Xu Hướng 9/2023 # Cây Đại Hồng Môn, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách # Top 13 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Đại Hồng Môn, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Đại Hồng Môn, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đặc điểm cây đại hồng môn

Cây đại hồng môn có đặc điểm chung không khác gì so với những cây hồng môn thông thường về hình dáng cây, hình dáng là, hoa, quả, … Điểm khác biệt so với những loại hồng môn khác đó là về kích thước. Đại hồng môn có kích thước lớn nhất trong số các giống hồng môn hiện nay. Đại hồng môn được bán trên thị trường có chiều cao trung bình vào khoảng 80cm và những cây lớn có thể cao đến 2m. Bên cạnh đó, lá cây và hoa cũng to hơn những loại hồng môn thông thường. Chính vì có hoa khá to nên đại hồng môn thường được trồng nhiều để cắt lấy hoa.

Cách chăm sóc

Cây đại hồng môn cũng giống giống như hồng môn thông thường. Để chăm sóc cây tốt các bạn cần chú ý đến các vấn đề về đất trồng, độ ẩm, nước tưới, ánh sáng và phân bón.

Ánh sáng: cây đại hồng môn là cây ưa ánh sáng nhẹ, không chịu được nắng gắt nên các bạn chọn vị trị trồng cây phải mát mẻ, không bị nắng gắt chiếu vào. Tốt nhất là chọn vị trí có nắng bán phần là tốt nhất.

Đất trồng: để cây đại hồng môn phát triển tốt, đất trồng nên chọn loại đất tơi xốp thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Nên ưu tiên chọn đất có độ mùn cao hoặc bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ ủ hoai mục vào trong đất để đất có nhiều dinh dưỡng cũng như tơi xốp hơn. Nếu đất trồng có dấu hiệu bạc màu, không thấm nước thì bạn nên lưu ý thay đất ngay cho cây.

Phân bón: cây đại hồng môn không cần bón phân nhiều, các bạn chỉ cần bón phân 1 lần mỗi tháng là được. Ưu tiên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai mục, phân bò, phân dê. Bạn cũng có thể kết hợp bón cùng các loại phân khác như phân NPK để cây có đủ dinh dưỡng và vi chất cho quá trình phát triển.

Tưới nước: hồng môn là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Khi chăm sóc cây đại hồng môn các bạn lưu ý tưới nước cho cây 2 lần 1 tuần và dùng bình nước xịt lá cho cây hàng ngày để tăng độ ẩm cho cây. Đối với cây hồng môn thủy sinh, các bạn chỉ cần lưu ý thay nước cho cây mỗi tuần 1 lần là được. Sau khi thay nước nhớ bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón chuyên dụng hoặc dung dịch thủy canh.

Giá thành đại hồng môn

Nếu các bạn nghĩ cây này có kích thước lớn nên đắt tiền thì cũng không hẳn. Những cây đại hồng môn với chiều cao dưới 1m thường được bán với giá khá rẻ chỉ 100 – 200 ngàn đồng. Những cây hồng môn lớn hơn, đẹp hơn có giá vào khoảng 200 – 400 ngàn đồng. Nếu các bạn có thời gian trồng thì có thể mua những cây nhỏ sẽ rẻ tiền hơn. Chỉ mất công chăm sóc khoảng vài tháng bạn sẽ có một cây hồng môn to lớn để trang trí trong nhà.

Với những giới thiệu về cây đại hồng môn ở trên, có thể thấy rằng loại cây này có kích thước to nên chỉ phù hợp làm cây cảnh trang trí ở những không gian rộng tạo điểm nhấn cho cả không gian đó. Nếu bạn đang muốn mua một cây đại hồng môn thì giá của loại cây này không hề đắt. Những cây nhỏ thường chỉ có giá 100 – 200 ngàn và cây lớn có giá đắt hơn vào khoảng 200 – 400 ngàn.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dương Xỉ Cổ Đại

Cây dương xỉ cổ đại hay còn gọi là dương xỉ rừng, dương xỉ thân gỗ và có kích thước lớn gấp trăm lần những cây dương xỉ mọc ở bờ, bụi rậm. Cây được tìm thấy rất nhiều ở các khu vực rừng nhiệt đới, rừng ẩm ướt và ở Việt Nam cây dương xỉ cổ đại rất phổ biến.

