, tắc ruột non có thể đã gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân.
Những triệu chứng do tắc ruột non bao gồm:
Đau và chướng bụng là triệu chứng thường gặp do tắc ruột non
Đau và chướng bụng
Những cơn đau, chướng bụng xuất hiện ở vùng quanh rốn hoặc thượng vị xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân tắc ruột non. Cơn đau quặn liên tục, đôi khi kèm theo co thắt dồn dập khiến người bệnh vô cùng khó chịu, nặng hơn bệnh nhân có thể ngất xỉu.
Ngoài ra, tắc ruột non khiến thức ăn tích lại, ruột non phản ứng nên bụng thường bị căng chướng hơn.
Nôn mửa, bí trung tiện và đại tiện
Những triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị tắc ruột non song thường xảy ra muộn, nhất là nôn. Nếu tình trạng tắc xảy ra ở đoạn cuối ruột non, bệnh nhân có thể nôn ra chất phân. Nhiều người bệnh có cảm giác bí trung, đại tiện kéo dài dù đã thụt tháo sạch phân ở trực tràng.
Triệu chứng khác
Người bệnh bị tắc ruột non dẫn đến nôn nhiều, ứ dịch trong ruột nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng. Triệu chứng điển hình của chứng này là choáng váng, nhịp tim nhanh, sốt, nhạy cảm với cơn đau ở bụng, nhu động ruột giảm,…
Mặc dù triệu chứng của tắc ruột non xuất hiện khá sớm song không rõ rệt gây khó khăn trong chẩn đoán. Vì thế mà nhiều bệnh nhân đi khám và điều trị muộn khi đã gặp phải biến chứng nguy hiểm.
2.2. Biến chứng do tắc ruột nonCác chuyên gia đánh giá, tắc ruột non là chứng bệnh tiêu hóa cấp tính, nguy hiểm cao chỉ đứng sau viêm ruột thừa cấp. Tình trạng tắc nghẹt tại ruột non càng kéo dài thì ruột càng bị giãn ra cùng với tổn thương ở mạch máu. Áp lực lồng ruột tăng cùng sự bít tắc là nguyên nhân gây hoại tử ruột, thủng ruột vô cùng nguy hiểm.
Tắc ruột non càng kéo dài càng nguy hiểm cho sức khỏe
Ngoài ra, tắc ruột non gây tổn thương thành ruột là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn từ ruột tấn công gây viêm nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc biến chứng từ tắc ruột non rất nguy hiểm, có thể gây sốc nặng đến tử vong nếu không can thiệp sớm. Đặc biệt, biến chứng viêm phúc mạc có tỉ lệ tử vong rất cao.
3. Biện pháp điều trị tắc ruột non hiệu quả
Bệnh nhân bị tắc ruột non cần cấp cứu sớm
Cần biết rằng, tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm, cần cấp cứu ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng cũng như đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Nếu được can thiệp sớm, bệnh tắc ruột non có tiên lượng tốt. Điều trị càng chậm trễ thì khả năng hồi phục sức khỏe và biến chứng càng kém.
Các phương pháp hiện được áp dụng trong điều trị tắc ruột non bao gồm:
3.1. Điều trị nội khoaĐiều trị nội khoa hiệu quả trong các trường hợp bán tắc ruột non có dính hoặc viêm ruột như như lao ruột, Crohn,…hoặc tắc ruột non hoàn toàn do dính nhưng đến trước 6h. Nếu người bị bị sốc, cần hồi sức tích cực để cứu sống và duy trì chỉ số sức khỏe của người bệnh, đồng thời nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc sonde dạ dày.
Ngoài ra, còn cần điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu tắc ruột non có biến chứng nhiễm trùng hoặc gây đau đớn nghiêm trọng. Nếu điều trị nội khoa quá 48h mà tình trạng không được cải thiện thì cần chuyển phẫu thuật.
