Xu Hướng 9/2023 # Cây Nhót: Vị Thuốc Có Tác Dụng Trị Ho Hiệu Quả # Top 13 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Nhót: Vị Thuốc Có Tác Dụng Trị Ho Hiệu Quả # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Nhót: Vị Thuốc Có Tác Dụng Trị Ho Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhót còn có tên khác là cây Lót, Hồ đối tử, Bất xá. Nhót được biết đến nhiều như là một thực phẩm chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, Nhót còn có tác dụng trị ho, hen, viêm phế quản, đau dạ dày, tiêu lỏng,…

Mô tả

  • Cây Nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia L., Nhót thuộc họ Elaeagnaceae.

  • Đây là loại cây bụi trườn cao 3-4 m, tỏa rộng 5-6m. Thân có nhiều gai nhọn dài 3-5 cm, có nhiều lông che chở hình khiên màu trắng bạc hoặc vàng sét.

  • Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên hình bầu dục, các gân lá ở lá non mặt trên màu xanh đậm có những đốm trắng bạc hoặc vàng sét, ở các lá già nhẵn bóng.

  • Cụm hoa gié ngắn mọc ở nách lá. Hoa mẫu 4, vô cánh, lưỡng tính, màu vàng chanh. Đài hoa dính nhau thành ống hơi loe ở trên, bộ nhị 4. Cuống hoa dài 1-1,2mm, màu vàng chanh.

  • Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao, vị chua khi xanh và vị ngọt khi chín.

    Bộ phận dùng

    Quả, lá, rễ, hoa (Fructus, Folium, Radix et Flos Elaeagani latifoliae)

    Thu hái

    Ở các tỉnh miền Bắc nước ta, Nhót lấy quả để ăn và nấu canh giấm. Quả thu hái khi chín, lá và rễ thu hái quanh năm.

    Thành phần hoá học

  • Cây nhót chứa các thành phần như nước 92%, protid 1,25%, acid hữu cơ 2%, carbohydrat 2,1 %. Ngoài ra còn có cellulose 2,3%, Ca 27 mg%, P 30 mg%, Fe 0,2 mg%.

  • Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol.

    Tác dụng dược lý

  • Chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn Gram(-), Gram(+); đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.

  • Ức chế quá trình viêm cấp tính mãn tính trên động vật. Tăng cường sức co bóp của tử cung

  • Cây chứa các thành phần phenolic và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ ADN.

  • Rất nhiều chất dinh dưỡng được chứa trong quả nhót, đặc biệt còn để để nấu canh chua, vị thơm;

    Tác dụng từ cây nhót theo y học cổ truyền

  • Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại trường.

  • Nhót có tác dụng giảm ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả.

  • Lá có vị chát có tác dụng giảm ho, bình suyễn, giảm sốt.

  • Nhân của hạt nhót có tác dụng diệt khuẩn và giun sán.

  • Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

  • Liều dùng hằng ngày: quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô), lá tươi 20 – 30g, lá và rễ (khô) 12 – 16g.

  • Nếu dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, thì không kể liều lượng.

  • Rễ và lá thu hái, rửa sạch, cắt ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô.

  • Rễ có thể dùng dưới dạng bột. Bột rễ có màu vàng nâu nhạt, chất xốp, không mùi, không vị.

  • Quả thu hái khi chín thường dùng để ăn. Khi làm thuốc thường thu hái quả khi còn xanh. Quả xanh thái ngang dày 3-4mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

    Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn hoặc viêm đại tràng mạn:

    Dùng lá nhót tươi lượng 20-30g, hoặc lá nhót khô 6-12g, sao vàng. Sau đó sắc uống 2 lần/ ngày.

    Dùng dạng bột khô từ lá nhót lượng 8-12g uống với nước cơm, 2-3 lần/ngày.

    Ho có đờm, hen suyễn

    Lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt củ cải, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 – 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

    Ho hen, khó thở

    Dùng quả nhót 6-12g/ ngày, dùng dạng thuốc sắc. Uống nhiều ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.

    Đặc biệt, phụ nữ có thai không được dùng lá và rễ nhót.

    Nhót được dùng nhiều trong dân gian ta ở dạng thực phẩm. Từ Nhót có thể chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng. Ngoài ra Nhót còn được sử dụng làm thuốc trị nhiều bệnh. Nhót được dùng chữa ho, hen suyễn, tiêu lỏng, sát khuẩn. Ngoài ra cần lưu ý khi dùng tránh nhẫm lẫn với vị thuốc nhót tây.

