Xu Hướng 9/2023 # Bò Dã Chiến Đà Lạt: Địa Điểm Ăn Ngon Tín Đồ Ẩm Thực Săn Lùng # Top 17 Xem Nhiều | Shnr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bò Dã Chiến Đà Lạt: Địa Điểm Ăn Ngon Tín Đồ Ẩm Thực Săn Lùng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bò Dã Chiến Đà Lạt: Địa Điểm Ăn Ngon Tín Đồ Ẩm Thực Săn Lùng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bò dã chiến Đà Lạt – Đà Lạt là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại nước ta nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành cùng với rất nhiều phong cảnh đẹp. Nơi đây còn ghi điểm với thực khách bởi những món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Một trong những món ăn đặc sắc mà bạn không thể bỏ qua nếu có dịp đến Đà Lạt chính là món Bò Dã Chiến Đà Lạt.

Địa chỉ: 116 Hùng Vương, thành phố Đà Lạt

Giờ mở cửa: 9:00 – 22:00

150.000 VNĐ – 400.000 VNĐ

Số điện thoại: 0348511511

Website:

Đánh giá: 4/5

Quán Bò Dã Chiến Đà Lạt nằm trên ngọn đồi Dã Chiến. Ngọn đồi này nằm cách hồ Xuân Hương khoảng 6km. Vì thế việc di chuyển đến đây cũng không mất quá nhiều thời gian. Tại khu vực này có rất nhiều các quán ăn, quán cà phê được trang trí đẹp. Đây sẽ là địa điểm sống ảo để bạn có những bức hình siêu lung linh.  Ngoài ra phong cảnh hữu tình của núi đồi và không khí trong lành. Sẽ giúp bạn thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

  ĐỌC THÊM: TỔNG HỢP #8 quán Kem Bơ Đà Lạt gây nghiện cho giới trẻ

Bò Dã Chiến Đà Lạt có gì hot?

Thực đơn Bò Dã Chiến gồm những gì?

  GỢI Ý: Review Top 30 quán lẩu Đà Lạt SIÊU NGON và nổi tiếng nhất

Menu của quán sẽ có những món như:

Nướng thập cẩm ( thịt bò cục, gân, vú, phèo)

Bò nướng cục

Gân giòn nướng lò đất

Vú bò nướng

Phèo nướng lò đất

Pím bò tiềm thuốc Bắc

Lẩu bò Dã chiến

Món ngon tạo nên từ nguyên liệu tươi, sạch

Tại thành phố Đà Lạt hiện nay có rất nhiều những quán ăn với nhiều món được chế biến từ bò nhưng quán Bò Dã Chiến Đà Lạt vẫn mang một dấu ấn rất riêng, thu hút du khách với vị ngon khó cưỡng. Điều tạo nên sự khác biệt đó chính là phần nguyên liệu.

Thịt bò được nhập từ chỗ quen của chủ quán với lai lịch rõ ràng. Những con bò này được chăn nuôi tự nhiên nên thịt rất chắc, ngọt hơn những con bò nuôi công nghiệp. Nguyên liệu được nhập tươi mỗi ngày nên khi ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt, thơm của món ăn. Chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên

  ĐỌC THÊM: Top 10 quán bún bò Đà Lạt ngon gây thương nhớ nhất

Vị ngon đậm đà khó quên

Một trong những điều khiến món bò dã chiến này ghi điểm với khách hàng bởi nó có vị ngọt đậm đà, thơm ngon. Thịt bò tơ mềm được chủ quán cắt thành từng khối nhỏ, đem ướp trong nhiều giờ liền để thịt thấm gia vị. Phần gia vị được quán nêm nếm theo một công thức đặc biệt riêng, nên khi chế biến món ăn sẽ mang hương vị đặc sắc không lẫn vào đâu được.

Lẩu bò Dã Chiến – Món ăn nhất định phải thử

Bò được tẩm ướp gia vị khá lâu mới đem đi nướng nên khá vừa miệng, không cần chấm thêm sốt cũng rất thơm ngon, chuẩn vị. Thịt nên ăn nóng để ngon nhất vì khi để nguội thịt sẽ dai và mất vị ngon.