Có bề dày lịch sử lên đến 300 triệu năm, nguyên trinh là một khu vườn dương xỉ to lớn, vì biến đổi khí hậu thường xuyên, nhiều cây dương xỉ bị chôn vùi sâu dưới lòng đất tạo thành những mỏ than đá. Tưởng chừng chúng sẽ bị tuyệt chủng nhưng với sức sống mạnh mẽ, chúng ngày nay vẫn sống tốt nhưng không nhiều như thời nguyên thủy.

Dương xỉ cổ đại có thân gỗ to, chiều cao trung bình khi phát triển khoảng tầm 20 – 30m. Lá dương xỉ dạng kép, xẻ lông chim có màu xanh đậm rất đẹp. Chính vì thân cây lớn nên lá dương xỉ vươn dài khoảng tầm 1m là lá bình thường, có thể những lá lớn hơn độ vươn dài lên tới 4m. Trên cuốn lá chính có nhiều lá phụ và được xé nhỏ ra nhiều lá phụ khác nữa trông rất mềm mại.

Cây dương xỉ cổ đại hầu như không có hoa, sinh sản bằng bào tử.

Cây dương xỉ cổ đại có sức sống mãnh liệt qua hàng triệu năm nên nó mang ý nghĩa vươn lên trong cuộc sống, có sức dẻo dai và ý chí kiên cường. Bạn tặng chậu cây này cho những người thân yêu cây dương xỉ cổ đại như một lời chúc an ủi họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.Trồng cây dương xỉ trong nhà không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có ý nghĩa mang đến cho gia đình một sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc.

Ngoài ra cây dương xỉ cổ đại gắn liền trên mình một câu chuyện truyền thuyết được mọi người “truyền tai” nhau về việc gieo 9 đồng xu vào gốc dương xỉ. Tương truyền rằng, chôn 9 đồng xu dưới gốc cây dương xỉ thì gia chủ sẽ gặp thuận lợi trong công việc làm ăn, trong phong thủy quan niệm tiền xu là vật hút Thiên khí rất tốt, tiền xu qua tay nhiều người hút rất tốt Nhân khí và chôn dưới đất sẽ hút tốt Địa khí. Thiên – Địa – Nhân là sự kết hợp hài hòa phong thủy, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, thuận lợi và bình an.

Ngoài mang ý nghĩa về phong thủy, cây dương xỉ cổ đại mang rất nhiều công dụng khác nhau như:

Lọc tốt không khí: Với tình hình không khí ngày một ô nhiễm, việc trông cây dương xỉ trong nhà hay góc vườn giúp bầu không khí trong gia đình được lọc tốt hơn, nó có thể loại bỏ các chất gây hại như toluene, xylene, asen, thủy ngân,..

Góp phần vào y học: Không những lọc tốt không khí mà thân cây dương xỉ còn được sử dụng làm nguyên liệu chữa trị các bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da, cầm máu rất tốt,..

Cây dương xỉ cổ đại còn có ý nghĩa về phong thủy, mang trong mình màu xanh lá và màu nâu cây dương xỉ hợp với những người mệnh Mộc, những người mệnh Mộc trồng cây dương xỉ trong nhà sẽ thuận hòa gia đạo, may mắn trong cuộc sống, sức khỏe bình an, làm ăn hiếm khi gặp trục trặc. Không chỉ những người mệnh Mộc, những người mệnh Hỏa theo quy luật ngũ hành thì hợp mệnh với cây dương xỉ, trồng trong nhà sẽ gặp may mắn trong con đường sự nghiệp, công danh thăng tiến, kinh doanh thuận lợi.

