Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Dành Cho Các Mẹ # Top 17 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Dành Cho Các Mẹ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Dành Cho Các Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh sẽ trở nên vô cùng đơn giản, nếu mẹ thực hiện đúng cách, trong quá trình chăm sóc bé. Bởi da của bé còn non nớt, nếu không biết chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng bé bị hăm hoặc tình trạng hăm trở nên nặng hơn.

Triệu chứng hăm ngứa khiến bé đau rát, khó chịu, hay cáu gắt. Đôi lúc, bé sẽ có những phản ứng rất dữ mỗi khi mẹ có ý định động vào các vùng bị hăm của mình.

Mẹ nên tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ chịu hơn – Ảnh Internet

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm

Da nổi mẩn đỏ.

Vùng hăm thường xuất hiện ở cổ, bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẻ da ở đùi.

Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác.

Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé.

Các trường hợp bị nặng có thể gây đau rát cho bé và xuất hiện các vết loét.

2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Hãy sử dụng loại tã giấy có lớp hút ẩm tốt, an toàn cho da bé, mềm mại. Chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và không nên mặc quá chật, nên mặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

Hiện nay, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc cho bé nên các mẹ sử dụng tã giấy tiện dụng thay thế cho tã vải. Các bạn nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này được lót một lớp ni lông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.

Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy thường sẽ bị hăm nhiều nhất. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh trong trường hợp này nên bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên và có chứa chất tiền vitamin B5, giúp thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.

Khi bị hăm khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu – Ảnh Internet

Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.

Sẽ rất khó tin, trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng việc ăn uống của trẻ. Vì thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.

Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện điều trị.

Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như dùng lá chè xanh hoặc hoặc lá trầu, …

Nên mua loại tã có độ ẩm cao cho bé – Ảnh Internet

3. Trường hợp nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Trẻ bị hăm da kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm thực hiện nhiều cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nhưng trẻ vẫn không khỏi.

Trẻ bị sốt.

Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ.

Vùng hăm tã da tấy đỏ, có dấu hiệu lan rộng.

Trẻ đi tiêu chảy.

4. Cách phòng chống hăm ở trẻ

Đừng để con bị hăm rồi mới điều trị, các bạn nên chủ động phòng chống ngay từ đầu. Đa số bố mẹ có suy nghĩ chỉ dùng thuốc trị hăm khi bé đã bị hăm tã, nhưng thực tế, chứng hăm cần phòng ngừa hơn chữa trị. Đừng để đến khi hăm tấn công làn da bé yêu mới bị động đối phó. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình tỉ mỉ và đòi hỏi chủ động phòng chống ngay từ đầu. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại thuốc có thể vừa phòng ngừa và biết cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất.

Ngoài ra, việc bôi kem trị hăm mỗi ngày có thể làm nhiều bố mẹ lo lắng, vì các thành phần hoá dược trong thuốc có thể gây kích ứng cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé. Vì thế, mẹ nên lựa chọn loại thuốc chống hăm có thành phần hoàn toàn lành tính, để không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của con yêu.

Bé sẽ ngủ ngon hơn nếu mẹ áp dụng cách trị hăm đúng cách – Ảnh Internet

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tưởng khó nhưng thật ra lại đơn giản đúng không các mẹ. chúng tôi tin rằng với những chia sẻ ở bài viết trên, mẹ sẽ có cách đúng đắn và khoa học để chăm sóc da cho bé nhà mình sao cho tốt nhất. Chúc các mẹ thành công.

Ngọc Huyền tổng hợp

Cách Mát Xa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Theo Khoa Học

Mẹ có biết, cách mát xa cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và hữu ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mát xa có thể giúp gắn kết mối dây tình cảm giữa mẹ và bé. Cách mát xa cho trẻ sơ sinh đúng cách còn được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp bé tăng cân nhanh hơn và ngủ ngon hơn.

Mỗi ngày chỉ cần 30 phút mát xa cho trẻ sơ sinh là được. Với những cái chạm nhẹ nhàng đầy yêu thương sẽ giúp hai mẹ con có những khoảnh khắc thư giãn quý giá. Cách mát xa cho trẻ sơ sinh còn giúp bạn hiểu hơn ngôn ngữ cử chỉ của bé, để đáp ứng kịp thời những nhu cầu đặc biệt cho thiên thần nhỏ.

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp lưu thông máu – Ảnh Internet

1. Lưu ý trong cách mát xa cho trẻ sơ sinh

Khi thực hiện cách mát xa cho trẻ sơ sinh, mẹ cần thực hiện các động tác mát xa một cách thật nhẹ nhàng với lực vừa phải, dùng lực nhiều sẽ làm cho bé đau. Trong lúc mát xa mẹ hãy quan biểu hiện của trẻ như: trẻ cảm khó chịu hay không thoải mái để có điều chỉnh lực phù hợp.

Muốn việc mát xa mang lại hiệu quả cao, mẹ phải để bé yêu cảm thấy được yên tĩnh và thoải mái. Tốt nhất mẹ nên chọn thời điểm sau khi bé ăn vài tiếng hay trước khi ngủ.

Hãy quan sát biểu cảm của trẻ trong lúc mát xa – Ảnh Internet

2. Một vài bước chuẩn bị thực hiện cách mát xa cho trẻ sơ sinh

Trước hết, nơi mát xa phải có không gian ấm áp, kín gió sao cho bé vẫn thấy dễ chịu cả khi không mặc áo quần.

Trải một chiếc khăn dày và chọn một chỗ mà mẹ có thể dựa lưng chắc chắn (tường hay ghế sofa) để thực hiện cách mát xa cho trẻ sơ sinh.

Có thể chuẩn bị thêm một chiếc khăn để quấn cho bé sau khi mát xa xong. Đặc biệt, mẹ đừng quên dầu hay kem dưỡng dùng để mát xa cho bé.

Nên tắt chuông điện thoại, đừng để những tin nhắn hay cuộc gọi bất ngờ làm gián đoạn khi mát xa cho trẻ.

Mẹ không nên để móng tay dài hay đeo trang sức trong khi mát xa cho trẻ sơ sinh.

Nên chọn nhạc có nhịp điệu phù hợp với tốc độ mát-xa. Không nên bật âm lượng quá lớn.

Nên mát xa cho bé nơi kín gió sao cho bé vẫn thấy dễ chịu cả khi không mặc áo quần – Ảnh Internet

Mẹ nên tắm nước ấm cho bé trước khi bắt đầu mát xa, điều này giúp tăng sự thư giãn, đặc biệt giúp cho bé có một giấc ngủ ngon. Khi đặt bé xuống thảm mát-xa đã chuẩn bị, mẹ ngồi trong tư thế hai chân để hai bên và đặt bé vào giữa. Vị trí này không những giúp bé cảm thấy an toàn mà mẹ cũng sẽ dễ dàng ngắm nhìn và tương tác với bé.

