Xu Hướng 9/2023 # Cây Chùm Ngây Có Phải Là Cây Rau Ngót Không # Top 17 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Chùm Ngây Có Phải Là Cây Rau Ngót Không # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Chùm Ngây Có Phải Là Cây Rau Ngót Không được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây chùm ngây có phải là cây rau ngót không

Rau ngót là một dạng cây bụi thuộc họ Diệp hạ châu, có tên khoa học là Sauropus androgynous. Rau ngót được trồng làm rau ăn ở nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, rau ngót còn được gọi với các tên gọi khác như rau bù ngót, bồ ngót, hay rau tuốt.

Trong khi đó, chùm ngây là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong họ Chùm ngây, có nguồn gốc từ khu vực Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan. Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, ở Việt Nam, nó còn được gọi với những cái tên khác như cây ba đậu dại, cây bồn bồn, cây cải ngựa hay cây dùi trống.

Do đó, có thể khẳng định cây chùm không phải là cây rau ngót. Đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau, do lá nhìn khá giống nhau nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai loại cây này với nhau.

Đặc điểm khác nhau giữa chùm ngây và rau ngót

1. Thân cây

Rau ngót thuộc dạng bụi, có thân cây nhỏ, có thể cao tới 2 m, khi còn non, thân có màu xanh, lúc già chuyển sang màu nâu. Từ thân chính mọc ra các nhánh nhỏ và nhẵn.

Trong khi đó, cây chùm ngây hoàn toàn khác, nó có thân gỗ to, cao từ 5 – 10 m, nếu trồng lâu năm, nó có thể cao to hơn nữa. Thân cây óng chuốt, màu xám trắng và không có gai. Vỏ cây dày, có khía rãnh. Thân non có lông.

Như vậy, với đặc điểm về thân cây, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa cây chùm ngây và rau ngót.

2. Lá cây

Sự nhầm lẫn giữa hai loại cây này là do sự giống nhau về lá. Lá của cây chùm ngây nhìn khá giống với lá rau ngót.

Cả rau ngót và chùm ngây đều có lá hình bầu dục, mọc so le, xếp thành hai hàng trên một cuốn chung. Nếu nhìn qua, sẽ dễ hiểu rằng tại sao nhiều người lầm tưởng rằng cây chùm ngây chính là cây rau ngót. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, các bạn vẫn có thể nhận ra sự khác biệt về lá của hai loại cây này. Lá rau ngót có mặt trên màu xanh thẫm, láng bóng, còn mặt dưới có màu xanh nhạt, trong khi lá cây chùm ngây có màu xanh mốc.

3. Hoa

4. Quả và hạt

Qủa rau ngót thuộc loại quả nang, màu trắng, hình cầu hơi dẹt, còn dính đài hoa màu đỏ tím. Nhìn quả rau ngót giống như quả cà pháo thu nhỏ. Hạt rau ngót có hình ba góc và có vân nhỏ.

Quả chùm ngây có thiết diện tam giác, dài khoảng 25 – 40 cm, mọc thõng xuống. Lúc đầu, quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu, mở làm 3 mảnh. Hạt có 3 cạnh và có cánh màu trắng, dạng màng.

Như vậy, nếu bạn thắc mắc cây chùm ngây có phải là cây rau ngót không thì câu trả lời là không. Hai loại cây này chỉ có lá khá giống nhau còn thân, hoa, quả đều khác nhau tương đối nhiều. Với câu trả lời này, hi vọng các bạn sẽ không bị nhầm lẫn giữa hai loại cây này khi chọn mua.

Cây Lan Ý Hợp Mệnh Gì? Tuổi Gì? Cây Có Độc Không

Cây lan ý có ý nghĩa gì trong phong thủy

Trong phong thủy, cây lan ý mang ý nghĩa tốt lành. Một giống cây cảnh vừa đẹp vừa mang lại nhiều năng lượng tích cực. Trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp gia chủ tránh xa những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Chỉ cần trang trí một chậu cây lan ý trong nhà, nhất định không gian sống trở nên thoáng mát và tươi mát hơn rất nhiều. Cây có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thụ những năng lượng tích cực. Đem lại một cuộc sống bình yên, viên mãn. Giúp tình cảm vợ chồng luôn hòa thuận, tránh được những xích mích trong hôn nhân.