Cây dương xỉ cổ đại có độ sinh trưởng mạnh mẽ nên việc trồng cây rất đơn giản, cùng Vyfarm tìm hiểu về 2 cách trồng dương xỉ đơn giản tại nhà:

Trồng cây dương xỉ cổ đại trong chậu: Nhà bạn có diện tích nhỏ, muốn trồng cây dương xỉ cổ đại nhưng không đủ đất thì trồng bằng chậu là thích hợp nhất. Chọn một chậu cây có lỗ thoát nước tốt, có đường kính khoảng tầm 2m, cho vào một lớp đất thịt và phân bò trộn đều vừa đủ ở phần đáy chậu. Đặt bầu đất cẩn thận vào chậu và lắp hỗn hợp vào đất trồng, để một lớp xơ dừa bên trên bề mặt đất nhằm giữ ẩm và mát cho cây.

Trồng cây dương xỉ trực tiếp dưới đất: Đào một phần đất có kích thước vừa đủ với bầu đất, trộn phân bò và hỗn hợp đất lại với nhau một lượng vừa đủ. Sau đó cẩn thận đặt nhẹ bầu đất vào hố và lắp lại, cho một ít phân bò và xơ dừa để cây hấp thu tốt chất dinh dưỡng và làm mát cây, thoát nước tốt.

Tưới cây đều đặn 2 lần/ngày, bạn chỉ nên tưới 30% nước vào gốc và 70% nước vào thân, đừng tưới vào gốc một lần sẽ làm rể bị úng nước đấy!

Không cần cho cây tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, điều này làm cây dễ bị héo. Để nơi thoáng mát, bóng râm vì bản thân cây dương xỉ ưa mát và thích ẩm.

Bạn chú ý 3 – 4 tháng bón phân cho cây 1 lần.

Quan sát thường xuyên cây dương xỉ khi có lá úa, héo nên cắt bỏ để tránh tình trạng lây lan.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phượng Vĩ

Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ 1 Giới thiệu về cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ có tên khoa học là Delonix regia hay còn được gọi là cây hoa phượng đỏ. Cây phượng có nguồn gốc từ những khu rừng bạt ngàn ở quốc gia Madagascar (Đông Phi).

Phượng vĩ là loài cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường rừng nhiệt đới nguyên sinh hoặc những khu vực có khí hậu cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, phượng là cây phổ biến và được trồng để trang trí, che bóng mát, cũng có thể làm cảnh.

Cây phượng vĩ là loài cây thân gỗ, vỏ cây xám trắng với cao trung bình 10 – 20 mét. Tán cây tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc.

Lá cây là loại lá phức có hình dạng lông chim kép. Lá phượng thường là màu xanh lục với kích thước khá nhỏ nhưng dày, xếp khít nhau kết hợp cùng nhiều nhánh cây khác tạo nên khoảng râm lớn.

Hoa phượng thường nở thành chùm có chiều dài từ 20 – 50 cm. Hoa nở có 5 cánh, màu đỏ tươi với mép hơi nhăn. Cánh hoa to nhất có họa tiết trắng đặc biệt trong khi những cách khác có màu đỏ cam.

Cây phượng vĩ có thể tạo quả, quả phượng có màu nâu, to đến 60cm và hạt bên trong khi nươnhoàn toàn ăn được.

Cây phượng thích nghi tốt ở môi trường khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt nhưng do có khả năng trữ nước nên cây vẫn phát triển tại khu vực ngập mặn hoặc khô hạn.

2 Ý nghĩa cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ là nơi lưu giữ biết bao vui buồn của học sinh và hoa phượng là biểu tượng của tuổi học trò. Hoa phượng vĩ đỏ rực báo hiệu một năm học sẽ chóng kết thúc và mùa hè đã đến rất gần.

Mỗi khi mùa hè đến, học sinh cùng nhau nhặt những cánh phượng và xếp thành hình bướm khô, đặt trong quyển vở như món quà tặng ý nghĩa trước khi tạm xa nhau. Với ý nghĩa đó, hoa phượng được ưu ái gọi là hoa học trò.