3.2. Điều trị ngoại khoaĐược chỉ định trong các trường hợp như: điều trị nội khoa thất bại, tắc ruột non hoàn toàn, tắc do u bướu,… Qua phẫu thuật, tình trạng tắc ruột non sẽ được khắc phục, cùng với đó là điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Như vậy, tắc ruột non là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu điều trị sớm để bảo toàn sức khỏe, hạn chế rủi ro. Điều trị càng chậm trễ thì mức độ nguy hiểm cao, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa bởi biến chứng nhiễm độc, nhiễm trùng, sốc nặng, viêm màng bụng, hoại tử hoặc thủng ruột,…
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ khám chữa bệnh nhanh chóng cho các trường hợp tắc ruột non. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
8 Nguyên Nhân Đi Cầu Ra Máu Và Cách Điều Trị, Lưu Ý Cần Biết
Đi cầu ra máu là hiện tượng phân lẫn máu khi đi cầu, hoặc máu dính trên giấy. Đi cầu ra máu có thể do bị táo bón sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bệnh trĩBệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây đi cầu ra máu. Bệnh trĩ là tình trạng phình to ra của các tĩnh mạch ở hậu môn hay vùng dưới trực tràng. Có thể gây khó chịu do đau rát và chảy máu.
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi cầu ra máu
Rò hậu mônRò hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách ở lớp niêm mạc hậu môn. Thường xảy ra do táo bón, đi ngoài phân lớn cứng, tiêu chảy liên tục,… Từ đó có thể gây chảy máu và xuất hiện máu đỏ tươi trong phân lúc đi ngoài khiến bạn cảm thấy đau rát.
Niêm mạc hậu môn bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đi cầu ra máu
Polyp trực tràng, đại tràngLớp niêm mạc bên trong ống đại trực tràng có thể sản sinh các khối u nhỏ gọi là polyp. Hầu hết polyp là lành tính nhưng polyp cũng có thể chuyển sang ung thư, vậy nên cần theo dõi để kịp thời điều trị.
Các khối u lành tính trong ruột kết nếu kéo dài có thể gây chảy máu khi đi cầu, khiến cơ thể mất máu 1 thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Polyp trong ruột là một trong những nguyên nhân ra máu khi đi cầu
Ung thư đại trực tràngBản chất của các polyp thường không có nguy cơ ung thư. Tuy nhiên khi các polyp tăng sản lớn và viêm đặc biệt tập trung ở bên phải đại tràng thì đó là một điều đáng lo ngại.
Khám Phá Thêm:
13 triệu chứng hậu covid và cách khắc phục hiệu quả bạn cần biết
Polyp có tỉ lệ ung thư cao khi chúng lớn 1cm hoặc có dấu hiệu loạn sản.
Ung thư đại trực tràng dẫn đến triệu chứng đi cầu ra máu màu đỏ thẫm. Tuy nhiên bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải xét nghiệm sàng lọc.
Đi cầu ra máu cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư đại tràng
Bệnh viêm ruộtBệnh viêm ruột (IBD) là nguyên nhân gây chảy máu trực tràng ở người lớn. Đây là bệnh viêm mạn tính chủ yếu bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ra.
Cả hai bệnh trên đều có gây ra tình trạng đi cầu ra máu. Máu có màu đỏ tươi trong trực tràng, thường lẫn với phân và chất nhầy.
Advertisement
Bệnh viêm ruột gây ra tình trạng chảy máu trực tràng
Viêm túi thừaTúi thừa là các túi nhỏ hình thành ở ruột và phồng lồi ra bên ngoài thành ruột kết. Tình trạng viêm túi thừa xuất hiện khi bất kỳ túi nhỏ nào bị viêm nhiễm.
Viêm túi thừa gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và đi cầu ra máu, máu có màu đỏ thẫm, cảm thấy đau phần dưới bên trái bụng.
Viêm túi thừa có thể là nguyên nhân của đi cầu ra máu
Xuất huyết dạ dàyMột trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu là xuất huyết tiêu hóa. Ban đầu người bệnh thường khó phát hiện vì ít triệu chứng và lượng máu ít nhưng sẽ diễn biến nghiêm trọng nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.