  GỢI Ý: MÁCH BẠN 13 quán ốc Đà Lạt ngon đến mức phải XUÝT XOA

Phần lẩu bò to với đầy đủ topping

Phần nước lẩu bò chính là một điểm cộng lớn được nhiều khách hàng đánh giá cao bởi vị ngọt, thanh được ninh từ xương chứ không phải nêm nếm bằng gia vị. Rau nhúng đều là những loại rau tươi xanh nhất được trồng tại Đà Lạt nên ăn vừa tươi, vừa ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lời kết

5/5 – (1 bình chọn)

Đánh giá bài viết này

Điểm Danh 7 Quán Hải Sản Siêu Ngon Tại Đà Nẵng Khiến Các Tín Đồ Ẩm Thực Phải Mê Mẩn

Khám phá những quán hải sản ngon ở Đà Nẵng được nhiều người yêu thích 1 – Nhà hàng Biển Rạng

Địa chỉ: Số 51 đường Nguyễn Sáng, Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Một trong những quán hải sản nổi tiếng tại Đà Nẵng, được rất nhiều thực khách yêu thích mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đầu tiên đó chính là nhà hàng Biển Rạng. Mặc dù tọa lạc giữa trung tâm thành phố nhưng nhà hàng vẫn sở hữu không gian cực kỳ rộng rãi, thoáng mát với một bãi đỗ xe siêu rộng. Ngay khi vừa bước vào bên trong quán, bạn đã có thể cảm nhận được sự bình yên, ấm cúng nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Nhà hàng Biển Rạng tọa lạc giữa trung tâm thành phố sầm uất, nhộn nhịp. Ảnh: haisandanang

Nhà hàng Biển Rang chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ hải sản. Nguồn hải sản nơi đây được tuyển chọn kỹ càng từ chính các ngư dân bản địa nên luôn đảm bảo chất lượng. Các món ăn được tẩm ướp, chế biến bởi những đầu bếp chuyên nghiệp, với hương vị cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn khiến mọi thực khách đều phải mê mẩn. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp của nhà hàng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tên tuổi của Biển Rạng Restaurant.

Tại đây bạn sẽ được thưởng thức những món hải sản cực kỳ tươi ngon. Ảnh: Haisandanang

2 – Quán hải sản Năm Đảnh

Địa chỉ: K139/H59/38 đường Trần Quang Khải, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Nói đến những quán hải sản ngon ở Đà Nẵng chắc chắn không thể thiếu cái tên Năm Đảnh. Người ta còn ví đây là quán ăn khó tìm nhất tại Đà Nẵng vì nó nằm sâu tít bên trong một con hẻm nhỏ. Tuy nhiên, không vì vậy mà quán vắng khách. Hằng ngày, hải sản Năm Đảnh luôn tấp nập thực khách, không chỉ du khách mà ngay cả người dân bản địa.

Quán hải sản Năm Đảnh. Ảnh: dulichdanangcity

Mặc dù nằm sâu bên trong con hẻm nhỏ những quán vẫn thu hút rất đông thực khách mỗi ngày. Ảnh: Foody

3 – Quán hải sản Lão Đại

Địa chỉ: Lô A2 – 1 đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Hải sản Lão Đại cũng được xem là một trong những quán hải sản ngon ở Đà Nẵng mà nếu có dịp đặt chân đến nơi đây bạn nên khám phá. Quán tọa lạc ngay trên trục đường Võ Văn Kiệt sầm uất và lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào.

Quán hải sản Lão Đại tọa lạc ngay trên tuyến đường Võ Văn Kiệt. Ảnh: Wikidanang

Đến với quán hải sản Lão Đại, bạn sẽ phải hoa mắt trước menu hàng chục món hải sản các loại, từ lẩu, nướng cho đến các món nhậu ngon tuyệt cú mèo. Bên cạnh đó, nhà hàng còn gây ấn tượng bởi không gian rộng rãi, thoáng mát cùng thái độ phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.

Nhà hàng luôn trong tình trạng kín khách. Ảnh: Pasgo

4 – Mây Quán

Địa chỉ: Số 421 đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhắc đến những quán hải sản ngon ở Đà Nẵng mà không có cái tên Mây Quán. Quán sở hữu vị trí đắc địa ngay trên đường Nguyễn Tất Thành nên cực kỳ dễ tìm. Đến với nơi đây, bạn vừa có thể thưởng thức những món hải sản tươi ngon, vừa tận hưởng làn gió biển mát lành. Các món ăn không chỉ ngon mà còn được trình bày mắt mắt, khiến ai nhìn thấy cũng phải mê mẩn.