    Thuốc Bổ Gan Eganin Có Tốt Không? Giá, Thành Phần Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

    Gan được đánh giá là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Do gan gần như phải luôn hoạt đông liên tục. Chính vì thế cơ quan này luôn gặp phải rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó kể đến các tình trạng như

    Xơ gan.

    Tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Nghiêm trọng hơn chính là ung thư gan.

    Với viên uống bổ gan Eganin cùng các thành phần thiên nhiên giúp bồi bổ gan với hoạt chất nổi trội là Argine tidiacicate. Thành phần này có tác dụng như những acid amin và có thể giúp giải độc ammoniac trong gan, giúp trung hòa ammoniac trong máu. Nhờ vào những vai trò đó mà có thể làm giảm được những rối loạn trong gan. Từ đó giúp duy trì hoạt động ổn định của gan.

    Một số công dụng mà sản phẩm bổ gan Eganin có thể mang lại là:

    Sản phẩm bổ gan Eganin giúp điều trị các vấn đề về gan

    Ngoài ra, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng gan ở bệnh nhân, giúp cải thiện tình trạng chán ăn, tình trạng mệt mỏi và các vấn đề về da do suy giảm chức năng gan.

    Không những vậy, Eganin còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do suy giảm chức năng gan, góp phần hỗ trợ điều trị tăng amoniac do rối loạn chu trình ure trong gan.

    Bên cạnh đó, viên uống bổ gan Eganin giúp người dùng cải thiện chức năng đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

    Trên thị trường hiện nay thuốc bổ gan Eganin được bán với giá dao động từ 200.000đ – 325.000 VNĐ tùy theo chính sách bán hàng và ưu đãi của từng đơn vị phân phối.

    Arginine tidiacicate: với hàm lượng là 200mg.

    Lecithin: với hàm lượng 20mg.

    Dầu đậu nành: với hàm lượng 495mg.

    Dầu dừa: với hàm lượng 116mg.

    Các thành phần tá dược khác:

    Sáp ong vàng

    Gelatin

    Glycerin đặc

    Methyl paraben

    Propyl paraben.

    Sản phẩm bổ gan Eganin là thực phẩm mà các thành phần đã được chứng minh lâm sàng trong vai trò giúp hỗ trợ, bảo vệ cũng như tăng cường chức năng gan.

    Không những vậy, có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như:

    Bệnh viêm gan.

    Tình trạng xơ gan.

    Ung thư gan.

    Bệnh Wilson.

    Viêm đường mật xơ hóa.

    Hội chứng Budd-Chiari.

    Hội chứng Gilbert.

    Người bệnh bị suy giảm chức năng gan trong tình trạng viêm gan, bệnh xơ gan hoặc bị gan nhiễm mỡ

    Người bệnh bị nhiễm độc gan

    Các đối tượng thường xuyên uống nhiều bia rượu.

    Liều lượng: mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 1 viên. Chú ý nên dùng viên uống bổ gan này sau bữa ăn.

    Ngoài ra, nên chia thuốc theo lịch buổi sáng và buổi tối để đảm bảo không quên liều. Mục đích đảm bảo hiệu quả điều trị được tối ưu nhất.

    Có thể tìm mua sản phẩm bổ gan Eganin tại các nhà thuốc lớn.

    Ngoài ra, có thể đặt trên các trang thương mai điện tử với những đơn vị cung cấp uy tín.

    Tuy nhiên, cần phải lựa chọn thật cẩn thận, nên tìm mua những nơi uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bản thân.

    Bảo quản sản phẩm Eganin ở nơi khô ráo thoáng mát.

    Để sản phẩm bổ gan này tránh ra xa tầm với của trẻ em và thú cưng trong nhà.

    Không nên để ở những nơi quá nắng (tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) hoặc nơi quá ẩm ướt.

    Chú ý không sử dụng viên uống bổ gan Eganin cho đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức của sản phẩm

    Hơn nữa, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

    La Bạc Tử: Vị Thuốc Từ Cây Cải Củ

    La bạc tử là hạt già của cây Cải củ (Raphanus sativus L.). Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trừ đàm, trị ho, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Bài viết sau đây của bác sĩ Dương Thị Ngọc Lan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.