Xuất huyết dạ dày
Nứt kẽ hậu mônNứt kẽ hậu môn là hậu quả của tổn thương do đi ngoài phân có kích thước lớn, cứng hoặc đi phân lỏng thường xuyên. Nứt kẽ hậu môn tạo thành vết rách lớp biểu mô ở ống hậu môn gây đau dữ dội, hậu quả đi cầu ra máu tươi, có thể chảy thành giọt.
Nứt kẽ hậu môn
Nhận biết dấu hiệu đi cầu ra máuDấu hiệu chảy máu trực tràng
Đau trực tràng.
Trực tràng căng cứng.
Phân có lẫn máu đỏ, dính trên giấy.
Choáng váng, ngất xỉu.
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
Phân có lẫn máu màu đỏ thẫm hoặc dính trên giấy.
Chóng mặt, mệt mỏi.
Nôn ra máu.
Vã mồ hôi, da xanh xao, chân tay lạnh.
Tụt huyết áp.
Khám Phá Thêm:
15 cách làm mặt nạ nha đam dưỡng da, trị mụn, sáng da, mờ thâm
Dấu hiệu phổ biến khác
Đại tiện ra máu.
Nôn và buồn nôn.
Tim đập nhanh.
Mệt mỏi.
Dấu hiệu chảy máu hậu môn
Khi nào cần gặp bác sĩ Các dấu hiệu cần gặp bác sĩKhi gặp các dấu hiệu này bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:
Đại tiện ra máu kéo dài hơn 2 tuần.
Huyết áp thấp, nhịp tim tăng cao.
Tiêu chảy nặng.
Mệt mỏi, sụt cân.
Ngất xỉu hay khó thở.
Nôn ra máu.
Chẩn đoánCác chẩn đoán ban đầu không xâm lấn thông qua màu sắc máu:
Màu đỏ tươi: vị trí hậu môn hay trực tràng, nguyên nhân có thể do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn.
Màu đỏ thẫm: vị trí đại tràng, nguyên nhân có thể do viêm túi thừa, u ruột.
Màu thâm đen: vị trí dạ dày hoặc ruột non nguyên nhân có thể do loét dạ dày, loét tá tràng.
Liên hệ bác sĩ để được tư vấn và chẩn trị
Tham khảo bệnh viện uy tínTại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hoàn Mỹ,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,…
Cách điều trị đi cầu ra máu Bệnh trĩThay đổi chế độ ăn: bổ sung nhiều chất xơ.
Uống đủ nước.
Kem bôi không kê đơn và thuốc đạn chứa hydrocortisone.
Tắm với nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Vận động nhiều hơn, tránh ngồi lâu
Rò hậu mônBổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn của bạn từ trái cây rau quả để giảm táo bón.
Uống đủ nước giúp làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn.
Không nên uống nhiều rượu và caffein sẽ khiến cơ thể bạn mất nước.
Nên giải quyết khi cơ thể có dấu hiệu cần đi cầu, không nên nhịn lâu.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn vận động và ở trạng thái tốt.
Polyp trực tràng, đại tràngTránh uống rượu và thuốc lá.
Giảm cân.
Ăn nhiều trái cây và rau quả.
Tránh các thức ăn béo.
Ăn nhiều canxi (như sữa, pho mát, bông cải xanh).
Uống aspirin liều thấp mỗi ngày – điều này có thể giúp ngăn ngừa polyp.
Khám Phá Thêm:
Đường ăn kiêng là gì? Sử dụng đường ăn kiêng có tốt không
Ung thư đại trực tràngĐiều trị bằng cách cắt niêm mạc nội soi.
Hóa trị hay xạ trị ung thư.
Điều trị viêm túi thừaCung cấp chất xơ vào cơ thể.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Tình trạng viêm nặng phải phẫu thuật cắt bỏ.
Điều trị xuất huyết dạ dàyTập thói quen ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa.