Trong từ điển Hán Việt, phượng vĩ có nghĩa là đuôi chim phượng. Điều này xuất phát từ hình dáng của lá cây rất giống cái đuôi của loài chim quý hiếm này. Ngoài ra, những chùm hoa phượng đỏ rực còn được ví như đôi cánh của phượng hoàng lửa chao liệng trên ngọn cây. Do đó, khi hoa nở sẽ báo hiệu một vụ mùa bội thu và say quả.

Hải Phòng là khu vực trồng nhiều cây phượng nhất ở Việt Nam, vì thế người ta còn gọi nơi đây là “thành phố hoa phượng đỏ”.

3 Công dụng của cây phượng vĩ đối với đời sống

Cây phượng được biết đến nhiều nhất với công dụng che bóng mát. Nhờ vào ưu điểm tán cây rộng và lá dày mọc khít nhau nên phượng được trồng ở công viên, trường học, góc phố,…để tạo bóng râm.

Ngoài ra, sắc hoa phượng đỏ rực còn đem lại giá trị thẩm mỹ làm cho không gian trở nên sinh động và tràn đầy sức sống. Cây phượng còn được nhiều người chơi kiểng tìm mua để trồng bonsai nhằm đem lại phong thủy tốt.

Thân cây phượng còn được dùng và chế tác như một loại gỗ có thể tạo thành các đồ vật trang trí nội thất, thậm chí làm ván và đóng hòm. Không những thể, vỏ cây và lá cây còn được sử dụng như những loại dược liệu điều trị các chứng bệnh khác nhau. Trong khi vỏ cây có tác dụng hạ sốt, hạ huyết áp, giảm sưng đau xương khớp,… thì lá cây chữa được chứng ợ hơi, ợ chua, táo bón,…

4 Cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ Kỹ thuật trồng

Cây phượng vĩ thường được nhân giống bằng hạt nên khá tiện lợi và dễ dàng. Quá trình trồng cây được tiến hành cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn hãy mang hạt giống ngâm trong nước ấm nhằm kích mầm hạt. Sau 10 – 12 tiếng, vớt hạt ra và đặt trong khăn bông sạch để ủ hạt.

Tiếp đến, khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ thì bạn đem hạt ra khay để ươm chúng nha. Trong khay bạn cần chuẩn bị một ít cát ẩm, chỉ cần vùi hạt giống xuống đất và phủ lên bề mặt ít rơm rạ mỏng là xong.

Sau thời gian 1 tuần, cây sẽ bắt đầu đâm lên khỏi mặt cát, lúc này bạt bỏ đi lớp rơm phía trên và nhớ là thường xuyên tưới nước cho cát đủ ẩm và cây phát triển nhanh hơn.

Lưu ý: Không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cây non từ 2 – 3 tuần chăm bón là đã đủ khả năng sinh trưởng, lúc này bạn hãy mang chúng đi trồng ngoài hố đã chuẩn bị trước.

Bạn nên chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng, với kích thước 60 x 60 x 60cm. Cho hỗn hợp phân hoai mục (500 – 150kg/ hố) và phân NPK ((30-30-30) 0.1kg/ hố.) vào hố trước khi trồng.

Khi cho cây vào hố, nên giữ cây và nén chặt vào đất để cây không bị nghiêng ngả nha.

Kỹ thuật chăm sóc

Đất trồng

Cây phượng vĩ dễ dàng thích nghi với mọi loại đất nhưng tốt nhất vẫn là hỗn hợp đất đánh nát cùng các loại phân gồm: phân hữu cơ, phân xanh hoặc phân hoai mục, tỷ lệ 80:20.

Nước tưới

Bạn nên tưới cây mỗi ngày một lần vào buổi sáng khi cây còn nhỏ và tăng lên một ngày tưới hai lần khi cây đã phát triển lớn hơn.

Lưu ý: Trong thời gian nắng nóng có thể tăng lượng nước tưới và không nên tưới cây vào buổi trưa.

