Bạn đang xem bài viết Cách Viết Cv English It Đẹp Chuẩn Dành Cho Lập Trình Viên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiểu đúng về CV English IT (CV IT tiếng Anh)
CV English IT với những tiêu chuẩn về format, đẹp chuẩn sẽ như thế nào? Liệu CV IT tiếng Anh của bản cần lưu ý những điểm nào? Đâu là các yếu tố giúp thu hút nhà tuyển dụng? Đừng quá lo lắng vì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó!
CV English IT là gì?CV có ý nghĩa quan trọng vì nó phản ánh sự thể hiện thông qua các trải nghiệm (Peformances) của mỗi ứng viên. No được là tấm vé giúp các nhà tuyển dụng IT hiểu rõ hơn về năng lực, kinh nghiệm, trình độ của bạn. Do vậy, bạn cần biết cách tạo điểm nhấn ch CV English IT (CV IT tiếng Anh) của mình.
Sức cạnh tranh của thị trường tuyển dụng đang ngày càng lớn dần hơn. Và tất nhiên, tương tự như sơ yếu lý lịch cho dân IT, CV IT Developer hay CV cho các vị trí khác nhau như Junior, Senior Developer, bạn cần có sự chọn lọc các thông tin để CV English IT của mình đạt chuẩn.
Bật mí cách viết CV hấp dẫn nhà tuyển dụng ITMẫu CV IT Manager hoàn hảo cho ứng viên ngành IT
Mẫu CV IT Administrator chuẩn nhất 2023
Trước khi đến với buổi phỏng vấn IT – Interview, bạn cần nắm bắt nghệ thuật khởi đầu. Đó được hiểu là cách thức làm nổi bật CV. Đồng thời, giúp CV English IT tạo ra sự thu hút đối với nhà tuyển dụng. Đây là cơ sở quan trọng giúp bạn nhanh chóng chinh phục nhà tuyển dụng.
Mẫu IT Programmer CV ấn tượng cho lập trình viên
CV không đơn thuần là một lá đơn xin việc. Và ứng viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của nó. CV là thứ văn bản giúp nhà tuyển dụng tiếp cận gián tiếp với bạn. Nó là cái nhìn đầu tiên. Và dấu ấn về bạn có đủ tạo nên sức hút hay không phụ thuộc 60-80% vào CV English IT. Thật không quá để nói CV góp phần không nhỏ vào quyết định bạn có được mời phỏng vấn hay không?
Đồng thời, viết CV giúp bạn định hình và có những trải nghiệm tốt hơn. Trường hợp bạn ứng tuyển các vị trí khác như freelancer it hay Senior Developer đều sẽ đạt hiệu quả ứng tuyển cao hơn.
Sự phân bố hoàn hảo trong một CV English IT35%: Kỹ năng và trình độ chuyên môn (kiến thức)
25%: Dễ đọc
16%: Thành tích.
15%: Mục tiêu rõ ràng và những khát khao trong nghề nghiệp
14%: Văn phong, ngôn từ, chính tả
9%: Học vấn.
Có thể thấy 3 yếu tố kinh nghiệm (Experiences), kiến thức (Knowledge) và kỹ năng (Skills) vẫn là bộ ba nhân được sự quan tâm lớn từ nhà tuyển dụng IT. Những tỉ lệ trên dù chỉ mang tính tương đối nhưng chắc chắn nó sẽ là một cơ sở cho bạn hoàn thiện hơn CV English IT của mình. Chẳng hạn như apply vị trí Mobile App Developer, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến phần năng lực, các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực ấy. Tránh những thông tin không cần thiết vì nó sẽ làm nhiễu CV English IT (CV IT tiếng Anh) của bạn.
Lời kếtCách Viết Cv Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp Chuẩn, Ấn Tượng Mạnh
Với mong muốn được phát triển bản thân, nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã có mục tiêu sẽ xin việc làm thêm. Bên cạnh đó cũng có những sinh viên cần phải đi thực tập để hoàn thành quá trình học của mình. Điểm chung của tất cả là vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc viết CV sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự hạn chế về trình độ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.
Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều cần CV của ứng viên để nắm được thông tin sơ lược về người ứng tuyển nhanh chóng nhất. Thông qua CV, nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được những tiềm năng, lợi thế của họ để tuyển dụng cho công việc. Một bản CV hoàn chỉnh còn được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Vì vậy, dù là công việc làm thêm hay đi thực tập cũng rất cần một CV hoàn chỉnh và đầy đủ các thông tin.