Hãy để bé thấy mẹ mở chai dầu hoặc kem mát xa cho bé , lấy một lượng nhỏ ra và làm ấm trong lòng bàn tay. Những động tác đó là tín hiệu để những lần sau bé biết mẹ sắp mát xa cho bé. Điều này giúp xây dựng lòng tin và sự hợp tác, cũng như làm cho quá trình mát xa trở nên dễ dàng hơn khi bé đã sẵn sàng đón nhận.

7 Dấu Hiệu Bất Thường Ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Bú kém

Trẻ bú kém tức là trẻ bú ít hơn nửa số lượng một lần bú hoặc số lần bú trong ngày. Chằng hạn, trẻ bú mỗi ngày 100ml, 7 lần trong 1 ngày, nếu trẻ bú ít hơn 4 lần hoặc mỗi lần ít hơn 50ml là bú ít.

Khi thấy con có những biểu hiện đó mẹ cần hết sức chú ý, tuyệt đối không được chủ quan hoặc tự ý áp dụng các phương pháp chữa trị thiếu khoa học. Cách tốt nhất là mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị đúng cách.

Bụng nhô cao – Con có vấn đề về đường ruột.

Bú kém

Hầu như trẻ sơ sinh đều có bụng nhô hơi cao, đặc biệt là sau khi ăn xong, tuy nhiên nó thường mềm. Nếu mẹ thấy bụng con có dấu hiệu sưng phồng, sờ vào thấy cứng và không đi cầu đến vài ngày hoặc bị nôn ói thì mẹ phải đưa con đến bác sĩ nhi khoa để khám ngay.

Có thể trẻ đã bị đầy hơi, táo bón nhưng không loại trừ trường hợp là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó trong đường ruột của bé.

Bụng nhô cao – Con có vấn đề về đường ruột.

Vàng da

Bụng nhô cao – Con có vấn đề về đường ruột.

Thông thường một số trẻ mới sinh ra bị vàng da, sau vài ngày sẽ hết, điều này được các bác sĩ tại bệnh viện quan sát và điều trị. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mẹ con trở về nhà sớm thì việc quan sát da con là rất quan trọng.

Nếu mẹ thấy da con vàng hơn bình thường, vàng da quá rốn, kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, co giật thì mẹ cần đưa con trở lại viện ngay để các bác sĩ điều trị.

Co giật và thở bất thường – Dấu hiệu con bị khó thở

Vàng da

Cá mẹ nên thường xuyên đếm nhịp thở của con. Nếu trên 60 lần/phút thì mẹ nên đếm khoảng 3 đến 4 lần. Nếu lần nào cũng trên 60 lần trong một phút thì đó là biểu biện bé thở nhanh.

Lúc này mẹ nên quan sát xem lúc bé nằm yên, bé thở có mệt không, có hổn hển không, xem vùng bẹ sườn bé từ dưới vú đến bờ sườn có lõm sâu vào rõ rệt không? Nếu có thì trẻ có hiện tượng thở rút lõm ngực nặng. Đây là hiện tượng bất thường mẹ cần cho con đi bệnh viện ngay.

Ngoài ra, mẹ nghe tiếng con thở xem có êm hay rên rĩ, rên è è, xem môi và quanh môi con có tím hay hồng hào. Việc bé thở nhanh, thở rên, thở lõm ngực, tím tái là dấu hiệu trẻ bị khó thở nặng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Ngủ li bì

Co giật và thở bất thường – Dấu hiệu con bị khó thở

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Cả khi thức lẫn khi ngủ, bé ít cử động hơn bình thường, ít vận động, quẫy đạp thì đó là biểu hiện không bình thường.

Ngủ li bì

Da xanh – Dấu hiệu tim, phổi

Ngủ li bì

Các mẹ không cần lo lắng nếu tay chân của trẻ sơ sinh có màu hơi xanh. Có thể bàn tay, bàn chân bé có màu xanh do bị lạnh, nếu được giữ ấm nó sẽ hồng trở lại. Mặt, lưỡi và môi của bé cũng trở nên hơi xanh nếu bé khóc ngặt nhưng khi bé nín nó sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên các mẹ chú ý, nếu da bé xanh tím lâu, đặc biệt kèm theo tình trạng khó thở, nặng nhọc, ăn uống kém  thì đây chính là đấu hiệu cảnh báo bé có vấn đề về tim và phổi. Lúc này, mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Ho, khóc quá nhiều – Con có thể bị bệnh dạ dày

Tuy nhiên, nếu bé ho, khóc quá nhiều hoặc ăn quá nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa. Nếu bé ho ra mật xanh là đấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nếu bé nôn sau khi bị chấn thương não thì cần phải đi khám ngay vì đây là dấu hiệu bất thường. Không những thế nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Ho, khóc quá nhiều – Con có thể bị bệnh dạ dày

Đăng bởi: Đức Hiếu Trần

Từ khoá: 7 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là tình trạng hay gặp phải ở mọi lứa tuổi trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh do các cơ quan trong cơ thể còn đang trong quá trình hoàn thiện chức năng nên rất dễ gặp phải những vấn đề, rối loạn chức năng trong đó đặc biệt là hệ tiêu hóa. Do trẻ mới sinh sẽ thu nhận phần lớn các chất dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ, bên cạnh việc sử dụng một số loại sữa bột dùng ngoài khác nên tình trạng đầy bụng ở trẻ có thể được kiểm soát tốt nếu mẹ có chế độ ăn phù hợp.

Trong bài viết này các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ gửi tới các bạn những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng và những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn của bà mẹ cho con bú để tránh tình trạng trên. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh. 

1.1. Hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được protein có trong sữa

Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh có chức năng chưa hoàn thiện hoàn toàn, ở một số trẻ sự không hấp thu được một số loại protein có trong sữa có thể xảy ra.

Phần lớn các trường hợp này, cơ thể bé thiếu hụt enzym tiêu hóa lactose – loại đường có trong sữa bột, sữa mẹ. Từ đó, khả năng chuyển hóa protein trong sữa bị suy giảm, sữa bị ứ lại trong đường ruột trẻ gây ra đầy bụng.

1.2. Lượng lactose trong sữa mẹ quá lớn

Ở những trẻ thiếu hụt men lactose, nếu bà mẹ có sữa chứa nhiều lactose thì khi cho con bú, trẻ sẽ rất dễ bị chướng bụng, khó tiêu.