Cây lan ý hợp mệnh gì? Tuổi gì

Theo các chuyên gia phong thủy thì cây lan rất thích hợp cho người mệnh KIM và mệnh THỦY. Hai mệnh này mà trồng lan ý trong nhà, tin chắc gia chủ sẽ gặp vô số tài lộc và may mắn.

Đặc biệt là những bạn tuổi HỢI và tuổi MÙI. Chọn cây lan ý là tiểu cảnh, trang trí làm đẹp không gian sống. Tin chắc sẽ gặp rất nhiều may mắn. Không những tốt cho gia đạo, hôn nhân mà còn mang lại vận khí tốt lành giúp công việc làm ăn thêm thuận thành trôi chảy.

Cây lan ý có mấy loại?

Qua bàn tay lai tạo và nhân giống thì cây lan ý có rất nhiều loại. Thế nhưng tại nước ta được ưa chuộng nhất với 2 loại cơ bản: Cây lan ý Thái và cây lan ý Mỹ.

Cây lan ý Thái

Một giống cây lan đẹp có lá và thân nhỏ. Với giống cây này được mọi người lựa chọn để trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc. Chẳng hạn như đặt chậu cây trên bàn tiếp khách, bàn làm việc hoặc quầy lễ tân.

Cây lan ý Mỹ

Loại cây có thân và lá to, hoa cũng cao lớn. Khi trưởng thành cây phát triển thành bụi rộng và thường được trồng trong chậu lớn. Dùng chậu lan ý Mỹ ở một góc căn phòng, hành lang hoặc sảnh tòa nhà vô cùng thích hợp.

Cây lan ý có độc không?

Nói về cái đẹp thì cây lan ý được đánh giá khá cao về vấn đề này. Thế nhưng đáng tiếc này cây lan ý được xếp vào danh sách nhóm cây cảnh có chứa độc tố. Trong củ và lá của cây lan ý có chứa canxi oxalat, một hợp chất có hại cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Chẳng may bạn ăn nhầm lá hay củ của cây lan ý sẽ gặp phải một số triệu chứng như sưng môi, sưng lưỡi, miệng,… Đặc biệt ăn quá nhiều sẽ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy … thậm chí gây ngạt thở, suy thận.

Cây lan ý nên đặt ở đâu?

Như các bạn đã biết, cây lan ý là giống cây cảnh đẹp lại mang ý nghĩa phong thủy. Cho nên nhiều người chọn cây cảnh này để làm tiểu cảnh, làm đẹp không gian sống.

Giá cây lan ý có đắt không?

Việc tìm kiếm mưa cây lan ý cũng khá dễ dàng. Bạn có thể mua tại các cửa hàng bán cây kiểng. Hoặc có thể mua online thông qua các trang thương mại điện tử.

Hình ảnh cây lan ý

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.

Đăng bởi: Dụng Nguyễn

Từ khoá: Cây lan ý hợp mệnh gì? Tuổi gì? Cây có độc không

Trồng Cây Trong Nhà Bếp – Có Nên Hay Không?

Cây xanh xuất hiện mọi nơi xung quanh cuộc sống thường nhật của con người. Chúng là nguồn cung khí oxi quan trọng đồng thời được xem là thú tiêu khiển của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trung niên.

Để mang cây xanh phủ sóng khắp nơi, các bà các mẹ còn đặt cả cây trong không gian nấu nướng, nhưng điều này có thật sự nên hay không? Nếu có thì nên trồng những loại cây nào? Vyfarm sẽ giúp bạn tìm đáp án ngay trong bài viết sau.