Phân bón

Bạn có thể dùng phân NPK và phân chuồng ủ mục để bón lót đến khi trưởng thành và sắp ra hoa thì bón thúc NPK 16-16-8 liên tục trong 90 ngày, mỗi ngày 2 lần. Mỗi khi bón phân, nên bón cách gốc cây từ 10 – 20cm và tưới nước thường xuyên trong giai đoạn này để phân bón hòa tan và thấm nhanh hơn.

Vào mùa đông, bạn không cần phải bón phân gì cây sẽ rụng lá và tiến hành “ngủ đông”.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây phượng vĩ thường bị các loài sâu ăn lá và sâu đục thân phá hoại, nên vào thời điểm cây chuẩn bị ra lá non, bạn hãy thường xuyên chú ý và kiểm tra để tiến hành phun thuốc cho kịp thời.

Lưu ý: Lựa chọn loại thuốc trừ sâu hợp lý và tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

5 Một số hình ảnh đẹp về cây phượng vĩ

Bách hóa XANH

Những Đặc Điểm Của Cây Mai Tím, Cách Chăm Sóc Chi Tiết

Mai tím là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sống mãnh liệt, rất dễ trồng và chăm sóc. Cây có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt, đất đai nghèo nàn. Mai tím vừa có thể chịu hạn, vừa có thể chịu được rét.

Tên thường gọi: cây hoa mai tím

Tên gọi khác: cây cẩm tú mai, cây tiểu hồng, Bông Xanh, Hoa Đôi, Chim Xanh, Giấy Nhám, cây mai xanh…

Tên khoa học: Petrea volubilis

Họ: Lythraceae

Nguồn gốc xuất xứ: Honduras, Mexico, Guatemala.

Cây hoa mai tím là biểu tượng cho sự chung thuỷ, may mắn.

Hoa mai tím chủ yếu được dùng để trồng làm cảnh, làm đẹp cảnh quan.

Cây hoa mai tím thường được trồng ở cổng nhà, hàng rào để trang trí.

Cây mai tím thường được trồng bởi các hộ gia đình muốn trang trí cảnh quan xunh quanh nhà thêm lãng mạn, xinh đẹp.

Cây mai tím thuộc loại cây leo thân hóa gỗ, nhiều cành nhánh, phát triển cực nhanh, sống lâu năm. Mai tím có thân tròn, màu xanh khi non và bánh tẻ, khi già chuyển nâu. Lá màu xanh đậm quanh năm, bóng, hình bầu dục, thuôn nhọn hai đầu, chiều dài khoảng 7-10cm, rộng 4-7 cm, mép nguyên, nổi rõ gân, lá đơn, mọc đối.  Hoa mai tím rất độc đáo, ấn tượng tạo thành chùm hoa dài đến 20-40cm, hoa mọc từ nách lá nên cực kỳ sai hoa, những cành hoa nhẹ cong cong trổ dày đặc toàn hoa là chúng tôi nhỏ năm cánh hình ngôi sao, cánh tròn tròn màu lam tím. Đài và hoa trông như hai loại chồng lên nhau nên mai tím còn được gọi là hoa đôi. Hoa nở khoảng một tuần tuy nhiên Các đài hoa rất bền, không bị rụng, chỉ khi già thì màu nhạt đi có màu xanh xám. Mai tím nở hoa liên tục từ mùa xuân đến đầu thu. Hoa nhiều nhưng ít gặp quả.

Chế độ Nước: nên tưới cho cây hàng ngày, đều đặn tối thiểu 1 lần / ngày

Khi cây đang giai đoạn phát triển thì cần tưới nước hàng ngày để cây sinh trưởng tốt. Khi cây đã trưởng thành thì không cần tưới nước thường xuyên.

Đất trồng: tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ, thoát nước tốt

Để cây phát triển tốt nhất, nên trồng mai tím ở đất mùn giàu dinh dưỡng.

Mai tím không có yêu cầu cao về dinh dưỡng. Chỉ cần bón phân 2 – 3 tháng/lần là đủ. Vào mùa đông và xuân, trước và sau vụ hoa thì có thể bón tăng cường. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.