1.3. Ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn của mẹ

Do bé thu nạp dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ nên khẩu phần ăn của mẹ là yếu tố nguy cơ lớn gây ra tình trạng này ở trẻ.

Thường sau khi sinh con, các bà mẹ có xu hướng ăn khẩu phần mở rộng hơn, ăn những món ăn ưa thích mà mình phải kiêng khem trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, các bà mẹ cho con bú cần lưu ý rằng có rất nhiều loại thực phẩm nếu sử dụng với lượng lớn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến con, gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Một số thực phẩm có thể kể đến như: quả cam, quả mận, quả lê, các loại rau cải, các loại đậu…

1.4. Dụng cụ cho bé bú, ngậm không hợp vệ sinh

Bình pha sữa bột, núm vú giả…không hợp vệ sinh có thể đưa vi khuẩn, các chất độc vào trong cơ thể bé. Từ đó gây hại trực tiếp cho quá trình tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột của trẻ. 

1.5. Bé bú nhanh, nuốt phải nhiều hơi khi bú

Khi trẻ bú quá nhanh, nguy cơ trẻ nuốt phải nhiều không khí theo sữa vào đường ống tiêu hóa sẽ tăng lên. Ngoài trường hợp này, khi còn có thể vào cơ thể bé khi bé nói, cười…

Nếu lượng khí nuốt vào quá lớn, chúng có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng này cũng có thể gặp phải khi mẹ cho trẻ bú không đúng cách, bình bù chảy quá nhanh…

1.6. Trẻ bị ép bú quá nhiều

Vấn đề này gặp khá phổ biến trong nhiều gia đình. Các bậc cha mẹ, ông bà thường lo lắng về nguy cơ trẻ thiếu chất dinh dưỡng do ăn quá ít, không no.

Do vậy, một số bà mẹ thường ép con bú quá nhiều trong khi đó mỗi trẻ sẽ có mức chứa của dạ dày, ruột khác nhau.

Tình trạng ép trẻ bú quá nhiều có thể khiến trẻ bị đầy bụng, làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, trẻ thường có xu hướng nôn ọe, trớ ra nhiều sữa trong cơ thể. 

1.7. Dị ứng

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chúng ta đều có những loại thực phẩm mà mình không thích ăn hay nghiêm trọng hơn là bị dị ứng.

Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu mẹ ăn những loại thực phẩm mà trẻ bị dị ứng, tình trạng đầy bụng, dị ứng, rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra. 

1.8. Bé đang sử dụng kháng sinh

Sức đề kháng của trẻ mới sinh thường yếu, trẻ dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau từ môi trường. Khi đó, kháng sinh thường xuyên được chỉ định để điều trị bệnh cho trẻ.

Một số kháng sinh có hoạt phổ rộng, khi sử dụng sẽ tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ từ đó dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu.

1.9. Trẻ bị bệnh tiêu hóa

Trẻ mới đẻ có thể mắc một số bệnh lý tiêu hóa bẩm sinh hay mới mắc nên hệ tiêu hóa không thực hiện tốt được vai trò chuyển hóa thức ăn của mình tạo nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc, 4 Điều Cần Biết

2. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, bé thường cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Do trẻ chưa nói được nên mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này thông qua việc trẻ quấy khóc, đạp chân, không nằm yên. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ có các triệu chứng sau:

2.1. Cứng bụng khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bụng trẻ cứng lại, phình tròn ra do thức ăn, sữa mẹ và hơi dồn ứ lại trong dạ dày, ruột.

2.2. Bú ít khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bé không bú mẹ hoặc bú ít hơn. Lượng thức ăn quá lớn chèn ép vào thành dạ dày, ruột sẽ dẫn truyền tín hiệu về hệ thần kinh để tạo ra phản ứng giúp trẻ từ chối tiếp nhận bú.

2.3. Nôn khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Nếu bị ép bú thì ngay sau đó, bé thường có phản xạ nôn, trớ để tống bớt sữa ra ngoài.

Do các mẹ thường có thói quen cứ khoảng vài giờ lại phải cho con ăn liên tục để có đủ chất dinh dưỡng, nhưng lượng sữa của lần bú trước còn chưa được tiêu hóa hết, nếu cứ tiếp tục đưa thêm vào chúng sẽ vượt quá ngưỡng chứa của hệ tiêu hóa.

Do vậy, phản xạ nôn như một phản xạ bảo vệ chính cơ thể để giảm bớt áp lực lên cơ quan tiêu hoá. 

2.4. Xì hơi khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bé xì hơi nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân của triệu chứng này là do lượng sữa, chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể trẻ mà không được chuyển hóa, hấp thu sẽ bị lên men nhờ các men tiêu hóa và các vi khuẩn trong cơ thể hình thành nên lượng hơi lớn.

Khi đó, trẻ thường có biểu hiện xì hơi, ợ hơi nhiều hơn bình thường để giảm bớt áp lực hơi trong đường ống tiêu hóa. 

2.5. Tiêu chảy khi bị đầy bụng

Trẻ thường xuyên đi ngoài, phân lỏng, biến đổi hình dạng và màu sắc so với lúc bình thường do thức ăn không được tiêu hóa sẽ kéo theo nhiều nước vào trong ống tiêu hóa nhằm mục đích cân bằng lại áp suất thẩm thấu từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Nếu bé bị tiêu chảy và nôn quá nhiều có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, sụt giảm tuần hoàn rất nguy hiểm nên mẹ cần hết sức lưu tâm. 

2.6. Quấy khóc khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bé thường có biểu hiện quấy khóc, không ngủ, giãy đạp. Triệu chứng này bị gây ra bởi dạ dày, ruột bé phải chứa quá nhiều thức ăn khiến cho chúng căng giãn ra, gây khó chịu cho trẻ.

3. Các cách điều trị đầy bụng cho trẻ sơ sinh – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì 3.1. Cho trẻ bú ở đúng tư thế

Việc cho trẻ bú ở tư thế đúng sẽ hạn chế việc trẻ nuốt phải hơi khi bú. Do đó sẽ hạn chế tình trạng đầy hơi, đầy bụng ở trẻ.

– Khi bú mẹ, bà mẹ cần giữ phần đầu của bé ở vị trí cao hơn so với vị trí của dạ dày để sữa đi xuống được đến đáy của dạ dày, trong khi đó hơi trong dạ dày sẽ được đẩy lên trên thuận lợi cho việc đào thải. 

– Khi bú bình, mẹ nên vệ sinh sạch bình sữa trước khi pha cũng như sau khi cho trẻ bú xong. Khi cho bé bú, mẹ ôm bé bằng một tay, tay kia giữ bình sữa nghiêng ra sao cho lượng sữa luôn chảy ngập núm vú để tránh việc bé bú phải nhiều không khí bên ngoài. 