– Nhân viên Graphic Designer (phòng Marketing)
– UX/UI Designer (website TGDĐ/ĐMX)
1. Vị trí công việc ứng tuyển
Đầu tiên, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết rằng mình mong muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty. Từ đó giúp họ dễ dàng lọc hồ sơ và chuyển bạn đến phòng ban phù hợp để xem xét. So với những CV không có mục Vị trí công việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ khó biết được bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào và có thể bỏ qua CV của bạn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Để nhà tuyển dụng thấy được những dự định trong tương lai của bạn, họ có thể đánh giá được bạn có phù hợp hay mong muốn gắn bó với công ty lâu dài hay không. Việc đầu tư cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn vừa có được cái nhìn rõ hơn về tương lai vừa cho thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân.
Ngoài ra, bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn và đâu là mục tiêu dài hạn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc:
– Mục tiêu ngắn hạn: Là những dự tính, kế hoạch cho công việc nằm trong khoảng thời gian xác định được (từ khoảng 3 – 6 tháng).
– Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu có sức ảnh hưởng đến tương lai, mang tính quyết định cao và cần xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn. Mục tiêu này được xác định cho từ khoảng 5 – 10 năm tiếp theo của bạn.
3. Trình độ học vấnĐối với trình độ học vấn, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Vị trí đầu tiên nên để trình độ học vấn cao nhất.
– Nên liệt kê những thông tin từ bậc trung cấp, cao đẳng, đại học.
– Nên liệt kê những giải thưởng, thành tích nổi bật để có thể ghi thêm điểm từ nhà tuyển dụng.
– Đối với những thông tin về ngành học, chuyên môn không phù hợp với công việc ứng tuyển, bạn chỉ nên nêu những thông tin nổi bật để nhà tuyển dụng thấy tiềm năng từ bạn.
4. Kinh nghiệm làm việcKhi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, không bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thêm mục này vào CV của mình để nhà tuyển dụng thấy được những bài học, kỹ năng mà bạn rút ra từ các hoạt động đã tham gia.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, bạn cần liệt kê từ công việc gần đây nhất của mình trở về trước. Cần trình bày ngắn gọn và tóm tắt những ý chính như vị trí, nhiệm vụ, những kỹ năng hay bài học có được khi làm công việc đó. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần liệt kê các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng từng tham gia hay các công việc ngắn hạn đã từng làm như: phục vụ, giao hàng, phát tờ rơi,…
Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhạy bén, cách nhìn nhận vấn đề của bạn khi rút ra những bài học, kỹ năng có được từ các hoạt động đó và những điều đó có ý nghĩa gì cho công việc bạn đang ứng tuyển.
5. Kỹ năng làm việcBạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là lựa chọn đúng đắn cho vị trí công việc đó.
Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, kỹ năng trong CV chính là điểm sáng khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.Tuy nhiên, bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng mình có để khi được phỏng vấn bạn vẫn có đủ kiến thức để trả lời cho nhà tuyển dụng.
6. Hoạt động ngoại khóa 7. Ưu điểm và nhược điểmThông qua ưu – nhược điểm của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn rõ hơn về cá tính, tiềm năng có thể khai thác ở bạn cũng như sự phù hợp với văn hóa của công ty.
1. Mẫu 1Bạn có thể xem Mẫu 1
2. Mẫu 2Bạn có thể xem Mẫu 2
3. Mẫu 3Bạn có thể xem Mẫu 3
【Hướng Dẫn】Cách Viết Cv Bằng Tiếng Anh Cho Sinh Viên Đúng Chuẩn
CV bằng tiếng anh là gì?
CV bằng tiếng anh thực chất là một hồ sơ cá nhân tổng hợp tất cả các thông tin về ứng viên bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân, các thành tích,…
Sơ yếu lý lịch là tài liệu quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng của mọi công ty. Vì vậy, nếu bạn cung cấp một bộ thông tin có nội dung tốt trong sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh, bạn sẽ có cơ hội được nhà tuyển dụng bắt gặp. Điều này mở ra cơ hội việc làm cho bản thân.
Tại sao sinh viên cần viết CV bằng tiếng Anh?Tiếng Anh được coi là chiếc chìa khóa vạn năng có thể giúp bạn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Và hiện nay, tiếng Anh được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay từ vòng đầu. Họ có xu hướng ưu tiên những ứng viên có trình độ ngoại ngữ tốt.
Có rất nhiều tình huống mà sinh viên mới tốt nghiệp hoặc sinh viên chưa tốt nghiệp cần sơ yếu lý lịch tiếng Anh:
Bạn đang là sinh viên trường ngoại ngữ, chuyên ngành ngoại ngữ.