Vì có lá thô nhám, nên mai tím hiếm khi bị sâu bệnh. Do đó, cây cũng không có yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Để cây phát triển tốt thì có thể cắt tỉa cành già, cành yếu. Mọi người cũng có thể cắt tỉa tùy ý để tạo dáng theo mong muốn.

Cây hoa mai tím có lá xanh mướt quanh năm cùng hàng trăm chùm hoa dài lãng mạn tuyệt đẹp, cực kỳ sai hoa , lại dễ trồng chăm sóc nên được nhiều người yêu hoa lựa chọn trồng trang trí nhà xinh.

Cây mai tím là cây leo thân gỗ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nên chúng được lựa chọn để trồng giàn leo che nắng, leo hàng rào, bờ tường, cổng nhà hoặc buông rủ mềm mại từ ban công, sân thượng xuống phía dưới. Sắc hoa dịu dàng và sắc màu của lá khiến ngôi nhà bạn thêm phần thơ mộng và nổi bật.

Hoa mai tím làm bonsai cũng rất đẹp

Cũng giống như tử đằng, mai tím thuộc cây thân leo hóa gỗ, cây lớn đến đâu là hóa gỗ đến đó nên các nghệ nhân thường trồng mai tím trong chậu tạo dáng cây bonsai đầy tính nghệ thuật với vẻ đẹp độc đáo.

Nếu mai tím không có chỗ leo cây sẽ tự cuộn thành bụi. Nếu mai tím được trồng dưới gốc cây khác nó sẽ leo bám và rủ xuống các chùm hoa. Vì vậy trồng mai tím thành giàn sẽ phô diễn hết được vẻ đẹp lãng mạn của hoa.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Linh Sam Núi Đẹp

Giới thiệu về cây sam núi

Cây linh sam núi còn được biết đến với cái tên là cây sam gai, có tên khoa học là Antidesma acidum, đây là loại cây phát triển chủ yếu ở Châu Á tại các vùng núi và khe suối nên thường được mọi người dùng làm cây cảnh bonsai với giá trị cao.

Cây linh sam núi có dạng hình thân gỗ không quá to, chiều dài cây chỉ cao từ 1 – 5m, cây thường mọc tự nhiên ở các vùng khe suối. Đây là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện ngoài nắng và cả trong bóng râm đều rất tốt.

Cây có lá nhỏ, hình trái xoan, lá có màu xanh bóng và có đầu nhọn, điều đặc biệt của lá cây sam núi là có thể dễ dàng bẻ gãy vì lá rất giòn.

Cây linh sam có hoa màu tím, thường nở vào tháng 5 đến tháng 6 tính theo dương lịch, hoa có mùi thơm đặc trưng và quả có hình bầu dục, hơi dẹt, mọc cạnh nhau và thường thả xuống dưới đất.

Vì thuộc dạng cây gỗ nên rê cây linh sam rất dày đặc vả thường có những nhánh rễ lớn trồi lên trên mặt đất. Cây linh sam núi phân bố ở khắp đất nước ta nhưng nhiều nhất ở các vùng như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên…

Ý nghĩa phong thủy linh sam núi?

Với màu xanh của lá cây và màu tím rực rỡ của hoa thì cây linh sam núi này rất thích hợp với những người mang mệnh mộc và mệnh hỏa, theo ngũ hành thì mộc sinh hỏa nên nếu người mang một trong hai mệnh này trồng và chăm sóc cây linh sam trong nhà thì sẽ mang lại nhiều điều may mắn.

Cây linh sam còn có khả năng xua đuổi tà khí, nhà nào trồng cây linh sam sẽ mang lại sự may mắn, tài lộc dành cho gia đình.

Đồng thời với sức sống bền bỉ, thân cây rắn rỏi, bên ngoài xù xì nhưng lại đem đến những bông hoa màu tím đẹp rực rỡ thể hiện cho sự cố gắng, bền bỉ trong cuộc sống, sự hiên ngang, không ngừng vươn lên để đạt được mục tiêu cuối cùng

Công dụng của cây linh sam núi trong đời sống

Trang trí không gian nhà ở: Vì đây là một loại cây bonsai nên dĩ nhiên là cây linh sam núi sẽ là một loài cây trang trí tuyệt vời. Cây linh sam sẽ khiến cho không gian nhà bạn được tô điểm thêm rất nhiều, điều này tạo nên một không gian nhà cửa sinh động và đẹp mắt hơn.