3.2. Massage nhẹ nhàng vùng bụng trẻ

Việc massage vùng bụng bé sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa bị ứ trệ đồng thời tạo điều kiện kích thích loại bỏ hơi trong bụng trẻ.

Mẹ nên massage cho bé thường xuyên, nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hờ từ trong ra ngoài để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. 

Lưu ý mẹ nên cắt móng tay, rửa sạch tay để tránh làm tổn thương làn da của trẻ. Việc massage tuy tốt nhưng không nên tiến hành ngay sau khi trẻ được bú do có thể gây ra tình trạng nôn, trớ.

3.3. Dùng khăn nóng chườm bụng trẻ

Tác động nhiệt ấm nóng lên vùng bụng của trẻ sẽ tốt cho việc mở các kinh nguyệt, hành khí và hành huyết từ đó giảm các tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi.

Mẹ có thể dùng túi nóng chườm hoặc đơn giản hơn sử dụng khăn mặt được nhúng trong nước ấm.

Khăn mặt sạch được nhúng vào nước ấm rồi vắt kiệt nước đi. Chú ý nhiệt độ khăn, không nên quá nóng do rất dễ gây bỏng trẻ, mẹ nên cẩn thận kiểm tra lại nhiệt độ của nước và khăn để đảm bảo an toàn cho bé.

Sau đó dùng một chiếc khăn mới để quấn khăn ấm quanh bụng trẻ. Không nên quấn quá chặt để tránh gây nôn, ọe. 

3.4. Làm trẻ ợ hơi

Khi trẻ ợ hơi, lượng hơi trong lòng ống tiêu hóa sẽ giảm đi do đó giúp giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Có nhiều cách khác nhau để giúp bé ợ hơi

Cách 1

Để trẻ nằm sấp trên đùi, một tay giữ đầu bé, một tay vỗ nhẹ nhàng vào lừn của bé để bé tống được hơi ra

Cách 2

Mẹ bế bé lên, để trẻ nằm tựa đầu trên vai. Mẹ dùng một tay xoa nhẹ lưng của trẻ theo chiều dọc cột sống, chiều từ dưới lên trên để tạo thành phản xạ ợ cho trẻ.

Sau khi ăn xong, mẹ không nên cho trẻ nằm xuống ngay mà nên gây phản xạ ợ hơi cho trẻ nhiều lần trong ngày. 

3.5. Bổ sung nước cho trẻ

Bổ sung nước cho bé sẽ là cần thiết trong trường hợp trẻ trên 6 tháng bị đầy bụng do thiếu nước cũng có thể là yếu tố căn nguyên dẫn đến tình trạng trên. 

Đồng thời, với những trường hợp bé nôn và tiêu chảy nhiều lần thì việc bổ sung lượng nước đã mất đi cũng vô cùng quan trọng. 

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh- Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

4. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Như chúng tôi đã đề cập, chế độ ăn của mẹ sẽ gây ra ảnh hưởng lớn và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi ở trẻ.

Do đó, trong trường hợp này mẹ cần có sự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để trẻ nhanh hồi phục. Chế độ ăn của mẹ phải đảm bảo được cả hai tiêu chí: không gây đầy hơi, đầy bụng ở trẻ vừa đảm bảo vẫn cung cấp của dưỡng chất cần cung cấp cho sự phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

4.1. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Các loại trái cây

Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ vì nó giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt và sức đề kháng toàn diện.

Tuy nhiên việc ăn quá nhiều trái cây lại có thể gây tác dụng ngược lại do trong trái cây ngoài các dưỡng chất kể trên còn có lượng lớn chất xơ có thể gây đầy bụng ở trẻ.

Đặc biệt, các loại quả họ citrus như cam, bưởi, quýt… có lượng acid hữu cơ cao nên khi sử dụng nhiều có thể gây chướng hơi. 

Mẹ nên tìm mua và sử dụng một số loại trái sau vì khả năng gây tình trạng đầy bụng của chúng ít hơn:

Táo: chứa vitamin nhóm A, C, nguyên tố vi lượng như sắt và canxi

Bơ: hàm lượng cao DHA, canxi, rất nhiều các vitamin E, A, D, K và chất xơ

Đu đủ: chứa folate, kích thích tạo sữa mẹ

Lê: chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, canxi, i – ốt và nhiều vitamin nhóm B

4.2. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – củ rau

Các loại củ rau chứa nhiều nước, khoáng chất và cả các vitamin giúp chống đầy hơi. Tuy vậy, nếu bổ sung quá nhiều lại có thể gây ra táo bón ở mẹ và bé do lượng chất xơ cao.

Mẹ nên cân bằng dinh dưỡng cho mình, không tập trung vào một nhóm chất. 

Một số loại của sau mẹ có thể dụng để cải thiện tình trạng đầy bụng ở trẻ. 

Củ cà rốt: cung cấp lượng lớn vitamin A, thiamin vitamin B6 và niacin. Đồng thời có hàm lượng khoáng chất như canxi, kali, photpho… cao 

Củ khoai lang: chứa nhiều sắt, canxi, kali, vitamin B6 và chất xơ. 

4.3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm luôn hiện diện trong khẩu phần ăn của mẹ. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên hạn chế ăn các loại rau như rau cải, đậu đạt, củ cải…do các thực phẩm này khi dùng sẽ gây đầy bụng và chướng hơi ở trẻ. 

Bí đỏ: giàu các nguyên tố như kali, mangan, canxi, các vitamin A. Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa. 

Măng tây: chứa carbohydrate giúp giảm đầy hơi

Cà tím: giàu vitamin B, C, đồng, kali , sắt và folate. 

Cần tây: chứa hàm lượng cao natri, kali, giúp kháng viêm và giảm huyết áp. 

Bắp: rất giàu vitamin B và folate. Bên cạnh đó, còn chứa các nguyên tố vi lượng như phospho, magie,…

Nấm: chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng cần thiết 

4.4. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Protein

Protein là một chất không thể thiếu trong các giai đoạn phát triển của trẻ đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khi các hệ cơ quan cần nhiều protein để hoàn thiện chức năng, giúp phát triển cơ, xương và não bộ.

Protein chia thành hai loại chính là protein có nguồn gốc từ động vật và protein có nguồn gốc từ thực vật.

Trong đó các chất đạm thực vật như các loại đậu sẽ được cơ thể chuyển hóa và hấp thu dễ hơn nên chúng cần được ưu tiên hơn trong khẩu phần ăn.