Câu trả lời chính xác nhất còn phụ thuộc vào sở thích và loại cây bạn trồng trong bếp. Tuy nhiên, trồng cây trong nhà bếp từ lâu đã trở thành một thói quen của nhiều người vì nó mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:

Đặc thù của khu vực nấu nướng chính là khói và vô số mùi hương khó chịu lan tỏa trong không khí. Trước khi nấu, ta có mùi tanh “nồng nàn” của cá, thịt,…tươi. Trong khi nấu, ta có thêm hương thơm “quyến rũ” từ khói và thức ăn, đặc biệt là những món nặng mùi như mắm, tương,…

Một không gian thiếu sáng, ẩm thấp, thức ăn dồi dào như nhà bếp chính là “căn nhà chung” lý tưởng của nhiều loài côn trùng, bọ gậy và cả muỗi. Chúng là những loài động vật có khả năng sinh sản cao, làm tổ khuất trong góc nên đôi khi gia chủ sẽ rơi hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” nghĩa là muốn diệt cũng diệt không được.

Những chậu cây xanh sẽ giúp bạn làm điều này. Các loài cây trồng trong bếp sở hữu một số hương thơm đặc biệt và tính kháng khuẩn có thể xua đuổi côn trùng. Ngoài ra, cách này cũng tiết kiệm được cho bạn kha khá tiền khi không cần mua các bình xịt côn trùng độc hại và nặng mùi khác.

Do đó, để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh và nâng cao sức khỏe các thành viên trong gia đình trước hết là “người nội trợ”, bạn nên trang bị ngay cây xanh trong nhà bếp. Chỉ cần một hành động nhỏ là sắp xếp đặt cây trong bếp, bạn đã có thể mang đến những thay đổi lớn trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình mình.

Một lý do phổ biến khiến người trẻ không hứng thú khi vào bếp đó là: tẻ nhạt. Thế hệ gen Z hầu như không tìm thấy bất kỳ sự thú vị nào ở căn bếp hay những món ăn do chính mình làm ra. Vậy tại sao bạn không biến nó thành một thế giới của riêng mình?

Có nhiều cách để làm điều này, trong đó dễ dàng nhất là trồng cây trong bếp. Mỗi loại cây có vẻ đẹp, ý nghĩa và sức hấp dẫn khác nhau phù hợp với nhu cầu và sở thích của mọi đối tượng. Biết đâu thông qua việc trang trí bếp bằng cây xanh, bạn sẽ vô tình khám phá được tài năng nấu nướng của mình, đúng không nào?

Đối với những người thích phong thủy thì gian bếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngôi nhà. Bếp lửa chính là nơi giữ ấm và gắn kết các thành viên, là nơi các bà các mẹ chăm chút và tảo tần để nuôi đàn con. Do đó, gian bếp nguội lạnh, hiu hắt là điều cấm kỵ của nhiều gia đình Việt.

Phòng bếp ám mùi hôi chính là nỗi khổ tâm của nhiều bà nội trợ. Vì vậy, nên chọn những loại cây có tác dụng hấp thụ “cường độ cao” khí cacbonic, khí gas, khí độc,… trả lại không gian thoáng mát cho căn bếp của bạn. Những loài cây lọc khí điển hình như: dương xỉ, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, lan ý,…

Các loại cây thảo mộc hay thuốc dùng trong Đông Y chính là cây xanh trồng trong bếp được nhiều người yêu thích. Những cây này ngoài công dụng làm gia vị giúp các món ăn thêm hấp dẫn, chúng còn là phương thuốc cổ truyền chữa được một số loại bệnh thông thường như cảm, khó tiêu, lợi tiểu,… thậm chí cây rau tần còn có khả năng cầm máu kỳ diệu.

Một số cây thảo mộc còn có giá trị phong thủy lớn. Ví dụ như cây húng quế bản to và dài có thể hút tài lộc, đem đến sự may mắn lớn cho gia chủ. Hay cây hương hhảo tượng trưng cho sự gắn kết, trung thành, luôn che chở cho nhau, đặt cây này trong nhà giúp các thành viên thêm yêu thương, hòa thuận với nhau.

Sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi tận tay chăm bón, thu hoạch và chế biến những loại cây xanh, rau, củ ‘chuẩn nhà trồng’ đúng không nào? Một số loại cây, rau củ dễ sống như gừng, nghệ, hành tây, tỏi, sả, ớt, chanh,… có thể được trồng ngay trong chính căn bếp nhà bạn. Vừa tiết kiệm công sức và tiền bạc, vừa an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, ngại gì mà không thử trồng ngay các bạn nhỉ?

Không như các loại cây kiểng khác được gia chủ chăm bón thường xuyên, những loại cây đặt trong bếp thường nhận được ít sự quan tâm hơn. Cho nên, để tiết kiệm thời gian bạn có thể “chốt đơn” ngay những loài cây dễ sống, không cần bạn chăm chút nhiều mà vẫn phát triển tốt.

Một số loài cây “sống dai” đó là: Lô hội (nha đam), trầu bà, lan chi, lan ý,…

Để biến gian bếp thành một nơi lý tưởng thu hút bạn lui tới thường xuyên, ngoài hương thơm thì còn cần cả sắc đẹp. Một số loại cây hội tụ đủ hai yếu tố này chính là: Oải hương, hoa nhài, hương thảo, tùng thơm, bạc hà,…

Một số loại cây có khả năng lọc không khí tốt, có giá trị phong thủy cao, vừa có hương có sắc tuy nhiên lại chứa chất độc thì nhất định không được trồng trong bếp. “Điểm mặt” các loại cây đó là: Cây thuộc dòng môn trường sinh (như vạn niên thanh), lan quân tử, đỗ quyên, trúc đào, hồng môn, …

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không trồng những loài cây có gai nhọn ở thân, lá, cành để tránh làm bị thương bản thân và các thành viên trong gia đình.

Có rất nhiều cách để tận hưởng cuộc sống, tại sao bạn không thử thiết kế một “vườn địa đàng” cho mình ngay trong căn bếp quen thuộc. Nếu khéo léo biết kết hợp các loại cây và sắp xếp chúng theo ý thích và phong cách riêng, bạn đã có ngay một không gian tươi mát thân thiện với môi trường rồi.

Cây xanh trồng trong bình thủy tinh chính là công thức được nhiều người ưa chuộng nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cây trong chậu gỗ để tạo cảm giác ấm áp, thâm trầm hay trong chậu nhựa màu sắc cho không gian thêm tươi vui và kích thích thị giác. Hãy nhớ đặt chúng cạnh bậu cửa hay những nơi đón nắng để cây xanh quang hợp và phát triển xanh tốt hơn.

Cây Lưỡi Hổ Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Lưu Ý Khi Trồng Cây

Để cuộc sống thêm xanh, và muôn màu thú vị, thì cây xanh luôn là một người bạn không thể thiếu. Cây xanh không chỉ đẹp, mà còn mang lại không khí trong lành. Lưỡi hổ là một trong số đó, góp phần tạo nên môi trường xanh đẹp cho cuộc sống thêm màu sắc.

Cây lưỡi hổ là gì?

Với tên gọi khác cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.

Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh…Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ thường được trồng và đặt ở phòng khách – là nơi thể hiện phong cách riêng, nét riêng của gia chủ. Lưỡi hổ thích hợp đặt ngay cạnh kệ tivi ở phòng khách, hay ghế sofa, hoặc ở ngay hai bên lối đi của cửa ra vào, cũng là một cách để xua đuổi những điều không tốt và mang vận may đến gia đình.

Không gian sẽ thêm màu sắc nếu ta đặt ở cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, cây còn có khả năng lấy đi các khí độc như khói thuốc lá các khí oxit nitơ. Rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người.