Bạn đang ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu trình độ tiếng Anh như phiên dịch, giáo viên tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch, xuất nhập khẩu …
Bạn muốn làm việc trong các công ty nước ngoài, công ty liên doanh, công ty đa quốc gia.
Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên gửi hồ sơ bằng tiếng Anh.
Cách viết sơ yếu lý lịch tiếng anh đúng chuẩn cho sinh viênDù bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hay mới ra trường thì một điểm chung là thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc không phải là yếu tố quyết định tất cả, nó chỉ là một trong những cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá, bạn đừng quá lo lắng.
Thông tin cá nhân (Personal Information)Phần này sẽ bao gồm các thông tin chung sau đây về bản thân bạn:
Name (Họ tên)
Date of birth (Ngày, tháng, năm sinh)
Phone Number (Điện thoại)
Email (Địa chỉ mail)
Current address (Địa chỉ nhà)
Lưu ý:
Tên của bạn nên được viết đậm, thường là ở đầu trang, tách biệt với các phần khác để nhà tuyển dụng dễ nhớ tên của bạn.
Nếu có, nên gửi kèm thêm ảnh vì hầu hết các công ty đều yêu cầu ảnh đính kèm trong sơ yếu lý lịch nếu ở Việt Nam. Ảnh này phải được chụp một cách chuyên nghiệp, tránh ảnh cá nhân hoặc selfie.
Đặt tên địa chỉ email của bạn một cách chuyên nghiệp cẩn thận và tránh những email cá nhân không chuyên nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)Vì là sinh viên nên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, thế mạnh bạn cần tập trung là đam mê và nhiệt huyết với công việc. Phần mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch tiếng Anh của sinh viên là phần mà các ứng viên thể hiện điều này.
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần nhỏ trong sơ yếu lý lịch, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nêu bật nguyện vọng việc làm và định hướng nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Với mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá liệu một ứng viên có thực sự phù hợp với định vị của công ty hay không.
Để trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả nhất, bạn nên chia thành hai ý nhỏ:
Mục tiêu ngắn hạn: Nhấn mạnh điểm mạnh và sự chân thành đối với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Mục tiêu dài hạn: Phát triển hướng đi riêng của ứng viên trong lĩnh vực ứng tuyển trong 3 – 5 năm tới.
Một số lưu ý về phần mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của vị trí mà công ty đề ra.
Viết ngắn gọn, súc tích, không lan man, dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề.
Về nội dung, đối với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, hãy đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố chính là thời gian, hành động cụ thể và bạn muốn trở thành gì.
Học vấn (Education )Đây được coi là phần quan trọng nhất trong sơ yếu lý lịch tiếng Anh của sinh viên. Như đã nói từ trước, sinh viên thường có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc và bạn không thể chứng minh năng lực của mình thông qua công việc cũ, thành tích trước đây. Vì vậy phần học vấn sẽ thể hiện một phần trình độ và bằng cấp mà bạn có:
School’s name (Tên trường)
Major (Tên ngành học)
GPA (Điểm trung bình)
Kinh nghiệm (Experience)Phần này khó viết, đặc biệt nếu bạn là sinh viên vì hầu hết các bạn đều chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn không thể để trống phần này và không nói dối về một kinh nghiệm không có thật.
Dành cho sinh viên đã có kinh nghiệm
Kinh nghiệm ở đây có thể là kinh nghiệm thực tập, việc làm parttime hoặc làm việc với vai trò học việc trong vài tháng,…
Bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình từ 1 đến 3 kinh nghiệm. Đảm bảo viết rõ ràng nơi bạn làm việc, chức danh và đặc biệt là thành tích của bạn. Thành tích ở đây không phải là phần thưởng hay bất cứ thứ gì quá to tát. Bạn có thể viết về những kỹ năng bạn đã học được, cách bạn nhận được đánh giá thực tập của mình…
Lưu ý: Sơ yếu lý lịch tiếng Anh của sinh viên cần ngắn gọn, rõ ràng và đúng ngữ pháp, đặc biệt tránh các đoạn văn quá dài trong phần kinh nghiệm.
Dành cho sinh viên chưa từng có kinh nghiệm
Khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp hoặc sinh viên chưa tốt nghiệp, nhà tuyển dụng phải hiểu và chấp nhận hầu hết các bạn đều thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, đây có thể không phải là một thiếu sót quá lớn nhưng nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến quá trình nộp hồ sơ của bạn ở một mức độ nào đó.