Một số loại protein động vật nên được sử dụng như cá, trứng, thịt…  Protein trong các loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, phospho cần thiết cho bé. 

Đối với trẻ từ tháng thứ năm trở đi, có thể cho trẻ ăn dặm nhưng vẫn cần đảm bảo lượng sữa mẹ cung cấp cho trẻ.

Chế độ ăn dặm thường được dùng trên trẻ như ăn bột ăn dặm không có thành phần gluten khó tiêu, thêm rau xanh vào trong sữa (chỉ dùng 1 loại rau trong mỗi lần dùng), ăn sữa chua, bổ sung thịt nạc, cá khi trẻ trên 7 tháng; ăn trứng luộc với trẻ trên 10 tháng…

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh- Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

5. Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng? – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh không được xem là tình trạng hiếm gặp. Hầu hết trẻ đều sẽ gặp phải tình trạng trên do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện mà phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau.

Tuy vậy, đối với từng trẻ do chế độ ăn uống của mẹ, cách được cho bú khác nhau… nên mức độ đầy bụng ở mỗi trẻ là khác nhau. 

Ở những trẻ bị đầy bụng mức độ nhẹ

Mẹ chỉ cần chú ý hơn trong cách cho trẻ bú, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp và áp dụng một số phương pháp vật lý nhẹ nhàng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

Đối với những trẻ bị đầy hơi mức độ nặng 

Ở những trẻ bị đầy hơi do bệnh lý, trẻ không thấy đỡ sau khi mẹ áp dụng những phương pháp trên thì việc đưa trẻ đến khám bác sĩ là cần thiết do tình trạng đầy bụng nặng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. 

Nhìn chung đầy hơi là tình trạng hay gặp, có thể gây ra ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng đối với sức khỏe của bé. Mẹ nên chú ý phát hiện và áp dụng các biện pháp vật lý, chế độ ăn để cải thiện nhanh tình trạng đầy bụng của trẻ.

Mẹ cần hiểu và áp dụng đưuọc câu trả lời của câu hỏi: trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì? để hạn chế và phòng tránh tình trạng này xảy ra.

10 Mẹo Nhỏ Trị Nấc Hiệu Quả Cho Bé

Ấn nhẹ cánh mũi hoặc bịt lỗ tai bé

Có một cách đơn giản nữa các mẹ có thể thực hiện để con nhanh hết nấc đó là ấn cánh mũi hoặc bịt lỗ tai bé. Khi thấy con nấc, mẹ hãy nhanh chóng dùng hai ngón tay ấn nhẹ mũi bé (giống động tác bịt mũi) trong vài giây rồi thả ra. Bạn thực hiện liên tục từ 10- 15 lần. Hoặc bạn có thể dùng ngón tay bịt lỗ tai bé lại rồi thả tay, thực hiện động tác lặp lại liên tục. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy khó chịu và bật khóc. Khi đó, tiếng khóc của trẻ sẽ làm giãn thần kinh thực quản và cắt được tình trạng co thắt cơ hoành, cơn nấc của bé sẽ biến mất.

Hoặc các mẹ có thể dùng tay gãi nhẹ môi dưới và vành tai bé, mỗi vị trí 50 lần, bạn sẽ ngạc nhiên khi cơn nấc của con “biến đâu mất tiêu”.

Thay đổi cách cho bé bú

Ấn nhẹ cánh mũi hoặc bịt lỗ tai bé

Nếu con bạn đang bú sữa mẹ, bạn có thể thay đổi tư thế cho con bú để trị chứng nấc cụt. Bạn nên đặt bé nằm xuống giường, nghiêng người bé để bú, sao cho bé nuốt không khí ít nhất.

Với những bé bú bình, các mẹ nên kiểm tra xem núm vú ở bình có bị thủng hoặc rách không, bạn nên điều chỉnh cho sữa chảy ra chậm vừa phải để con không bị sặc và không bị nấc.

Thay đổi cách cho bé bú

Cho bé ăn mật ong

Thay đổi cách cho bé bú

Tương tự như đường, mật ong có vị ngọt sắc, chúng có thể giúp trẻ vượt qua chứng nấc cụt. Khi sử dụng cách trị nấc cụt này, để tăng tính hiệu quả, các mẹ nên dùng dụng cụ làm sạch lưỡi bé, sau đó phết một chút mật ong lên lưỡi. Với những bé lớn hơn, bạn có thể cho con uống một ngụm nhỏ mật ong nguyên chất.

Tuy nhiên cách làm này cũng chống chỉ định với những trẻ dưới 1 tuổi bởi dạ dày của những em bé này còn yếu, khả năng dị ứng mật ong rất cao.

Giữ ấm cho bé

Cho bé ăn mật ong

Trẻ bị nấc do nhiệt độ thay đổi đột ngột, mẹ nên mặc đồ ấm, quấn chăn cho bé hoặc ôm bé vào lòng. Khi cơ thể bé ấm lại, nấc cụt cũng sẽ tự biến mất.

Cho bé ngậm núm vú giả hoặc “đánh lạc hướng” bé

Giữ ấm cho bé

Hệ thần kinh của các bé rất nhạy cảm. Khi bạn sử dụng núm vú giả hay một món đồ chơi sắc màu, phát ra âm thanh sẽ đánh lạc hướng được bé. Cách làm này kích thích hệ thần kinh khiến cho bé phân tâm và quên đi cơn nấc.

Các mẹ cũng có thể chơi đùa cùng con yêu và chờ đợi cơn nấc qua nhanh. Bạn hãy làm các động tác ú òa, vỗ tay hoặc chọc nách…khiến bé giật mình hoặc bật cười để nhanh khỏi nấc hơn.

Cho bé ngậm núm vú giả hoặc “đánh lạc hướng” bé

Cho bé bú mẹ hoặc uống một chút nước

Cho bé ngậm núm vú giả hoặc “đánh lạc hướng” bé

Theo các bác sĩ, trẻ bị nấc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trừ nguyên nhân về bệnh lí, trong quá trình trẻ bú mẹ (bú bình) quá nhanh, không khí tràn vào dạ dày kích thích cơ hoành co thắt gây ra tiếng nấc, hoặc do cơ thể bé bị nhiễm lạnh đột ngột. Để nhanh chóng làm giảm tình trạng nấc cụt ở trẻ, các mẹ có thể cho bé bú ngay tức thì hoặc cho uống thêm một chút nước.

Với các bé bú mẹ, bạn hãy cho con bú đúng cách để tránh hiện tượng bé nuốt quá nhiều khí. Còn nếu con bạn đã ăn dặm, bạn hãy cho con uống một ngụm nước nhỏ, lưu ý cho bé ngồi ở tư thế gập đầu gối để uống nước. Làm như vậy, tình trạng nấc sẽ giảm đi nhanh chóng.