Mây Quán cũng là một địa chỉ thưởng thức hải sản quen thuộc của du khách khi đến với Đà Nẵng. Ảnh: dulichchat

Nguồn hải sản tại Mây Quán luôn được nhà hàng tuyển chọn kỹ càng để đảm bảo độ tươi ngon. Đặc biệt, mức giá cực kỳ phải chăng, chỉ từ 60,000vnđ đến 80,000vnđ cho mỗi món.

5 – Cua Biển Quán

Địa chỉ: Lô 10 đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Tọa lạc ngay bên cạnh bờ biển Mỹ Khê xinh đẹp, Cua Biển Quán cũng nằm trong danh sách những quán hải sản ngon ở Đà Nẵng bạn không nên bỏ lỡ. Quán có diện tích cực kỳ rộng rãi, được thiết kế theo phong cách quen thuộc, vừa gần gũi, ấm cúng nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Nhà hàng Cua Biển có không gian rộng rãi, sang trọng. Ảnh: Foody

Cua Biển Quán khiến thực khách phải mê mẩn bởi những món hải sản tươi ngon, được chế biến cầu kỳ, khéo léo từ những đầu bếp tài ba. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ khiến bạn phải hải lòng.

Món cua biển vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: chúng mình

6 – Hải sản Mộc Quán

Địa chỉ: Số 26 đường Tô Hiến Thành, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Nếu bạn đang muốn tìm một quán hải sản nổi tiếng ở Đà Nẵng thì Mộc Quán chắc chắn sẽ là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Nhà hàng mang đến cho du khách một không gian thưởng thức ẩm thực đậm chất đồng quê, vừa ấm cúng, gần gũi nhưng cũng không kém phần sang trọng và đẳng cấp.

Nhà hàng hải sản Mộc Quán Đà Nẵng. Ảnh: monngondathanh

Mộc Quán nổi tiếng nhất với những món nướng BBQ hải sản. Tất cả nguồn nguyên liệu đều được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến bởi bàn tay của các đầu bếp chuyên nghiệp.

Không gian quán được decor ấn tượng. Ảnh: mocquan

7 – Hải sản Kỳ Em

Địa chỉ: Số 188 Hồ Nghinh, Sơn Trà, Đà Nẵng

Sơn Trà là quận trung tâm sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất Đà Nẵng. Nơi đây hội tụ vô vàn quán ăn, nhà hàng. Trong đó có quán hải sản Kỳ Em, một địa chỉ ăn uống quen thuộc , được nhiều người dân bản địa cũng như du khách yêu thích.

Nhà hàng hải sản Kỳ Em. Ảnh: Foody

Đến với hải sản Kỳ Em, bạn sẽ được thưởng thức những món hải sản tươi ngon tuyệt vời như: mực, cua, tôm, hàu,… tại một không gian sang trọng, rộng rãi và hết sức yên tĩnh. Quán được che phủ bởi hệ thống cây xanh vì vậy bầu không khí luôn trong lành, mát mẻ. Bên cạnh đó, nhà hàng còn thiết kế thêm các phòng VIP để dành riêng cho những cuộc hội họp, bàn công chuyện kinh doanh.

Món hàu nướng thơm ngon tại nhà hàng hải sản Kỳ Em. Ảnh: Pasgo

Quỳnh Nguyễn

Đăng bởi: Trần Dăn Dũng

Từ khoá: Điểm danh 7 quán hải sản siêu ngon tại Đà Nẵng khiến các tín đồ ẩm thực phải mê mẩn

Điểm Danh 12 Món Ăn Miền Tây Nổi Tiếng, Chinh Phục Mọi Tín Đồ Ẩm Thực

Lẩu mắm miền Tây

Lẩu mắm miền Tây đặc biệt ở chỗ hương vị của nước dùng được làm từ mắm cá linh chỉ có ở miền Tây. Vị của mắm cá linh hòa quyện cùng với nước hầm xương và nước dừa tạo nên vị ngọt đậm đà, khó có thể tìm thấy được ở nơi khác.

Lẩu mắm thường được ăn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác từ thịt bò, sườn cho tới những món hải sản tươi ngon như cá, tôm, mực,…

Lẩu mắm là một món ăn đặc sản ở Cần Thơ nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì nhà hàng nào ở miền Tây.