    Danh pháp

    Tên gọi khác: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú.

    Tên khoa học: Semen raphani.

    Thuộc họ: Thuộc họ Cải (Brassicaceae).

    Mô tả cây 

    Cải củ là cây mọc một năm hay hai năm. Lá hình mũi mác, chụm ở đất. Hoa chùm có màu hơi tím hồng hoặc trắng. Hạt có hình trứng dẹt, dài 2,5 – 4 mm, có màu nâu đỏ hoặc xám nâu. Vỏ hạt mỏng, dòn, nhìn qua kính lúp sẽ thấy các chỗ lõm hình mạng, ở một đầu có tễ. Không mùi vị, có chất dầu hơi cay. Rễ củ phình to, có màu trắng, có hình trụ tròn dài hoặc hình cầu tròn.

    Đặc điểm sinh trưởng

    Cây Cải củ được trồng khá nhiều ở nước ta để làm thực phẩm và bào chế để làm thuốc.

    Bộ phận dùng

    Dùng phần hạt già của cây Cải củ để làm vị thuốc La bạc tử.

    Bào chế

    Đến mùa quả chín, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa hè và mùa thu. Hái cả cây, phơi khô, đập lấy phần hạt già, đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng. Hoặc sao cho hơi vàng có mùi thơm khi dùng.

    Bảo quản

    Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng gió. Cần đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng để tránh ẩm mốc.

    Thành phần hóa học

    Erucic acid, oleic acid, linolenic acid, linoleic acid, glycerol sinapate, sinapine, raphanin, tinh dầu.

    Tác dụng dược lý

    Giảm tiêu chảy và lỵ, tăng co bóp cơ trơn tiêu hóa. 

    Kháng viêm, chống oxy hóa. 

    Hạ huyết áp từ từ, chậm nhịp tim.

    Gây ức chế nhiều loại nấm gây bệnh. Chất raphanin có khả năng ức chế sự phát triển của staphylococci và Escherichia coli.

    Chất erucic acid, thành phần acid béo chính trong La bạc tử cho thấy làm tăng độc tính của thuốc doxorubicin.

    Thành phần oleic acid có trong cây có hiệu quả kháng ung thư thông qua tác động trên ức chế telomerase. Linolenic acid, linoleic acid có hiệu quả trong xơ vữa động mạch, kiểm soát mỡ máu trên nhân rối loạn lipid máu.

    Độc tính

    Liều độc LD50 khi tiêm dịch chiết La bạc tử vào bụng chuột là 127.4 ± 3.7 g/kg.

    Khi cho chuột uống dịch chiết mỗi ngày với liều 100 g/kg, 200 g/kg, 400 g/kg liên tục trong 3 tuần, không ghi nhận sự thay đổi về máu, chức năng gan thận và các cơ quan khác.

    Tính vị

    Cay, ngọt; tính bình.

    Quy kinh

    Quy kinh Tỳ, Vị, Phế.

    Công hiệu

    Tiêu thực trừ đầy trướng, đưa khí đi xuống, hóa đàm.

    Chủ trị

    Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ), lở ngứa, ban sởi.

    Trị ngực đầy, bụng trướng, khí trệ gây đau, ho suyễn có đàm.

    Liều dùng

    6 – 9 g.

    Lưu ý

    La bạc tử làm hao khí, vì vậy người vốn khí bị hư, không có thực tích, đàm trệ không nên dùng.

    Trị lỵ

    La bạc tử 15 g, Bạch thược dược 9 g, Đại hoàng 3 g, Mộc hương 1,5 g. Sắc uống.

    Trị ho đàm

    Hạnh nhân (bỏ vỏ, phần nhọn), La bạc tử mỗi loại 15 g. Tán nhỏ, uống với cháo.

    Người già ho lâu không khỏi

    La bạc tử (sao) 10 g, Tử tô (sao) 10 g, Bạch giới tử (sao) 3 g. Tất cả cho vào túi vải, thêm 500 ml nước. Sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

    Thức ăn tích trệ, không tiêu

    Sơn tra 60 g, Bạch linh 30 g, Thần khúc 20 g, Liên kiều 40 g, Bán hạ 30 g, Trần bì 10 g, La bạc tử 10 g. Tất cả tán bột mịn, làm thành viên. Mỗi lần uống 1 – 2 viên, ngày uống 2 lần.