Trồng cây lưỡi hổ trong phòng tắm vì đây là loại cây ưa thích bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng trong một khoảng thời gian lâu. Tuy phòng tắm có độ ẩm cao nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển tăng trưởng của cây. Không chỉ dễ dàng trồng, lá cây còn có khả năng hút hơi nước, loại bỏ được khí độc hại có trong không khí. Vì vậy, đây là sự lựa chọn lý tưởng cho vị trí đặt cây trong nhà.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.

Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Cây lưỡi hổ trị hen suyễn

Với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.

Cây lưỡi hổ trị bệnh đường tiêu hoá

Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

Cây lưỡi hổ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa đi áp lực công việc tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.

Cây lưỡi hổ giúp tạo giấc ngủ ngon

Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cây lưỡi hổ làm giảm dị ứng ở da

Cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá của cây nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm được dùng điều trị một số chứng dị ứng ở da. Khi da bị bỏng, rộp, hoặc cháy nắng thậm chí bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn phòng chống hiệu quả.

Cây lưỡi hổ giúp loại bỏ độc tố trong không khí

NASA công bố cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, vì cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.

Không gian công cộng như các khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí được trong lành hơn. Việc trồng cây này sẽ giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn và giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi do khí nhiễm khuẩn gây ra.

Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Ánh sáng cho cây đây là loại cây ưa nóng và chịu rét rất kém. Cây sẽ phát triển khoẻ mạnh ở trong nhà hay nơi có bóng râm.

Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao.

Cây lưỡi hổ không cần tưới quá nhiều nước vì dễ bị úng nước, cần hạn chế tưới nước và lưu ý đến độ thoát nước của đất.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì thế cây lưỡi hổ sẽ giúp cho 2 mệnh này có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được thành công. Khi lựa chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà thì cần chọn kích thước cây phù hợp với không gian và nên đặt cây ở hướng Nam.

Advertisement

Ngoài ra cây lưỡi hổ theo phong thủy thì sẽ hợp với tuổi Ngọ sinh nhằm các năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.

Cách trồng và chăm sóc cây Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ từ cây con

Khi bạn thay chậu cây, bạn hãy tách những cây con ra và trồng vào một chậu nhỏ khác. Loại bỏ bỏ hết phần đất cũ và cắt bỏ những phần rễ khô, hư hỏng. Trồng cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt để cố định cây, tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá

Chọn lá xanh và đẹp, cắt ngang sát gốc lá, chia thành từng khúc 5cm và để lá tự lành sẹo. Chôn các khúc lá xuống chậu sao cho đất lấp 1/2 lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây phát triển. Để chậu ở nơi có nắng nhẹ và thoáng mát.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ nhàng, không quá gắt. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C, Không cần tưới nước thường xuyên cho cây lưỡi hổ, chỉ tưới cho đất đủ ẩm. Nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây.

Các hình ảnh cây lưỡi hổ cho ngày Tết

Kỹ Thuật Trồng Cây Trầu Không Tại Nhà

Cây trầu không

Cây trầu không

Cây trầu không là loại cây dây leo và thường sống lâu năm, có lá hình trái tim, mặt lá bóng, màu xanh và có hoa màu trắng, cây có thể cao hơn 1m. Cây trầu không có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia,…

Cây trầu không được cho rằng là loại cây mang đến nhiều may mắn trong sự nghiệp và con đường học tập. Mang lại sự bình an êm ấm cho gia đình. Từ xưa đến nay, trầu không luôn có mặt ở các tiệc ma chay cưới hỏi, là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam.

Cây trầu không được dùng để làm cảnh, phụ biến đối với các gia đình ở thành phố, diện tích nhà chật thì họ sẽ trồng cây dặn beo để mang tính thẩm mỹ. Cây trầu còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang đến một không gian trong lành thoải mái.

Lá trầu không cũng được xem là một loại thần dược, có thể sử dụng như một loại thuốc để điều trị một số bệnh như táo bón, đau đầu, đau họng, ngoài ra nó cũng được sử dụng để chăm sóc da cho các chị em phụ nữ.