Thanh lọc không khí: Vì linh sam là loại cây thân gỗ nên linh sam có khả năng hút những khí độc như tia tử ngoại hay C02 và thải ra khí O2 để thanh lọc không khí và mang lại cho gia đình bạn một không gian thoáng mát, thoải mái hơn.

Giá trị kinh tế cao: Nhờ vào các nhánh cây dễ uốn nắn nên cây linh sam núi có thể tạo thành những hình dáng bonsai đẹp có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là bài thuốc dân gian hiệu quả: Ngoài những công dụng làm đẹp hay thanh lọc không khí thì cây linh sam còn được dân gian áp dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Cách trồng và chăm sóc cây sam núi bonsai Cách trồng cây sam núi

Cây linh sam vốn là một cây thân gỗ tự nhiên nên việc trồng loại cây này cũng không quá phức tạp. Linh sam thường được trồng bằng phương pháp nhân giống ướp hạt hoặc chiết cành, tuy nhiên kỹ thuật chiết cành là lựa chọn vô cùng phổ biến để trồng loại cây này.

Để trồng cây bonsai bằng phương pháp chiết cành, bạn cần cho cây non vào chậu và cố định cây bằng đất. Bạn cho đất và cây nghĩ trong 1 – 2 tiếng sau đó tiến hành chiết cành. Cây nón vừa mới chiết cành xong thì bạn nên thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Sau 5 – 8 tháng, cây sẽ trưởng thành và các cành của cây sẽ có một độ dẻo dai nhất định nên bạn có thể dễ dàng tỉa uốn cây theo dáng bonsai yêu thích của bạn.

Cách chăm sóc cây sam núi

Advertisement

Lượng nước phù hợp: Vì là một loại cây sống ở vùng ven suối nên cây linh sam rất cần nước để có thể sống và sinh trưởng một cách trọn vẹn nhất. Bạn nên tưới nước từ 2 – 5 lần một ngày cho cây để có thể đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây phát triển.

Nhiệt độ phù hợp: Cây linh sam là loại cây ưa sáng nhưng cũng có thể sống trong bóng râm, chỉ cần có ánh sáng mặt trời chiếu đến từ 2h một ngày thì cây vẫn có thể sống và phát triển bình thường.

Nếu trồng cây trong chậu nhỏ và dễ di chuyển thì bạn nên tắm nắng cho cây vào buổi sáng và cất cây vào bóng râm vào buổi trưa để tránh làm cây mất nước quá nhiều.

Cung cấp dinh dưỡng cho cây: Để cho cây linh sam ra hoa đúng mùa, hoa được to và đẹp thì việc bón phân và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây là một điều rất quan trọng. Bạn nên bón phân định kỳ từ 1 – 2 tháng/ lần để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Cách Chăm Sóc Cây Quất Sau Tết Đơn Giản Giúp Cây Sinh Trưởng Tốt

Cách chăm sóc cây quất sau Tết tại nhà có lẽ lúc này đã bắt đầu được nhiều gia đình quan tâm. Vì, chăm sóc cây quất sau thời gian trưng Tết không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp cho gia chủ tiết kiệm được một khoản tiền cho dịp Tết năm sau, không cần phải mua cây mới.

Cách chăm sóc cây quất sau tết tại nhà đúng cách đơn giản nhất. Ảnh: Internet

1. Chăm sóc cây quất trước khi trồng lại

Yếu tố đầu tiên để cây quất chưng Tết xong vẫn tái sử dụng được đó chính là vấn đề sức khỏe của cây. Nếu chúng ta có một cây quất có dáng đẹp, khỏe mạnh, lá sum xuê không bị hư hỏng hay sâu bọ thì việc chăm sóc để cây tiếp tục sinh trưởng tốt là điều bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.