Sử dụng hạt cây hồi

Cho bé bú mẹ hoặc uống một chút nước

Cách trị nấc này áp dụng cho những trẻ lớn hơn. Bạn hãy chọn mua những hạt hồi khô rồi rửa sạch. Sau khi đun sôi một lượng nước vừa phải, bạn tắt bếp, cho hạt hồi vào ngâm độ 3-5 phút cho hạt hồi ngấm.

Chờ nguội, bạn chắt phần nước cho trẻ uống, bé sẽ khỏi nấc hoàn toàn. Bởi hạt hồi có tính nóng, có khả năng làm ấm cơ thể trẻ nhanh chóng, giảm bớt các cơn co thắt cơ hoành và ngăn ngừa nấc cụt.

Sử dụng hạt cây hồi

Cho bé ăn đường

Sử dụng hạt cây hồi

Đường có chứa nhiều glucozo có tác dụng đánh lừa hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh được những cơn nấc cụt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng đường trong thành phần đồ ăn hàng ngày.

Vậy nên, cách dùng đường trị nấc cụt cho trẻ chỉ áp dụng cho các bé trên 2 tuổi. Các mẹ có thể hòa đường cùng nước đun sôi để nguội cho bé uống, cơn nấc sẽ giảm dần và biến mất.

Massage cho bé

Cho bé ăn đường

Massage là một trong những cách chữa nấc hiệu quả và khiến bé thích thú. Bạn có thể đặt bé nằm sấp trên giường hoặc thẳng đứng, dùng hai ngón tay cái day nhẹ sống lưng bé, sau đó lan rộng sang hai bả vai và hông. Tiếp theo, bạn lật ngược bé, thực hiện tương tự với phần ngực và bụng bé.

Massage có tác dụng làm giảm bớt sự co thắt của cơ hoành và giảm nấc nhanh chóng. Chắc chắn bé yêu của bạn sẽ cảm thấy thích thú khi được mẹ sử dụng cách trị nấc này.

Vỗ nhẹ lưng bé

Massage cho bé

Cách trị nấc này thực hiện tương đối giống động tác vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bé bú no. Mẹ hãy bế bé thẳng lưng, đầu ngả vào vai mẹ, sau đó dùng tay khum lại vỗ dứt khoát vào lưng bé. Bạn hãy vỗ nhẹ nhàng, dứt khoát, liên tục khoảng 5- 10 lần để cắt cơn trào ngược dạ dày của bé.

Nếu con bạn lớn hơn chút, bạn có thể đặt con nằm sấp trên đùi rồi vỗ nhẹ lưng con. Khi đó, những khí chứa trong dạ dày bé sẽ thoát ra theo đường miệng và cơn nấc mất hẳn. Khi thực hiện, bạn chú ý quan sát những thay đổi của con để điều chỉnh động tác cho phù hợp.

Vỗ nhẹ lưng bé

Nấc là phản xạ thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi hoặc bé bú quá no, ăn uống quá nhanh. Với những gợi ý mà chúng mình nêu trên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm để xử trí khi trẻ bị nấc.

Đăng bởi: Phúc Nguyên Trà

Từ khoá: 10 mẹo nhỏ trị nấc hiệu quả cho bé

Cẩm Nang Cách Nuôi Chó Poodle Hiệu Quả, Mau Lớn Dành Cho Người Mới

Nguồn gốc xuất xứ của chó Poodle

Chắc hẳn một số bạn còn chưa biết nhiều về em chó này ngoài vẻ cute vô số tội của em nó. Đầu tiên phải kể đến tên gọi của chúng, từ “Poodle” nghĩa là xù, quăn ý chỉ chú chó lông xù, ngoài ra, chú chó này còn có tên khác là “chó săn vịt”, chó “cục bông gòn” bởi vì bề ngoài chú ta có bộ lông như bông gòn, còn cái tên “ săn vịt” nghe có hơi hung hăng nhưng cũng bởi vì bắt nguồn từ tổ tiên của chúng.

Tổ tiên của chó Poodle có quốc tịch đầu tiên là ở Đức, sau đó di cư làm chó kiểng của nước Pháp hoa lệ, tổ tiên của em này thường được các thợ săn dùng để săn các chú chim sống gần bờ sông, dưới các kênh lạch, đặc biệt là loài vịt trời nên hung danh của tổ tiên chúng được gán tên “ chó săn vịt”.

Ngoài ra một số tranh cãi cho rằng, tổ tiên của Poodle không phải xuất hiện lần đầu ở Đức mà là bán đảo Iberian mang dòng máu của giống chó Barbet Bắc Phi rồi được đưa đến Gaul hoặc còn giả thuyết cho rằng Poodle là con cháu của sự lai tạp giữa giữa nhiều loại chó săn dưới nước của Châu Âu và chó Nga.

Đáng ngờ hơn là nhiều nhà khảo cổ nhấn mạnh, nguồn gốc của chó Poodle xa hơn nữa, thuộc dòng chó cổ xưa, nhiều hóa thạch cho thấy điều này. Nói chung, nguồn gốc xuất xứ thật sự của Poodle vẫn chưa chứng thực, “hộ khẩu” của em nó thì chưa biết ở đâu nhưng các dòng chi của Poodle lại dễ nhận ra.

Hiện nay, gia phả của chó Poodle gồm có ba chi dòng chính gồm: Mini, Toy và Standard Poodle nhưng số phận 3 dòng này lại hơi “nghiệt ngã” và 2 dòng phụ là Tiny poodle và Teacup poodle.

Người Pháp sử dụng dòng Standard Poodle trong việc săn bắt vịt nước, vịt trời nên từ đó hung danh “ chó săn vịt” xuất hiện, dòng khác là Mini Poodle chỉ có công việc cực hơn là làm “lính đánh hơi” cho các gã thợ săn để đánh hơi nấm trong rừng sâu bởi khả năng đánh hơi thần sầu.

Còn dòng cuối Toy Poodle thì số phận “quý sờ tộc”, sung sướng hơn anh em chúng là người bầu bạn, “sugarbaby” cho giới quý tộc, giới thương gia, con nhà giàu, thậm chí thời kỳ Phục Hưng rực rỡ, em này được chủ nhân cưng nựng đặt trong ống tay áo mang theo nên thêm biệt danh nữa “ chó tay áo”.