Cách trồng cây trầu không tại nhà

CГЎch trб»“ng cГўy trбє§u khГґng tбєЎi nhГ

Chuẩn bị

Dụng cụ trồng, bạn có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa trồng cây hoặc nếu có đất vườn thì càng tốt. Nếu chồng ở chậu hoặc khay, bên dưới phải đục lỗ để cây thoát nước.

Bạn có thể trồng cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất ở nền đất mùn, từ shop có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể mua đất sạch trộn sẵn hoặc trộn đất với phân trùn quế, mùn hữu cơ,… phơi ải trước khi trồng để xử lý mầm bệnh trong đất.

Cây trầu không thường được trồng bằng ngọt. Bạn chọn những ngọn giống khỏe mạnh, không quá non và không quá già. Cắt đoạn dài khoảng 10 mắt, mỗi gốc trồng khoảng 3 đoạn tùy theo gốc to hay gốc nhỏ.

Cách trồng

Bạn đặt đoạn trầu không nằm dưới đất, cho lá và ngọn lên trên mặt đất, sau đó lớp một lớp đất để che phủ và dùng tay ấn chặt đoạn trầu không xuống khoảng 3cm. Sau đó dùng một ít nước tuố dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho cây và đất.

Sau khi mới trồng xong, bạn nên che nắng cho cây khỏi bị cháy nắng, sau khoảng một tuần, khi cây bén rễ và lên ngọn thì có thể dở tấm che ra để cây đón ánh nắng.

Chăm sóc

Trong quá trình trồng cây trầu không, bạn phải tưới nước cho cây đều đặn. Vào mùa mưa thì bạn chỉ cần tưới khoảng 2 lần một tuần, còn vào mùa nắng thì nên tăng tuần suất tưới cây, khoảng 3-4 lần một tuần. Bạn cần phải chú ý hệ thống thoát nước để cây không bị thối hoặc ngập úng.

Sau khi trồng khoảng 3 tuần, bạn tiến hành bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân trùn quế. Cứ khoảng một tháng thì sẽ bón cho cây một đợt. Ngoài việc bón phân bạn cũng cần phải làm cỏ, vun xới cho cây phát triển khỏe mạnh.

Bạn có thể làm giàn hoặc cắm cọc tre để cho trầu leo. Gốc là nơi để dây trầu bám vào nên cần phải vững chắc để không bị đổ khi trời mưa gió. Bạn cũng có thể cho cây trầu không leo lên cây cầu, tường gạch hoặc các loại cây trụ khác.

Thu hoạch trầu không

Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 5 tháng, khi cây phát triển từ tốt và cho nhiều lá, bạn có thể tiến hành thu hoạch tùy theo mục đích sử dụng của mình. Hãy dùng dao hoặc kéo cắt từng lá cẩn thận. Sau khi thu hoạch, tiếp tục chăm sóc cây để cây phát triển cho những đợt thu hoạch tiếp theo.

Topcachlam

Đăng bởi: Mạnh Hùng Trần

Từ khoá: Kỹ thuật trồng cây trầu không tại nhà

Vườn Trái Cây Cần Thơ – Du Lịch Miệt Vườn Mùa Trái Cây ()

1. Vườn trái cây chú Ba Cống được yêu thích nhất Cần Thơ

Địa chỉ: Khu vực Bình Phó, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 20.000 đồng/ người.

Miệt vườn Cần Thơ chú Ba Cống có diện tích rộng lớn hơn 2ha. Nơi đây chủ yếu trồng các loại hoa quả nhiệt đới như xoài cát, chôm chôm, dừa sáp, mít, bưởi da xanh, măng cụt, thanh long,… Vườn chú Ba Cống nổi tiếng với tán cây xanh mát, hoa quả nặng trĩu cành. Cùng không gian thanh tĩnh, mộc mạc và hết sức gần gũi. Là một trong những vườn trái cây Cần Thơ đẹp nhất, thu hút du khách ghé tham quan hằng năm.