Lưu ý giữ độ ẩm cho cây là việc làm cần thiết. Bạn hãy sử dụng bình xịt phun nước tưới lên cây và đất chậu để tạo độ ẩm hoặc dùng tay vẩy nước lên lá cây hằng ngày. Khi tưới nước vào cây nên tưới nhẹ nhàng dưới gốc cây để đất không bị lún xuống.

Những việc làm trên có tác dụng đảm bảo trong thời gian chơi Tết cây quất vẫn giữ được độ xanh của lá, không bị rụng nhiều và quả cũng vậy, như thế sau thời gian trưng Tết, chúng ta mới có thể tái sử dụng cây được.

Nếu bạn chuẩn bị trồng lại mà quả trên cây vẫn còn thì hãy ngắt hết tất cả các quả. Bạn cũng cần ngắt khoảng một phần hai lượng lá trên cây để hạn chế nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước của cây, khi rễ chưa kịp phát triển bám chắc vào đất ở môi trường mới. Các loại thuốc kích thích rễ cho cây có thể sử dụng cho cây quất như: A-H502, Orgamin. Bạn pha với một lượng nước theo tỉ lệ cho phù hợp và tưới vào dưới gốc cây quất cho rễ mới được kích thích mọc ra.

Chăm sóc cây quất trước khi trồng lại. Ảnh: Internet

2. Cách trồng lại cây quất sau Tết 2.1. Chuẩn bị đất để trồng cây quất

Cho dù là trồng trong chậu hay ngoài vườn thì để cây quất phát triển và sinh trưởng tốt trước hết bạn cần phải chọn loại đất trồng tốt, phù hợp với cây. Nên chọn loại đất tơi, xốp, thoáng khí, phải đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng nhiều, độ pH của đất từ 5 đến 6. Những điều kiện này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Nếu các bạn chọn trồng cây quất ở ngoài vườn và sau đó mới trồng vào chậu trở lại thì nên lựa chọn đất vườn chỗ cao, không nên chọn nơi trũng ứ nước để tránh làm rễ cây bị thối, hư và dễ bị chết. Đến lúc trồng cây vào chậu thì nên chọn chậu cây có kích thước lớn hơn tán cây, có lỗ thông thoáng nước, nếu cây phát triển tốt và lớn thì nên thay chậu lớn hơn để cây có thể phát triển tối đa cũng như tốt nhất.

Chuẩn bị đất để trồng cây quất. Ảnh: Internet

2.2. Tiến hành trồng lại cây quất

Sau khi bạn đã chọn được chỗ đất thích hợp để trồng ngoài vườn thì bắt đầu tiến hành trồng cây quất vào chỗ đất đó. Các bạn nên trồng vào ngày mát hoặc chọn lúc thời tiết mát mẻ như vào buổi chiều mát không có ánh nắng. Cây quất trồng cũng giống như trồng và chăm sóc cây cảnh , cây ăn trái bình thường khác, không có gì khác biệt. Bạn dùng cuốc hay xẻn đào một hố vừa đủ để chứa hết rễ của cây quất và cho cây xuống lấp đất lại.

Sau khi trồng xong nên tạo một vòng tròn đất nhỏ xung quanh cây quất để bón phân, tưới nước dễ hơn. Cây quất sau khi đã trồng được khoảng từ 5 đến 7 ngày thì bạn cần phải xới vùng đất xung quang cách gốc cây khoảng 30cm để phân bón và nước dễ dàng thấm.

Tiến hành trồng cây quất. Ảnh: Internet

3. Cách chăm sóc cây quất sau Tết sau khi trồng lại 3.1. Bón phân đầy đủ cho cây

Khoảng 15 ngày sau khi trồng cây, lúc này bạn cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt bằng cách bón phân vào quanh gốc cây. Phân bón này có thể hòa lẫn với nước rồi đem tưới dưới gốc cây hoặc đem bón trực tiếp vào đất quanh gốc cũng được.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Đại Hồng Môn, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!