Một phần của giải pháp này là sự thẳng thắn và trung thực. Đừng nói dối vì những người tuyển dụng là những người có chuyên môn cao, những người chắc chắn sẽ xác định đâu là sự thật. Tiết lộ những gì bạn ghi trong sơ yếu lý lịch như một lời nói dối có thể đưa bạn vào “danh sách đen” của công ty và thậm chí gây tổn hại đến danh tiếng của bạn.
Kỹ năng (Skills)Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế do đó nhà tuyển dụng có thể chấp nhận. Tuy nhiên, nếu bạn không có những kỹ năng cần thiết, họ sẽ không thể tuyển bạn vào công ty.
Các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm được liệt kê trong mô tả công việc. Nhưng chưa thực sự hoàn thiện, và chưa chắc đã hoàn thiện chính xác những kỹ năng bạn có. Vì vậy, khi viết phần này, bạn nên điều chỉnh dựa trên mô tả công việc và những kỹ năng mà bạn thành thạo và tự tin nhất.
Đồng thời, bạn phải luôn ghi nhớ kỹ năng đó phải thực sự gắn với công việc, giúp giải quyết công việc.
Bạn nên viết từ 4 – 6 kỹ năng vào CV bằng tiếng Anh, nhưng hãy giữ nó ngắn gọn (chỉ liệt kê).
Hoạt động (Activities)Đây cũng là một phần rất quan trọng đối với sinh viên. Đây sẽ là phần giúp bạn thể hiện một cách gián tiếp hình ảnh tích cực và năng động.
Nếu bạn là người thường xuyên tham gia các hoạt động của trường hoặc tham gia tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng thì hãy điền vào phần này.
Các hoạt động dù ngắn hạn hay dài hạn đều có thể giúp bạn thể hiện một phần tính cách của mình. Vì vậy, đôi khi nhà tuyển dụng sử dụng điều này để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với văn hóa công ty. Ví dụ, nếu bạn nộp đơn cho các công ty khởi nghiệp, rất nhiều bạn trẻ. Khi đó chắc chắn họ sẽ ưu tiên những ứng viên năng động.
Ngoài ra, bạn có thể thể hiện kỹ năng của mình thông qua nội dung này. Ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm …
Chứng chỉ (Certificate)Chứng chỉ cũng phản ánh năng lực học tập và tự học của thí sinh, nên bổ sung đồng thời Chứng chỉ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Một số chứng chỉ bạn có thể liệt kê bao gồm:
Chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh và / hoặc các ngoại ngữ khác)
Khoa học Máy tính, Lập trình, Tiếp thị Kỹ thuật số, ..
Các chứng chỉ chuyên môn khác.
Giải thưởng (Award)Một số loại giải thưởng có thể được viết trong phần này bao gồm:
Giải thưởng học thuật: nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi của trường, chuyên ngành.
Giải Hoạt động ngoại khóa: Văn hóa, Văn nghệ, Hùng biện.
Giải thưởng cũng phải được viết và viết chính xác bằng tiếng Anh. Nếu giải thưởng chỉ có tiếng Việt, bạn có thể dịch hoặc giữ nguyên tên và viết không dấu.
Trang thông tin việc làm uy tín, chất lượng cho sinh viênĐây không chỉ là trang để các doanh nghiệp đăng tuyển dụng việc làm pleiku, đà nẵng, và những tỉnh thành khác miễn phí mà còn là nơi các ứng viên tìm kiếm các công việc.
Với chúng tôi các tin tuyển dụng trên là hoàn toàn miễn phí và mọi doanh nghiệp không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào trong quá trình tuyển dụng.
Đặc biệt, tất cả các ứng viên có hồ sơ trên chúng tôi đều là những ứng viên có kỹ năng chuyên môn tốt và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Do đó, nhà tuyển dụng rất dễ dàng tìm được những ứng viên chất lượng cao.
Các vị trí xuất hiện trên trang chủ yếu dành cho sinh viên hoặc những người lao động không yêu cầu trình độ chuyên môn cao như: nhân viên giao hàng, nhân viên bán hàng, thực tập sinh, nhân viên bán thời gian,…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 28-30, Đường số 2, khu phố Hưng Gia 5, P.Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 6868
Email: trogiup@muaban.net
Phong Cách Dành Riêng Cho Phái Đẹp?
Nội thất Bazaar là một trong những phong cách kết hợp giữa nhiều xu hướng bài trí nhà ở khác nhau và được ứng dụng phổ biến ở khắp các nước trên thế giới. Tuy vậy, trong kiến trúc Việt, phong cách Bazaar còn khá mới mẻ. Thế nhưng, với những ai yêu thích sự phá cách, độc đáo thì phong cách này là lựa chọn phù hợp.