Bổ sung chất xơ và vitamin.
Không nên căng thẳng, stress.
Luyện tập thể thao.
Điều trị nứt kẽ hậu mônThuốc làm mềm phân.
Tắm ngồi.
Thuốc mỡ Nitroglycerin, thuốc chẹn kênh canxi tại chỗ hoặc tiêm độc tố botulinum type A.
Các lưu ý khi điều trịXét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như: chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C…
Các lưu ý khi điều trị bệnh đi cầu ra máu
Cách phòng ngừa đi cầu ra máuChế độ ăn cần cung cấp đầy đủ chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân.
Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao giúp cải thiện sức đề kháng
Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thức uống có cồn, ăn cay ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Giữ cho hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo tránh viêm nhiễm.
Tinh thần vui vẻ, thoải mái không lo âu.
Chăm sóc sức khỏe giúp phòng ngừa đi cầu ra máu
Những mẹo làm giảm chảy máu khi mắc bệnh trĩ
Triệu chứng giúp bạn nhận biết mình đang mắc bệnh trĩ
Polyp trực tràng
Nguồn: Medicinenet, emedicinehealth, healthline, Webmd
Giãn Tĩnh Mạch Chân? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.
Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.
Vào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .
– Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân
– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.
Giai đoạn ban đầu– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.
– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.
Giai đoạn biến chứngĐây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng
– Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân
– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.
– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.
– Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.
– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.
– Tập thể dục thường xuyên
– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch
Advertisement
– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.
– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Songkran, Tham Gia Lễ Hội Té Nước Thái Lan Và Những Điều Cần Lưu Ý
À, tình hình là sắp đến lễ hội té nước Thái Lan, nên tui mới nhớ ra là chưa có bài viết nào về lễ hội này.
Songkran là lễ hội diễn ra ở Thái, Lào, Myamar, nhưng trong bài viết này tui chỉ đề cập đến Thái Lan, được biết là quen thuộc với người dân Việt Nam và du khách nước ngoài nhiều nhất.
Lễ hội té nước Thái Lan diễn ra hàng năm, là tết cổ truyền của người Thái với ý nghĩa nước sẽ rửa trôi đi tất cả những điều không may của năm mới. Theo đứa bạn Thái của tui nói là, ngày này không cố định. Và năm nay nó rơi vào ngày 13/4 đến 15/4. Nếu bạn nào có dịp hoặc đang nung nấu kế hoạch đi du lịch Thái Lan mùa này thì chuẩn bị hành trang lên đường quẩy thôi.
Lễ hội té nước Thái Lan sắp diễn ra từ ngày 13/4-15/4Năm ngoái, tui ở Bangkok khá lâu, và hên quá rơi ngay mùa lễ hội té nước Thái Lan. Và chỉ còn vài ngày nữa là tới lễ hội rồi, thế nên hãy lên lịch đi nhanh thôi.
Thực ra thì cũng không có gì gọi là chia sẻ kinh nghiệm cả. Cứ túa ra đường mà chơi như người ta thôi!
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran – Vào ngày này, mọi người tha hồ dùng súng bắn nước vào người khác mà không bị phiền
Chẳng qua chỉ là câu chuyện, năm ngoái tui đi chợ Chatuchak ( trước lễ hội té nước Thái Lan khoảng 1 tuần) thì thấy có nhiều “binh đoàn” đi diễu hành lắm. À, nói thế không có nghĩa là quân đội đi duyệt binh đâu nha mí bạn. Giống như là nhiều nhóm nhỏ, người ta ko kèn trống đi quảng bá rầm rầm vậy ấy. Bữa đó đang shopping, nghe trống đánh thùng thùng, chạy ra coi, thì được người ta phát cho cái túi chống nước để chơi lễ hội té nước Thái Lan. Miễn phí nha. Muốn xin mấy cái cũng được. Nó là dạng túi nhựa trong, có dây đeo. Bạn nào có điện thoại, tiền , thẻ hay giấy tờ gì thì bỏ vào kẻo ướt.