Lẩu cá linh bông điên điển

Bên cạnh lẩu mắm thì lẩu cá linh bông điên điển cũng là một trong các món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Vị lẩu ngọt thanh kết hợp với cá linh beo béo ăn cùng bạc hà, kèo nèo, cọng súng, bông điên điển,… sẽ khiến bạn không thể ngừng đũa. 

Không phải ai cũng may mắn được thưởng thức món ăn này, bởi cá linh non dùng để nấu lẩu chỉ có vào mùa nước nổi 

Đuông dừa

Những con đuông dừa béo ngậy, mềm mềm có vị ngọt nhẹ chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe. Người miền Tây thường chế biến nguyên liệu này theo nhiều cách khác nhau như: rang mặn, chiên bột, nướng muối ớt, hấp xôi, trộn gỏi,…

Đuông dừa là món ăn miền Tây có hàm lượng dinh dưỡng cao  

Bún cá Châu Đốc

Món ăn này nổi tiếng ở An Giang thế nhưng thực chất chúng được bắt nguồn từ Campuchia. Sau nhiều năm du nhập vào miền Tây, hương vị của bún cá Châu Đốc có hương vị đặc trưng rất khác. 

Nhiều nơi còn ăn kèm bún cá với thịt heo quay 

Phần nước dùng được làm từ mắm cá linh và mắm ruốc, có màu trong veo hoặc màu vàng từ nghệ. Phần nước dùng này được chế biến rất cẩn thận, hạn chế dùng bột ngọt mà phải tận dụng phần đầu cá để tạo vị ngọt thanh cho nước. Thịt cá dai dai ăn kèm cùng với nhiều loại rau như bông điên điển, hoa chuối,… rất đậm vị.

Kho quẹt

Nguyên liệu chính của món kho quẹt có thể kể đến như tôm khô, tóp mỡ, hành tím, tiêu, thịt ba chỉ, đảo cùng với nước mắm và đường sau đó giữ lửa liu riu cho đến khi nước mắm sền sệt và có hương thơm đặc trưng.

Kho quẹt ăn kèm với chén cơm trắng, rau luộc hoặc cơm cháy đều vô cùng bắt vị

Bún mắm

Giống với lẩu mắm, món bún mắm miền Tây cũng được làm từ nguyên liệu chính là mắm thế nhưng hương vị đậm đà hơn rất nhiều. Phần bún tươi được chế biến kèm mắm cá linh, thêm thịt heo quay, tôm, mực và nhiều loại rau thơm tạo nên một bát bún hòa quyện, thơm ngon. 

Bún mắm là món ăn sáng đặc sản Cần Thơ mà bạn nên thưởng thức khi đến miền Tây

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu miền Tây có hương vị rất khác so với những món hủ tiếu ở Nam Bộ. Rõ nhất chính là phần nước dùng được hầm từ xương có vị ngọt thơm, trong veo. Tô hủ tiếu nóng hổi, nước dùng ngọt thanh nấu cùng với thịt heo, xá xíu, tôm tươi, gan,… cho thêm tí tương ớt, tương cà giúp dậy mùi hơn. 

Hủ tiếu Sa Đéc là món ăn quen thuộc trong các mâm cơm gia đình miền Tây

Cá lóc nướng trui

Cá lóc có nhiều cách chế biến như xào, hấp, chiên,… nhưng đặc sản mà bạn nhất định phải thử một lần chính là món cá lóc nướng trui. Cá lóc được tẩm ướp gia vị đậm đà sau đó đem nướng trực tiếp trên than hoa cho đến khi phần da và vảy cá xém nâu đen thì mang ra, gạt bỏ lớp cháy là có thể thưởng thức.

Cá lóc nướng trui là món ăn miền Tây nổi tiếng

Khi nướng, người đầu bếp liên tục quẹt mỡ hành lên phần thân cá nên khi chín, cá có vị béo ngậy vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm món này với rau sống hoặc cuốn với bánh tráng, rau cải rồi chấm với mắm nêm hoặc mắm me, mắm tỏi ớt cũng rất ngon miệng.

Chuột đồng chiên nướng

Thịt chuột đồng được làm sạch sẽ, đem tẩm ướp gia vị và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên giòn, nướng hoặc quay. Thịt chuột thường dai dai và mềm mềm, ăn rất lạ miệng.