Nguồn gốc của nội thất BazaarTrong thiết kế nội thất, kiến trúc sư thường có xu hướng kết hợp hai hoặc nhiều phong cách với nhau để tạo nên không gian sống ấn tượng và riêng biệt. Đặc biệt, nhiều sự kết hợp tinh tế và hài hòa tới mức cho ra đời một phong cách mới với những đặc trưng riêng. Nội thất Bazaar là một trong những trường hợp như thế.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội thất phong cách Vintage cổ điển, Retro đơn giản mà tinh tế, thêm chút hiện đại của Scandinavian hay màu sắc nổi bật của Pop Art… tạo nên phong cách Bazaar nhẹ nhàng nhưng cũng rất đỗi quyến rũ với sức hút khó cưỡng, nhất là với các chị em phụ nữ. Bởi lẽ, nội thất phong cách này phù hợp với cả những cô nàng cá tính, chuộng những gì nổi bật, rực rỡ và những cô gái đơn giản, nhẹ nhàng yêu cỏ cây, hoa lá…
Sự kết hợp giữa nội thất Vintage – Retro tạo nên sức hút riêng biệt cho phòng khách hiện đại.
Phong cách Bazaar có thể còn lạ lẫm với nhiều người nhưng khi nói tới nội thất Retro và Vintage lại rất quen thuộc. Hai phong cách này mang đến cho kiến trúc nhà ở hiện đại nét đẹp cổ điển, đậm chất hoài niệm. Đây cũng là 2 phong cách chính tạo nên xu hướng nội thất Bazaar đầy ấn tượng.
Trong đó, phong cách Vintage chuộng sử dụng những món đồ nhuốm màu thời gian như khung cửa sổ, bàn trà đã ngả màu kết hợp cùng họa tiết hoa nhí lãng mạn, rèm vải mỏng mảnh, màu sắc nhẹ nhàng… đủ làm xao xuyến những trái tim yếu mềm của nữ giới. Tuy cùng hướng tới yếu tố cổ điển nhưng nội thất Retro lại chuộng sử dụng những gam màu tươi sáng, phối kết ngẫu hứng và tương phản như kết hợp giữa màu nóng với xanh ngọc lam, xanh nõn chuối tạo cảm giác tràn đầy sức sống.
Như vậy, phong cách nội thất Bazaar độc đáo ra đời từ sự kết hợp khéo léo và tinh tế trong điều chỉnh tỷ lệ phối màu, bố cục nội thất, họa tiết trang trí giữa Retro và Vintage.
Những đặc trưng cơ bản của phong cách nội thất Bazaar?Theo các chuyên gia nội thất, phong cách Bazaar là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với những ai yêu thích vẻ đẹp truyền thống, cổ điển. Tuy bạn có thể thuê kiến trúc sư thiết kế nhưng bản thân cũng nên nắm rõ những đặc trưng cơ bản của phong cách này để giám sát, góp ý trong quá trình thi công nhằm sở hữu không gian sống như ý.
Màu sắc tươi trẻ, lãng mạnNội thất Bazaar không có quy tắc cụ thể về cách sử dụng màu sắc như các phong cách khác nên bạn có thể tùy chọn tông màu yêu thích từ ngọt ngào, lãng mạn tới trung tính đơn giản. Tuy nhiên, người dùng có xu hướng chọn những gam màu tươi sáng, trẻ trung và tràn đầy sức sống. Cũng chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng, đây là phong cách dành riêng cho phái đẹp.
Bên cạnh đó, những ai thích sự tinh tế và thanh lịch thì họ thường chọn màu trung tính nhẹ nhàng nhưng vẫn thiên về màu sáng hơn thay vì sắc tối như đen, nâu đậm.
Phong cách nội thất Bazaar chuộng những tông màu tươi sáng, ngọt ngào.
Cách phối màu phổ biến nhất của phong cách này là chọn một gam màu sáng nhẹ nhàng (trắng, kem, be, xanh nhạt) làm chủ đạo cho nền tường kết hợp cùng nội thất, phụ kiện màu ấm nóng hơn như đỏ đô, tím, cam, vàng để tạo điểm nhấn. Những gam màu lạnh như xanh lam đậm, xanh ngọc lam, ghi xám cũng rất được ưa chuộng.
Có thể nói, màu sắc nội thất kết hợp giữa hai phong cách Vintage và Retro rất phù hợp với những ai yêu thích sự sáng tạo, phá cách cũng như luôn bắt kịp xu hướng của thời đại.