Cái đó cũng chẳng gọi là kinh nghiệm, mà chẳng qua chỉ là chia sẻ. Bạn nào lỡ đang đi đi chợ Chatuchak dịp này, thì thấy người ta phát cứ lấy. Đỡ tốn xiền mua =))
Ngày này bước ra đường sẽ thấy rất nhiều nhóm, đoàn cùng nhau hát hò, đeo bông hoa tung bay. Đúng kiểu không khí lễ hội vậy đó. Rất náo nhiệt.
Lễ hội diễn ra khắp cả nước, rất náo nhiệtBạn nào muốn tham gia lễ hội té nước Thái Lan thì mua lấy cây súng nước chơi cho đã. Giá dao động từ 200-300 THB. Mua nhớ trả giá , bớt được nhiêu càng tốt. Trước ngày lễ hội người ta bán đầy đường. Chơi xong đừng vứt, mang về cho mấy đứa nhỏ ở nhà, hoặc cất đi…để giành năm sau chơi tiếp.
Tham gia lễ hội rất vui nhưng cần lưu ý vài điềuMột số điều lưu ý khi tham gia Songkran- lễ hội té nước Thái Lan.
-Quần áo, trang phục phù hợp: Vào dịp này, bảo đảm ra đường sẽ bị ướt như chuột lột. Vì vậy hãy chọn quần áo một cách khôn ngoan. Tốt nhất nên mặc những bộ đồ vải mỏng, nhẹ, mau khô và đi giày dép chống trơn trượt.
Cả đường phố náo nhiệt đông đúc chưa từng thấy-An toàn, vệ sinh: Nên sử dụng nước sạch từ vòi hoặc các thùng chứa nước quanh thành phố. Nếu bạn nào đang ở biển, thì lấy nước biển mà chơi cũng được =))
-Gửi lời chúc tới người bạn té nước. Câu “Saw Sawasdee Pee Mai!” nghĩa là năm mới hạnh phúc.
-Tôn trọng những người xung quanh: Lễ hội diễn ra trên đường phố, nhưng vẫn có các cửa hàng xung quanh mở cửa và nhân viên làm việc. Vì thế đừng té nước vào bên trong cửa hàng.
Dùng súng nước nhưng tránh bắn vào mặt và mắt người khác
-Chuẩn bị thuốc: Bảo đảm chơi ướt mà còn phơi nắng, thì mấy bạn “yêu yếu” sẽ bị “quíu” liền. Thế nên hãy chuẩn bị ít thuốc cảm cần thiết để cuộc vui không bị gián đoạn.
-Vũ khí sẵn sàng: Có xô cầm xô, có súng cầm súng, có thau càng tốt=)). Lễ hội té nước Songkran có rất nhiều niềm vui vì thế hãy tham gia cùng mọi người và..chiến.
Những điều không nên làm trong lễ hội.-Tạt nước vào người đi xe máy: Điều này rất nguy hiểm, khi người ta đang lái xe, và có thể gây tai nạn.
-Không nên phun nướt vào mặt, mắt.
Đừng bỏ lỡ lễ hội té nước đầy thú vị này
-Tốt nhất đừng tạt nước vào nhà sư , người già và trẻ nhỏ. Hãy lịch sự, nếu lỡ làm điều đó, hãy xin lỗi ngay lập tức.
-Vui vẻ và mỉm cười: Tận hưởng lễ hội với bầu không khí náo nhiệt đầy đáng nhớ với nụ cười trên môi.
Rồi, chỉ còn ít ngày nữa là tới lễ hội té nước Thái Lan, bạn đã sẵn sàng “chiến đấu” chưa?
Đăng bởi: Vũ Văn Phong
Từ khoá: Songkran, tham gia lễ hội té nước Thái Lan và những điều cần lưu ý
Cập nhật thông tin chi tiết về Châm Cứu Điều Trị Hội Chứng Ống Cổ Tay: Cách Châm Và Lưu Ý trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!