Vườn trái cây chú Ba Cống

2. Vườn ca cao Mười Cương duy nhất tại Cần Thơ

Địa chỉ: Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 50.000 đồng/ người (đã bao gồm chi phí thưởng thức cacao sữa tại vườn)

Vườn ca cao Mười Cương

3. Vườn trái cây Vàm Xáng – Vườn trái cây Cần Thơ

Địa chỉ: Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 50.000 đồng/ người ( đã bao gồm chi phí hái thưởng thức dâu tại vườn và 1 chai nước suối).

Nhắc đến các vườn trái cây ở Cần Thơ, chắc chắn không nên bỏ qua Vàm Xáng. Đến đây, bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự bình dị, dân dã quen thuộc của vùng non nước Nam Bộ. Từ cổng chào, lối đi, đến những ngôi nhà lợp lá đều được giữ nguyên vẹn. Mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm sâu sắc. Bên cạnh đó, vườn trái cây Cần Thơ Vàm Xáng có đủ các loại hoa quả ngọt lành. Bao gồm dâu vàng Hạ Châu, chôm chôm, xoài, bưởi, vú sữa, cam,  măng cụt, mít,… Ngoài dâu, bạn cũng có thể mua những loại trái cây khác để thưởng thức hoặc làm quà tặng. Giá cả tuy đắt hơn ngoài chợ một tí nhưng đảm bảo thơm ngon và không phân thuốc.

Vườn trái cây Vàm Xáng

4. Vườn sầu riêng Bình Thủy – Thơm nồng hương RI6

Địa chỉ: Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: Miễn phí.

Vườn sầu riêng Bình Thủy

5. Vườn trái cây Cồn Sơn – Xum xuê quả ngọt xứ phù sa

Địa chỉ: Khu vực I, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ.

Giá vé:  khoảng 30.000 đồng/ người/ tùy vườn trên cồn.

Vườn trái cây Cồn Sơn

6. Vườn trái cây khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ

Địa chỉ: 335 Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 15.000 đồng/ người.

Nằm trong khu du lịch Mỹ Khánh, vườn trái cây Cần Thơ có diện tích lên tới 8ha. Với đủ các loại hoa quả nhiệt đới miền Tây hấp dẫn như mít, xoài, cam, ổi,… Tham quan vườn trái cây khu du lịch Mỹ Khánh, bạn có thể dừng nghỉ chân ở những chòi lá. Tận hưởng không khí mát lành và thưởng thức hoa quả thơm ngọt sau một hành trình dài mệt mỏi. Có lẽ vì điểm tiện lợi này mà Mỹ Khánh luôn nhận được những đánh giá tốt từ khách du lịch.

Vườn trái cây khu du lịch Mỹ Khánh

7. Vườn trái cây Lê Lộc – Vườn măng cụt cổ hơn trăm tuổi

Địa chỉ: 568A Quốc Lộ 61B, phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Giá vé:  20.000 đồng/ người. 

Vườn trái cây Lê Lộc

8. Vườn trái cây 9 Hồng – Trải nghiệm trò chơi miệt vườn

Địa chỉ: 398/31 Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 20.000 đồng/ người.

Vườn trái cây 9 Hồng

9. Vườn trái cây khu du lịch Ông Đề tại Cần Thơ

Địa chỉ: Tổ 26, ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé tham quan khu du lịch Ông Đề: 70.000 đồng/ người.

Khu du lịch Ông Đề hiện là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Cần Thơ. Đến với khu du lịch sinh thái này, du khách có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn. Như đu dây qua mương, đi xe đạp qua mương, đi cầu bập bềnh, trượt sình,… Sau khi vui chơi thả ga, bạn còn được chèo thuyền tham quan vườn cây ăn trái Cần Thơ. Kết thúc hành trình trong hương vị thơm ngọt khi thưởng thức cam, bưởi, xoài,…

Vườn trái cây khu du lịch Ông Đề

10. Vườn trái cây Bà Hiệp Cần Thơ

Địa chỉ: Ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: Miễn phí.