Không giới hạn về chất liệuTuy không giới hạn về chất liệu đồ nội thất nhưng phong cách Bazaar chuộng sử dụng nhất vẫn là vải, nỉ (dòng giá tầm trung), da bò (dòng cao cấp). Đây là những chất liệu khá phổ biến và được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi lẽ, chúng dễ kết hợp để kiến tạo nên không gian sống vừa hiện đại, vừa mang hơi hướng hoài cổ.
Gỗ và da nỉ là những chất liệu chủ đạo của nội thất Bazaar.
Mặt khác, chất liệu gỗ (gỗ tự nhiên/gỗ công nghiệp) cũng được sử dụng phổ biến cho sàn nhà, đồ nội thất chính như khung ghế sofa phòng khách, tủ kệ lưu trữ, giường ngủ để tạo cảm giác ấm áp, thân thiện. Đặc điểm này thừa hưởng từ cả phong cách Vintage và Retro. Nhựa và kim loại sáng bóng cũng có tính ứng dụng cao trong thiết kế nội thất Bazaar, được sử dụng để sản xuất bàn ghế hoặc đèn chiếu sáng, đèn trang trí.
Nội thất linh hoạtTương tự phong cách Retro, nội thất Bazaar có tính ứng dụng cao, chú trọng vào đường nét, hình khối, giản lược tối đa các chi tiết cầu kỳ rối mắt. Hơn nữa, với phong cách này, bạn không bị gò bó tuân theo một quy tắc bài trí nội thất riêng biệt. Thay vào đó, sự phóng khoáng, tự do và ngẫu hứng là bí quyết tạo nên sức hấp dẫn. Cả chủ nhà lẫn kiến trúc sư đều có thể thoải mái thiết kế, sắp xếp nội thất theo sở thích cá nhân miễn sao tổng thể không gian cân đối, hài hòa về màu sắc, chất liệu, chi tiết trang trí.
Nội thất Bazaar giản lược tối đa các chi tiết cầu kỳ, phức tạp.
Thông thường, gia chủ sẽ chọn 1-2 chi tiết nội thất cổ điển, hoài cổ làm điểm nhấn chủ đạo, những yếu tố còn lại sẽ xoay quanh nó để đảm sự hài hòa cho tổng thể không gian phòng. Chẳng hạn, tại phòng khách, bạn có thể sử dụng bàn trà từ rương cũ, tủ ngăn kéo đã ngã màu hoặc đèn chùm trang trí cầu kỳ, trong khi đó sofa và ghế bành thư giãn phong cách Bắc Âu hiện đại. Trong phòng ngủ, giường sắt cổ điển là điểm nhấn trung tâm, kết hợp cùng ga gối, rèm cửa hoặc giấy dán tường họa tiết hoa lá tinh tế.
Phòng ngủ rực rỡ sắc màu dành cho những cô nàng thích sự lãng mạn, nhẹ nhàng.
Trang trí bắt mắtPhụ kiện trang chí chủ đạo và xuyên suốt ngôi nhà phong cách Bazaar là tranh treo tường nghệ thuật. Đây cũng là điểm đặc trưng, kế thừa nội thất Retro. Những bức tranh trừu tượng phong cách đương đại luôn là điểm nhấn bắt mắt trong bất cứ phòng chức năng nào. Mặt khác, tranh trang trí thường được đóng khung đơn giản, phối kết ngẫu hứng góp phần tạo nên không gian sống vừa trẻ trung, phóng khoáng vừa đậm tính nghệ thuật.
Bức tranh trừu tượng cỡ lớn màu xanh dương cùng tông với đệm ngồi, gối tựa, thảm trải tạo sự kết nối hoàn hảo cho không gian tiếp khách.
Bạn cũng có thể sử dụng phụ kiện đượm màu hoài cổ như những bức tượng điêu khắc gỗ sờn màu, bộ sưu tập đồ lưu niệm ấn tượng đặt trên giá kệ tạo điểm nhấn cho phòng khách, phòng làm việc hoặc lối vào nhà. Cùng với đó, thảm trải sàn họa tiết kẻ sọc, thảm lông mềm mại tông màu trung tính, giấy dán tường gam màu sáng với họa tiết cổ điển được sử dụng khá phổ biến trong phong cách này.
Ngoài ra, khi bài trí nhà theo phong cách Bazaar, nhiều gia chủ còn chuộng phụ kiện handmade dễ thương như thú bông nhỏ treo tường, túi vải thổ cẩm tông màu ngọt ngào, họa tiết đầy ngẫu hứng. Thế nên, với phong cách nội thất này, các cô nàng khéo tay có dịp trổ tài sáng tạo, biến tấu làm đẹp không gian sống.