    Trị chấn thương, ứ huyết đau nhức

    La bạc tử 60 g, nghiền nát, thêm rượu nóng đắp lên.

    La bạc tử có nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, giống như các vị thuốc khác, quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về chỉ định, liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cần tránh tự ý sử dụng thuốc.

    Piascledine Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Các Tác Dụng Phụ

    1.1 Thành phần trong công thức thuốc

    Hoạt chất

    Tá dược

    Keo silica khan.

    Butylhydroxytoluen.

    Thành phần vỏ nang

    Polysorbate 80.

    Gelatine.

    Titan dioxide.

    Erythrosin.

    Màu vàng oxid sắt.

    1.2 Cách thức hoạt động của thuốc Piascledine

    Gia tăng sự tổng hợp proteoglycans.

    Ngoài ra, giúp kích thích tổng hợp collagen bởi tế bào hoạt dịch và tế bào sụn khớp.

    Không những vậy, Piascledine giúp tác dụng trên collagen là do làm giảm tác dụng ức chế của IL-1 và giảm tổng hợp PGE2 bởi các tế bào sụn. Piascledine cũng giúp ức chế collagenase tuýp II ở khớp.

    Thuốc Piascledine được dùng để điều trị triệu chứng các biểu hiện bệnh lý của thoái hóa khớp hông và khớp gối.

    Không những vậy, Piascledine còn giúp điều trị hỗ trợ viêm nha chu (răng miệng).

    Người sử dụng có tiền sử dị ứng hoặc dị ứng với hoạt chất và bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

    5.1. Cách dùng

    Thuốc Piascledine được bào chế ở dạng đường uống.

    Tuyệt đối tránh nhai trực tiếp viên thuốc mà nên dùng thuốc với nhiều nước.

    Ngoài ra, nên dùng thuốc vào giữa bữa ăn.

    5.2. Liều dùng

    Liều dùng: uống một viên nang thuốc Piascledine 300mg/ ngày.

    Lưu ý đến cách dùng đã được đề cập ở trên để thuốc đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

    Xuất hiện phản ứng quá mẫn.

    Không những vậy, người bệnh có thể bị tiêu chảy và đau thượng vị.

    Cho đến hiện tại, vẫn chưa có báo cáo về tình trạng tương tác thuốc khi dùng chung với Piascledine.

    Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi dùng Piascledine, bạn cần khai báo với bác sĩ đầy đủ các thuốc đã, đang và dự định dùng để bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc hợp lí, an toàn và hiệu quả.

    Chưa có cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi dùng Piascledine.

    Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc trên các đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi vì vẫn chưa đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên các đối tượng này.

    9.1. Lái xe và vận hành máy móc

    Thuốc Piascledine không gây tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ.

    Dù thuốc không gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc, người sử dụng cần cẩn thận để đảm bảo an toàn

    9.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

    Vẫn chưa có bằng chứng về tác dụng gây quái thai của thuốc Piascledine trên động vật.

    Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng đánh giá khả năng gây dị tật và độc tính thai nhi của thuốc.

    Do đó, nên cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích trên mẹ và nguy cơ trên trẻ trước khi quyết định dùng thuốc Piascledine trên các đối tượng là phụ nữ có thai và  phụ nữ đang cho con bú.

    Đến hiện tại, vẫn chưa có ghi nhận nào về trường hợp quá liều từ các nghiên cứu lâm sàng và/hoặc kinh nghiệm trong quá trình sử dụng thuốc.

    Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng quá liều một cách vô ý hoặc chủ động, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường nguy hiểm, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần đó nhất để được xử trí và hỗ trợ kịp thời.

    Dùng càng sớm càng tốt ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

    Nếu liều đã quên kề quá gần với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

    Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

    Để thuốc Piascledine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

    Đặt thuốc ở các địa điểm khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, ánh nắng hoặc những nơi ẩm ướt.

    Nhiệt độ bảo quản tốt nhất được khuyến cáo là dưới 30ºC.

    Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

    Serum Garnier Vitamin C Có Công Dụng Gì? Dùng Có Hiệu Quả Không?

    Garnier là thương hiệu mỹ phẩm của Pháp được thành lập vào năm 1904. Sau đó, công ty này đã được L’Oréal mua lại vào những năm 1970. Garnier nổi tiếng với mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, giúp chăm sóc và bảo vệ da hiệu quả.