Đặc điểm của chó Poodle

Theo như trên đã đề cập thì Poodle hiện nay có ba dòng chi khác nhau. Xét về ngoại hình chung thì một chú chó Poodle thường có chiều cao chưa đến 25 cm, cân nặng khi trưởng thành chỉ có 20 – 30kg, nếu xét mặt bằng chung với các giống chó khác thì em nó thuộc hàng cỡ trung bình. Còn xét về đặc điểm của 3 dòng chi của Poodle thì có sự khác biệt về ngoại hình rõ rệt còn số phận thì như đã nói ban đầu.

Thân hình của Poodle thì em nó có hai tai gần đầu và dài, phẳng, có lớp lông mượt mà và lượn sóng. Hai chi trước và sau đều cân đối, hài hòa, đuôi thì hướng lên cao và ngón chân hơi cong, thân em nó hình oval nhỏ, mông tròn không hề xệ. Bắp đùi thì săn chắc, “có cơ” do em nó hay chạy nhảy và có thể đi bằng hai chân, dáng đi thoăn thoắt và nhẹ nhàng.

Phân loại chó Poodle

Standard Poodle là dòng Poodle có kích thước lớn, xứng danh “ con cả” trong dòng họ với chiều cao trên 40cm bằng một con Becgie Đức trưởng thành tính từ bả vai tới bàn chân.

Miniature (Mini) Poodle xưng anh “hai” với chiều cao nhỏ hơn Standard xíu trong khoảng chiều cao trung bình từ 25 – 40 cm.

Cuối cùng là em út Toy Poodle với kích thước nhỏ, chỉ với chiều cao dưới 25 cm, cân nặng dưới 4.5kg, với ngoại hình xinh xắn, dễ nuôi, nên ngày xưa đến nay luôn được ưa chuộng làm thú cưng hơn hai dòng ở trên.

Ngoài ra, còn có hai dòng phụ nữa là Tiny poodle và Teacup poodle, đây là giống biến dị của giống Toy Poodle bởi vì sinh non hay một số biến đổi mặt di truyền nên sức khỏe và vòng đời của chúng rất ngắn vì vậy không được chính thức xếp vào dòng họ Poodle. Bởi vẻ ngoài quá thấy cưng nên vẫn được giới trẻ săn lùng, chỉ số ngoại hình của hai em này là:

Tiny poodle có kích thước dưới 20cm, cân nặng khi trưởng thành khoảng 2-3 kg, bởi vì nhỏ con, ít kg nên giá thành rẻ nên nhiều người nuôi đang ngày càng chuộng Tiny hơn là Toy poodle.

Teacup Poodle chiều cao siêu nhỏ có thể đặt vừa trong 1 tách trà cỡ trung bình nên chiều cao chỉ dưới 15 cm và 1 – 2 kg khi trưởng thành.

Các màu lông chó Poodle phổ biến

Hầu hết dòng chó này có lớp lông xoăn tít, êm xốp, không rụng lông khi cưng nựng nên an toàn cho những ai bị dị ứng. Màu sắc lông đa dạng gồm: nâu đỏ, kem, trắng, đen, sôcôla, xám, bò sữa,… Màu da theo quy định sắc tố màu lông như lông màu trắng thì da sẽ có màu bạc chẳng hạn và đây là màu mà nhiều người yêu thích khi nuôi Poodle.

Chó xù màu nâu đỏ: Đây là màu phổ biến dễ tìm thấy ở các cửa hàng thú cưng. Nhìn từ xa, màu sắc chủ đạo của chú chó xù này là màu nâu ấn tượng. Khi bạn đến gần hơn, bạn có thể tìm thấy màu đỏ nâu nhỏ này. Ngoài ra, khi chó xù lông xù lớn lên, màu rám nắng của nó biến mất mà chuyển sang màu nâu nhạt hoặc vàng kem.

Chó Poodle trắng: Những chú chó xù lông trắng đẹp đến kinh ngạc, nhưng bạn cần phải cẩn thận hơn những chú chó khác để bộ lông của mình không bị nhờn. Những chú chó có bộ lông màu trắng, đặc biệt là những chú chó xù trắng sẽ được nhiều người yêu thích hơn.

Chó Poodle đen: Trong tất cả các màu, màu phổ biến nhất ở chó xù là màu đen. Ngoài bộ lông đen, chó xù còn có mắt và mũi nhỏ màu đen. Chính vì vẻ độc đáo và sang trọng này mà những chú chó xù đen được rất nhiều người yêu thích và tìm mua. Ngoài ra, bộ lông sẫm màu góp phần tạo nên vẻ ngoài mượt mà, mềm mại và đáng yêu cho những chú chó xù lông đen.

Chó Poodle màu trắng sữa: Đây là màu chó xù không phải tự nhiên mà có, đó là sự lai giữa chó xù lông đen và trắng. Nhờ đó, chú chó xù khoác lên mình bộ lông đẹp tựa như bò sữa.

Chó Poodle màu kem: Chú chó xù trong bộ lông màu kem mang đến vẻ năng động, vui tươi và có gu thẩm mỹ tao nhã. Chính vì vậy mà gam màu này trở thành gam màu được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Ngoài ra, màu kem này giúp việc trang điểm cho chó trở nên đơn giản và phong phú. Những bộ quần áo sặc sỡ như vàng, cam, đỏ giúp chú chó xù màu be trở nên nổi bật giữa đám đông.

Chó Poodle sô cô la: Chó màu sô cô la giúp những người bận rộn không có thời gian sẽ khó chăm sóc lông trắng. Nếu bạn muốn cho chú chó của mình có màu tối nhưng vẫn muốn giữ lại chút sáng, thì chó xù sô cô la là dành cho bạn.

Tình trạng sức khoẻ & tính cách của chó Poodle

Đặc điểm mà nhiều người thích nuôi loài này là tính thông minh và linh tính của chúng. Dù không có nhiều đặc điểm của một con chó khôn nhưng do di truyền từ tổ tiên nên chúng giữ lại hết toàn bộ những đặc tính gồm trung, dũng, trí và ngạo của tổ tiên chúng.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle

Giai đoạn 2 tháng tuổi

Giai đoạn này, chú chó Poodle mới cai sữa mẹ và tập tành ăn thức ăn ngoài, hệ tiêu hóa của nó lúc này đang khá yếu, ở giai đoạn này bạn nên cho ăn 1 số loại thức ăn như:

– Cháo loãng nấu với nước xương

– Thức ăn khô đã ngâm mềm và 200 – 300ml sữa ấm mỗi ngày

– Rau củ quả xay nhuyễn và không cho ăn xương, hạt cứng cho chó

Giai đoạn 3-6 tháng tuổi

Ở giai đoạn chó khá khá quen với việc ăn thức ăn ngoài, tuy nhiên không cho chó ăn quá no và chỉ ăn 3-4 bữa/ngày với các thức ăn sau:

– Cháo loãng nấu với thịt gà, lợn, bò, tim gan

– Rau củ quả xay nhuyễn và 300 – 400ml sữa ấm mỗi ngày

– Tuyệt đối lúc này không cho ăn xương, hạt cứng cho chó

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi

Lúc này chó Poodle đã trưởng thành và đường tiêu hóa của chúng đã cứng cáp, ổn định. Bạn bổ sung cho chúng đầy đủ dinh dưỡng gồm tinh bột, chất xơ, đạm, vitamin và tần suất 2 – 3 bữa/ngày, thực đơn hàng ngày của chúng gồm:

– Các loại thức ăn cho chó tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn,..cùng với các loại rau củ.