Bộ tranh phối kết ngẫu hứng, sắc màu dễ thương điểm tô bức tường trống.
.Một chút nhấn nhá, biến tấu với đồ trang trí handmade cho tường nhà sinh động
Lam Giang
Đăng bởi: Trần Thị Kiều Trâm
Từ khoá: Nội thất Bazaar – phong cách dành riêng cho phái đẹp?
Cách Viết Email Hay Và Đúng Chuẩn – Vnexpress
Những điều mà một “work email” nên có:
Những cụm từ phổ biến:
– “I hope you’re doing well”: bạn có thể thêm cụm từ này vào đầu email sau lời chào hỏi.- “I hope this email finds you well”: câu này được sử dụng giống như câu trên nhưng mang ý nghĩa trang trọng hơn.- “I just wanted to update you on…” or “I just wanted to let you know that…”: cả hai câu nói đều là cách thú vị để bạn gửi một lời nhắn, lưu ý về một điều mà người nhận đã biết.- “Thank you for your time”: bạn có thể gửi lời cảm ơn cho người nhận vì đã dành thời gian vào cuối email.- “Sincerely”: từ này thường được sử dụng trước khi ký tên của bạn và thường được sử dụng để viết thư cho ông chủ.
Viết email cho một người quen
“Người quen” là người mà bạn biết nhưng không quá thân thiết. Và email là một trong những cách tuyệt vời để liên lạc với một người quen. Bạn dễ dàng tiếp cận với một người lâu không gặp gỡ hoặc giữ liên lạc với người mà bạn gặp tại một sự kiện. Lời lẽ sử dụng trong email gửi cho một người quen không cần quá trang trọng như viết cho đồng nghiệp hay ông chủ.
– Bạn vẫn sẽ bắt đầu email bằng lời chào hỏi. – Giới thiệu bạn là ai, nơi mà hai người đã gặp gỡ để họ nhớ. – Bạn có thể gửi lời chúc mừng về công việc mới hoặc một lời khen… tới người nhận email để họ thấy rằng bạn vẫn quan tâm, theo dõi họ dù không thường xuyên liên lạc. – Bước tiếp theo là đề cập tới lý do bạn viết email cho người nhận. – Cuối cùng là ký tên ở cuối email để họ biết rằng bạn đang chờ đợi thư từ họ.
Những cụm từ phổ biến:
Email viết cho bạn bè thường mang ý nghĩa thân mật nên không tuân thủ theo một quy tắc hay cấu trúc nhất định.
Viết email cho bạn bè
Những điều cần viết trong email gồm:
Email gửi cho bạn bè thường không tuân thủ theo một quy tắc nhất định. Nhưng một vài ý chính trong email vẫn cần thiết cơ như: một lời chào hỏi thân mật; chia sẻ lý do gửi email. Việc ký tên ở cuối email không quá quan trọng, thay vào đó, bạn có thể viết “talk to you later” (nói chuyện với bạn sau).
– “How’s it going?”: đây là một cách giản dị để nói xin chào và hỏi tình trạng hiện tại của bạn bè. – “Just wanted to tell you…”: đây là một cụm từ hay để bắt đầu email của bạn. Cụm từ này đã mất đi từ “I” (tôi) ở đầu cầu để thành một câu hoàn chỉnh bởi vì đây được coi là cách viết thân thiện dành cho bạn bè trong email tiếng Anh. – “Talk to you later”: bạn cũng có thể viết tắt là “TTYL”.
Ngoài ra, bạn cũng có thể viết tắt cụm từ “laughing out loud” (cười lớn) thành “lol” khi đang nói đùa; hoặc viết tắt cụm từ “oh my god” thành “omg” khi đang ngạc nhiên về một điều gì đó.
Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Hệ Số 4 Dành Cho Sinh Viên Chính Xác Nhất
Tính điểm hệ số 4 đang là cách tính điểm khoa học. Đây là cách được rất nhiều các trường đại học sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ. Tín chỉ là đại lượng đo lường kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập. Các môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có môn học có 2 – 3 tín chỉ, cũng có những môn học có 4 – 5 tín chỉ.