    Bên cạnh đó, Garnier là thương hiệu luôn đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thương hiệu cam kết không thử nghiệm trên động vật và thân thiện với làn da con người.

    Một số dòng mỹ phẩm nổi tiếng của thương hiệu Garnier như: Sữa rửa mặt, tẩy trang, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng,…

    Bao bì và thiết kế

    Serum Garnier vitamin C Light Complete Booster có thiết kế dạng lọ thủy tinh trong suốt khá chắc chắn. Đồng thời, serum có phần nắp màu trắng dạng ống bơm giúp lấy mỹ phẩm thuận tiện.

    Bên cạnh đó, thân lọ có nhãn dán in logo, tên sản phẩm, thành phần rất rõ nét. Màu vàng, cam và bạc được phối hợp với nhau giúp sản phẩm trở nên nổi bật và dễ nhận biết hơn.

    Thành phần và công dụng

    Một số thành phần của serum Garnier vitamin C Light Complete Booster:

    Aqua

    Glycerin

    Alcohol

    Dipropylene Glycol

    Butylene Glycol

    PEG/​PPG/​Polybutylene Glycol-8/​5/​3 Glycerin

    Niacinamide

    Hydroxyethylpiperazine Ethane Sulfonic Acid

    Bis-PEG-18 Methyl Ether Dimethyl Silane

    3-O-Ethyl Ascorbic Acid

    Isononyl Isononanoate

    BHT

    Linalool

    Geraniol

    Fragrance

    Salicylic Acid

    Sodium Citrate,…

    Với chiết xuất từ vitamin C cô đặc, sản phẩm này sẽ giúp bạn có một làn da trắng sáng rạng rỡ. Bên cạnh đó, các thành phần thiên nhiên lành tính có tác dụng giảm mụn, mang lại cho bạn làn da mịn màng.

    Đặc biệt, do trong sản phẩm có chứa niacinamide nên duy trì được độ ẩm cho làn da, giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

    Ngoài ra, salicylic acid có trong sản phẩm sẽ hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, giúp da luôn tươi trẻ, rạng rỡ.

    Ưu nhược điểm

    Về ưu điểm:

    Cấp ẩm tốt, phù hợp với da khô.

    Giúp da sáng mịn, rạng ngời.

    Hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

    Giá thành phải chăng, hợp lý.

    Về nhược điểm:

    Sản phẩm không phù hợp với da dầu và da hỗn hợp thiên dầu.

    Khả năng làm sáng da khá chậm.

    Bảng thành phần có hương liệu, cồn nên không phù hợp với những ai nhạy cảm với mùi.

    Cảm nhận khi sử dụng

    Theo cảm nhận của Youtuber Call Me Duy thì sản phẩm có kết cấu gel trong suốt rất đặc, khi thoa lên da phải massage từ 40 đến 90 giây để sản phẩm thấm vào da. Với tuýp da thường, thoa sản phẩm không hề gây kích ứng hay làm khô da. Về hiệu quả dưỡng trắng, sản phẩm cần thời gian từ 4 đến 30 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Theo cảm nhận của Youtuber Võ Hạ Linh thì sản phẩm có mùi hương liệu cam chanh rất nồng, không phù hợp với những ai bị dị ứng với mùi. Đồng thời, sản phẩm chỉ phù hợp với làn da khô.

    Các bước sử dụng sản phẩm hiệu quả:

    Bước 1 Rửa sữa rửa mặt thật sạch.

    Bước 2 Sử dụng nước hoa hồng để cân bằng độ pH trên da.

    Bước 3 Thoa đều và massage serum Garnier vitamin C Light Complete Booster lên da.

    Bước 4 Sử dụng các bước dưỡng da tiếp theo nếu có.

    Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng mỹ phẩm uy tín trên toàn quốc hoặc tìm mua trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…

    Hiện nay, giá của serum Garnier vitamin C Light Complete Booster dao động: Khoảng 259.000 đồng.

    Ai là đối tượng nên sử dụng sản phẩm?

    Serum Garnier vitamin C Light Complete Booster phù hợp với những ai có làn da thường, da khô và tình trạng da bình thường, da khỏe và không trong quá trình điều trị mụn.

    Sử dụng sản phẩm trong bao lâu thì có hiệu quả?