Vườn trái cây Cần Thơ Bà Hiệp cũng là điểm đến được nhiều du khách yêu thích lựa chọn. Cả khuôn vườn xanh mát được bao phủ bởi những cây ăn quả, rau củ dây leo xen kẽ. Đúng chuẩn một khu vườn nông thôn thường thấy ở miền Tây Nam Bộ. Nếu chán chường việc đi bộ, bạn có thể ngồi xuồng tham quan, thưởng thức trái cây tại chỗ. Tận hưởng sự bình yên của vùng thôn dã Cần Thơ.

Vườn trái cây Bà Hiệp

11. Vườn trái cây Giáo Dương – Vườn dâu trĩu quả

Địa chỉ: 159 tỉnh lộ 923, ấp Nhơn Lộc 1, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 50.000 đồng/ người.

Vườn trái cây Cần Thơ Giáo Dương sở hữu diện tích rộng lớn hơn 3 ha. Chủ yếu trồng các cây trái lâu năm như bưởi, dâu Hạ Châu, xoài, sầu riêng, măng cụt và mít. Trong đó dâu Hạ Châu ở vườn Giáo Dương được nhiều du khách yêu thích nhất. Dâu chín vào các tháng 1,5, 8 âm lịch. Từng chùm dâu vàng ươm, chua chua, chấm cùng muối ớt thì ngon khỏi bàn cãi.

Vườn trái cây Giáo Dương

12. Vườn mận An Phước Cù lao Tân Lộc Cần Thơ

Địa chỉ: Phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: Miễn phí.

Trong các tour tham quan vườn trái cây Cần Thơ, vườn mận An Phước đặc biệt hơn cả.  Vì nơi đây trồng tới hàng nghìn cây, đến mùa nở rộ mận đỏ rực khắp cả khu vườn. Đến An Phước từ tháng 6 đến tháng 9 bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thu hoạch mận. Ngoài mận ra, vườn An Phước Cù lao Tân Lộc còn trồng nhiều loại cây ăn trái khác. Thơm ngon nhất phải kể đến bưởi, hồng xiêm, cam, quýt, mít, vú sữa,…

Vườn mận An Phước Cù lao Tân Lộc

13. Vườn trái cây Ba Xinh – Vương quốc chôm chôm đỏ

Địa chỉ: 303 tỉnh lộ 923, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: 15.000 đồng/ người.

Du lịch miệt vườn Cần Thơ hãy dừng chân tham quan vườn trái cây Ba Xinh. Bên cạnh dạo quanh và nếm thử những loại hoa quả ngọt lành. Khách du lịch khi đến vườn còn có thể thưởng thức các gà ta dai ngon. Như như lẩu nướng muối ớt, gà luộc, cháo gà,… Trong không gian thoáng đãng dưới những tán cây sum suê, mát mẻ.

Vườn trái cây Ba Xinh

14. Vườn trái cây Rạch Kè – Chèo xuồng tham quan khu vườn

Địa chỉ:  396A ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé: Miễn phí.

Được mệnh danh là một trong những vườn trái cây Cần Thơ lớn nhất của huyện Phong Điền. Đến Cần Thơ, bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ vườn trái cây đậm chất sông nước miền Tây này. Những chùm hoa quả trĩu nặng dọc bên bờ sông thu hút du khách từ những ánh nhìn đầu tiên. Loại nào cũng thơm ngon, bóng lưỡng đẹp mắt và đầy dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đã đến Rạch Kè thì nhất định phải thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng. Như bánh khọt, gỏi điên điển, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù,…

Vườn trái cây Rạch Kè

15. Vườn trái cây Ông Sáu Dương tại Cần Thơ

Địa chỉ: Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Giá vé:  30.000 đồng/ người. 

Đăng bởi: Thắm Đỗ

Từ khoá: Vườn trái cây Cần Thơ – Du lịch miệt vườn mùa trái cây ()

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Chùm Ngây Có Phải Là Cây Rau Ngót Không trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!