– Các loại thức ăn khô có sẵn và có thể cho ăn thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.

Giai đoạn chó Poodle mang thai

Lúc này chó Poodle nhà bạn có thể làm mẹ nếu Poodle mà bạn nuôi là giống cái. Khoảng 15 ngày sau phối giống thì Poodle sẽ biếng ăn, mệt mỏi, hiện trạng này bình thường và bạn đừng quá lo lắng.

Sau khi chó mang thai 1 tháng đầu thì bạn cho chúng ăn như khi chúng 6 tháng tuổi nhưng đến khi tháng thứ 2 thì bạn phải tăng lượng bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi,..cho chúng như:

– Cho thêm hải sản vào khẩu phần ăn như: Tôm bóc vỏ, cá,….và các loại thịt như: thịt gà, lợn, chân giò hầm,…

– Tiếp tục cung cấp rau củ quả và thêm sữa ấm từ 300ml-400ml mỗi ngày

Lưu ý khi cho chó Poodle ăn

– Cung cấp đầy đủ nước và đảm bảo nước sạch, vệ sinh cho chúng.

– Chỉ cho chó uống sữa dưới 300ml sữa/ngày.

– Cho chúng ăn uống đúng bữa, không ăn quá no, đồ dùng ăn uống phải sạch sẽ, cẩn thận.

– Nếu có dấu hiệu bị nôn cần ngay lập tức đưa chúng đi khám bác sĩ.

Cách chăm sóc & vệ sinh chó Poodle

Về chăm sóc chó Poodle

Đầu tiên, bạn phải cho chúng sinh hoạt môi trường thoáng mát và sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời , nếu bạn nuôi chúng ở xứ lạnh thì mùa đông cho chúng thêm áo giữ ấm nếu đi ra ngoài, tốt nhất hạn chế chúng ra ngoài nếu trời lạnh.

Ngoài ra, Poodle là loài chó tăng động hay đùa nghịch nên bạn dành cho chúng từ 15 – 30 phút / ngày đi dạo hay chơi đùa với chúng, hạn chế việc bỏ chúng một mình vì điều này ảnh hưởng tới tâm lý của chúng.

Advertisement

Đối với chó Poodle trong thời kỳ mang thai, ngoài việc cho chúng đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng cảm xúc cho chúng còn phải cho chúng tập đi bộ mỗi ngày để có thể dễ dàng sinh sản hơn. Nếu bỏ bước này dễ làm chúng đẻ non và béo phì sau khi sinh, thậm chí chúng tự mình đẻ và lúc này tận 2 – 3 năm bạn mới có thể phối giống lại.

Về vệ sinh cho chó Poodle

Còn về mặt vệ sinh, tắm rửa cho chó Poodle thì bạn cũng tuân thủ theo các bước sau để tránh bé bị bệnh về đường hô hấp do cảm lạnh.

Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Sau đó, bạn dùng nước ấm xả ướt người em nó và thoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng. Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng thì bạn dùng dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.

Tiếp đó, dùng khăn khô lau khô người chúng ngay lập tức và máy sấy chuyên dụng để làm khô lông cho chúng. Nếu bạn sợ chúng cảm lạnh, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm sau tắm và trước khi tắm cho chúng uống viên thuốc cảm lạnh.

Lưu ý khi tắm chó Poodle

– Lau khô người chúng nhanh chóng để tránh cảm lạnh, tránh để xà phòng vào tai chúng.

– Không nên tắm chúng quá thường xuyên mà chỉ tắm 2 – 3 lần/ tuần, nếu nuôi vùng lạnh thì không nên tắm chúng vào mùa đông.

Lưu ý trong cách nuôi chó Poodle

– Thứ nhất là Poodle rất dễ cảm lạnh và mắc các bệnh về lông, xương khớp, hô hấp, đường ruột nên cho chúng hoạt động và ăn uống, chăm sóc cẩn thận và tốt nhất, tránh tắm nhiều gây cảm lạnh và cắt tỉa lông,để tránh bệnh về gàu trắng, ve, nấm. Nếu nghĩ chúng bị bệnh cảm thì cho chúng uống nước gừng để làm ấm và cho uống thuốc phế quản.

– Thứ hai, luôn tẩy giun sán định kỳ và tiêm vắc-xin ngừa bệnh cho chúng, nếu thấy chúng có triệu chứng bất thường lập tức cho chúng đến bác sĩ thú y.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle có thể kể ra như: Loạn sản xương hông, Dị tật đốt ngón chân, Tim bẩm sinh, Xoắn dạ dày chướng hơi, Đục thủy tinh thể, Viêm da dị ứng, Bệnh Addison, Động kinh, Thoái hóa võng mạc, Lông quặm,…

Tiêu chuẩn giống Poodle thuần chủng

Chó Poodle thuần chủng có kích thước chuẩn từ 45 đến 60 cm và nặng từ 20 đến 25kg.

Kích thước giống chó Poodle

Toy Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 25 cm khi đứng. Nặng từ 2 – 5kg khi trưởng thành.

Miniature Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 40cm và nặng tối đa 9kg.

Standard Poodle: chiều cao phổ biến khoảng 40cm. Những con cao nhất có thể cao tới 50cm và nặng tới 30kg.

Giá bán chó Poodle

Chó sinh sản tại Việt Nam, đến từ các trại giống lớn có giá bán trung bình 5-8 triệu. Toy và Teacup rất khó nhân giống nên giá trung bình 12-15 triệu. Poodle Standard không giấy là 9-12 triệu tùy màu lông và giới tính.

Chó nhập từ Thái Lan khoảng 13-20 triệu.

Chó nhập từ châu Âu, Nga, Mỹ… có thể lên tới 60-100 triệu.

(Giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Phía trên là một số chia sẻ trong việc nuôi chó Poodle, hy vọng rằng qua bài viết quý bạn đọc đã có thêm một số kiến thức cơ bản và sẵn sàng nuôi dạy một chú chó dễ thương như Poodle.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Dành Cho Các Mẹ trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!