Học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy vào mỗi trường đại học sẽ phân bổ khác nhau. Dựa vào số tín chỉ môn học đó, sẽ tính được điểm tích lũy hay còn gọi là điểm hệ số 4 ở đại học. Điểm tích lũy là điểm trung bình môn đại học hệ số 4 sẽ học trong cả khóa học của mình. Điểm này là căn cứ để xác định bằng khi ra trường của sinh viên. Sau mỗi học kỳ khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ, dựa trên điểm trung bình môn, điểm rèn luyện sẽ xếp học lực của sinh viên. Điểm số sẽ quyết định danh hiệu bằng ra trường, có đủ điều kiện qua môn hay không. Vì thế việc tính điểm trung bình môn hệ số 4 thực sự quan trọng đối với mỗi sinh viên.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
Với những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo. Thì không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín chỉ, dựa vào điểm hệ số 4 tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau đây:
Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00;
Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59;
Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19;
Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49;
Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt < 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Tín chỉ là đơn vị dùng để tính khối lượng học tập của sinh viên theo hệ thống ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System). Phụ thuộc vào quy định của từng trường Đại học ở Việt Nam, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 – 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.
Điểm hệ số 4 theo tín chỉ được tính bằng tổng của điểm từng môn, rồi nhân với số tín chỉ từng môn, và chia cho tổng số tín chỉ (số tín chỉ tất cả các môn). Được tính theo công thức sau và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Tính lại từ học kỳ đầu không tính riêng từng học kỳ.
Trong đó:
A là điểm trung bình chung điểm trung bình tích lũy.
ai là điểm học phần thứ i.
ni là số tín chỉ học phần thứ i.
n là tổng số học phần.
Lưu ý: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng không tính điểm trung bình.
Ví dụ: Bảng điểm của một sinh viên như sau:
Điểm trung bình tích lũy bằng: 26/8 = 3.25.
Để có thể tính điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:
Điểm A tương ứng với 4
Điểm B+ tương ứng với 3.5
Điểm B tương ứng với 3
Điểm C+ tương ứng với 2.5
Điểm C tương ứng với 2
Điểm D+ tương ứng với 1.5
Điểm D tương ứng với 1
Điểm F tương ứng với 0
Có thể thấy, bằng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học ở trường như sau:
Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00
Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59
Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19
Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49.
Có khối lượng của các học phần phải thi lại (điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho chương trình học của mỗi sinh viên.
Sinh viên đã bị kỷ luật trong thời gian học.
Mức độ % đánh giá điểm học phần của sinh viên một số trường đại học sẽ không giống nhau. Khi sinh viên học theo tín chỉ điểm hệ số 4 sẽ dựa vào nhiều yếu tố. Điểm đánh giá của môn học đó, dựa vào điểm tích lũy môn học đó của sinh viên bao gồm: điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài tập, điểm thi,…
Thông thường các trường sẽ quy điểm trung bình môn hệ 4 và điểm chữ (A, B, C, D). Điểm trung bình tích lũy từ điểm D trở lên thì không phải học lại (có thể học cải thiện). Những sinh viên nào có điểm F tức là không qua môn và sẽ bắt buộc phải học lại, thi lại môn đó.
Dù trong nước hay ngoài nước, không trường nào muốn nhận sinh viên có năng lực học quá thấp. Các trường sẽ đưa ra một mức điểm sàn nhất định. Hầu hết các trường thường yêu cầu điểm tối thiểu từ 7.0 trở lên và đương nhiên những trường xếp thứ hạng cao hay trường Top đầu sẽ yêu cầu mức điểm cao hơn nhiều cùng với những yêu cầu đi kèm.
Có được tấm bằng giỏi, bạn cần phải chăm chỉ, trau dồi kiến thức liên tục. Muốn giỏi không khó nếu bạn áp dụng những bí kíp sau đây:
Xác định mục tiêu, lập kế hoạch ngay từ ban đầu
Đặt chân vào cánh cửa trường đại học, những thay đổi, những cám dỗ của môi trường sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của bạn. Do đó bạn cần chuẩn bị tốt tâm lý, sự quyết tâm, mục tiêu học tập rèn luyện để đạt được kết quả học tập tốt.
Phân chia thời gian học tập hợp lý
Để tránh áp lực khối lượng kiến thức cần học trong một học kỳ, bạn phải quản lý thời gian và kế hoạch đăng ký các môn bắt buộc, môn tự chọn và phân bổ thời gian chặt chẽ để học tốt các học phần đăng ký.
Hướng dẫn cách tính điểm khối C00 dành cho học sinh chính xác nhất
Hướng dẫn cách tính điểm khối D90 dành cho học sinh chính xác nhất
Hướng dẫn cách tính điểm Đại học cho các sĩ tử chính xác nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Cv English It Đẹp Chuẩn Dành Cho Lập Trình Viên trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!