    Tùy thuộc vào tình trạng làn da cũng như cách sử dụng mà sản phẩm sẽ có hiệu quả tương đối khác nhau. Thông thường, khi sử dụng serum Garnier Vitamin C Light Complete Booster đều đặn sáng tối thì sản phẩm cho kết quả trắng sáng từ 4 đến 30 ngày, tức từ 1 đến 2 sản phẩm.

    Dây Đau Xương: Vị Thuốc Quý Trị Đau Xương Khớp

    1.1. Đặc điểm nhận biết 

    Dây đau xương là một loại cây leo bằng thân quấn. Thân hình trụ, màu xám, có nốt sẵn và có lông. Lá hình tim, mọc so le, có gân tỏa khắp mặt lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ nên có màu trắng nhạt.

    Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm đơn độc hoặc nhiều chùm. Hoa màu vàng lục, có lông tơ màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc hình tròn, khi chín có màu đỏ, chứa chất nhày bao quanh hạt hình bán cầu. 

    1.2. Phân bố và bộ phận dùng 

    Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Có thể trồng dễ dàng bằng các đoạn thân và cành. 

    Nguồn dược liệu này phân bố ở Việt Nam khá phong phú. Tuy nhiên do việc khai thác thường xuyên ở vùng đồng bằng và trung du, nên đang ngày càng trở nên khan hiếm. 

    Bộ phận dùng: Có thể dùng thân và lá của cây. Thân cắt ngắn thành từng đoạn dài 20 – 30cm, phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi. 

    Trong cây chứa nhiều hoạt chất alkaloid. Ngoài ra, người ta đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là tinosinen. 

    Dây đau xương là một vị thuốc mới được dùng nhiều trong dân gian để chữa các bệnh thấp khớp, tê bại, đau mình mẩy, bong gân, trật khớp… Không những thế, thảo dược này còn được dùng để chữa sốt rét mạn tính, rắn cắn, làm ngừng nôn và làm thuốc bổ. 

    Cách dùng:

    12 – 20g thân cành, dạng thuốc sắc, hoặc thái nhỏ, sao vàng rồi ngâm rượu. Dùng liên tục trong 10 – 15 ngày.

    Dùng ngoài có thể giã nhỏ lá dây đau xương, trộn với rượu, đắp lên những chỗ sưng đau. 

    4.1. Chống oxy hóa 

    Hàng ngày, cơ thể chúng ta đều cần oxy để có thể duy trì sự sống. Oxy tuy quan trọng như vậy, nhưng việc tiếp xúc sẽ dẫn đến hình thành nên nhiều gốc tự do. Kết quả, các gốc oxy hóa tăng lên dẫn đến stress oxy hóa và gây nhiều tổn hại đến tế bào, gây ra quá trình thoái hóa cũng như lão hóa tự nhiên của cơ thể. 

    Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương được gây ra bởi gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, chiết suất methanol của thảo dược có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao. 

    4.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường 

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt chất chứa trong dây đau xương có thể ức chế hoạt động của α-amylase and α-glucosidase. Việc ức chế 2 chất này giúp làm giảm lượng đường trong máu vì làm chậm sự phân giải đồ ăn thành glucose hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

    4.3. Chống viêm, giảm đau 

    Thử nghiệm trên nhóm chuột được gây viêm với tá chất Freund. Kết quả điều trị trong vòng 12 ngày với chiết suất methanol của cây cho thấy hiệu quả kháng viêm, giảm đau hơn so với nhóm chứng.  

    5.1. Trị trật khớp, bong gân

    Lá Dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. 

    Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm lên chỗ đau (không đắp trong giai đoạn đầu của bong gân).

    5.2. Trị thấp khớp

    Cao bào chế từ 2 vị: Dây đau xương, Củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g. 

    5.3. Trị đau lưng, mỏi gối 

    Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 20g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống. 

    5.4. Trị rắn cắn

    Lá Dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống bã đắp. 

    Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai 

    Như vậy, chính tên gọi độc đáo của dây đau xương đã nêu bật lên tác dụng của nó trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Không những vậy, Dây đau xương còn có khả năng làm giảm đường huyết, là chất chống oxy hóa hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện vẫn chưa đi sâu tìm hiểu liều dùng, liều gây độc cũng như tác dụng phụ của vị thuốc này. Quý độc giả lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. 

    Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Nhót: Vị Thuốc Có Tác Dụng Trị Ho Hiệu Quả trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!