Chuột đồng chiên nướng

Chuối nếp nướng

Chuối nếp nướng là món ăn vặt nổi tiếng ở Bến Tre. Chuối được tẩm ở bên ngoài một lớp gạo nếp sau đó đem nướng trực tiếp trên bếp than. Nước cốt dừa béo ngậy được rưới lên bên ngoài phần chuối ngọt thơm giúp tăng thêm hương vị cho món ăn.

Chuối nếp nướng là một món ăn miền Tây dân dã và bình dị

Chè bánh lọt

Món chè bánh lọt với vị ngọt béo từ nước cốt dừa, phần bánh lọt được pha từ bột năng, bột gạo, thêm màu sắc xanh đỏ rất bắt mắt. Bánh lọt mềm mềm với phần nhân đậu đỏ hoặc đậu đen bùi bùi chắc chắn sẽ khiến bạn say mê.

Chè bánh lọt

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt có ở khắp miền Tây nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở An Giang. Bánh được tạo nên những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, bột thốt nốt – loại bột chỉ có ở miền Tây và nước cốt dừa. Cắn một miếng bánh bò nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được vị béo bùi, ngọt thanh của bánh và mùi hương thốt nốt nhẹ nhàng cuốn lấy khứu giác. 

Bánh bò là một món ăn miền Tây được bày bán tại khắp Châu Đốc

Hy vọng các món ăn miền Tây hấp dẫn trên sẽ giúp bạn không còn phải băn khoăn nên ăn món gì khi đi du lịch miền Tây. Ngoài ra, nếu muốn thưởng thức ngay những món ăn này, bạn có thể liên hệ số hotline 1900.2280 của hệ thống hỗ trợ đặt bàn và ship đồ nhà hàng . Đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn đặt bàn nhanh chóng và tiện lợi tại các nhà hàng miền Tây.

Đăng bởi: Trọng Tín Trần

Từ khoá: Điểm danh 12 món ăn miền Tây nổi tiếng, chinh phục mọi tín đồ ẩm thực

Món Ăn Thơm Ngon, Đậm Đà Ẩm Thực Xứ Huế

Bánh ướt thịt nướng là món ăn rất quen thuộc của người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Với các thành phần đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà.

1. Bánh ướt thịt nướng có gì đặc biệt? 

Nhắc đến bánh ướt thịt nướng TP. Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ đến quán bánh ướt thịt nướng Ban Mê. Ở Hà Nội, bánh cuốn thịt nướng Đào Duy Từ rất quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, món bánh ướt ngon, chuẩn vị nhất phải kể đến bánh ướt Huế.

Bánh ướt thịt nướng Huế là món ăn dân dã, có nguồn gốc chính từ vùng đất Kim Long – Thừa Thiên Huế. Đây là món ăn dùng trong bữa sáng, bữa điểm tâm. Điều làm nên sự độc đáo của món ăn là phần nước chấm từ tương mè đậu rất thơm ngon. Bánh ướt khác với món bánh cuốn thịt nướng ở Huế, bột bánh được pha bằng bột gạo, bột lọc, tráng mỏng hơn.

Hiện nay, món ăn này đã du nhập đến nhiều tỉnh thành, mỗi địa phương có một công thức chế biến bánh riêng. Đặc biệt, tại Sài Gòn, món ăn này đã trở nên rất quen thuộc với người dân và trở thành món ăn đặc sản làm “xiêu lòng” khách du lịch. Ngoài việc thưởng thức tại các quán ăn ngon, bạn cũng có thể học làm món bánh chuẩn vị tại nhà.

2. Cách làm bánh ướt thịt nướng

Khẩu phần ăn: 4 – 5 người.

Thời gian chuẩn bị và chế biến: 1 giờ 30 phút. 

Mức độ chế biến: Trung bình.

2.1. Sơ chế nguyên liệu làm bánh ướt thịt nướng

Những nguyên liệu cơ bản để chế biến món bánh ướt cuốn thịt nướng:

700g bánh ướt mỏng

300g thịt bò mềm

200g thịt ba chỉ

200g gan heo

½ chén gạo nếp

200g tôm lột vỏ

3 cây sả

Hành tím, tỏi

Vừng, lạc rang

Gia vị: Hạt tiêu,hạt nêm, đường, tương bần, dầu ăn

Rau thơm tùy thích

Các công đoạn sơ chế nguyên liệu rất cơ bản, cụ thể:

Hành tỏi băm nhỏ

Phần thịt bò, thịt nạc rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó ướp theo công thức: ½ thìa canh vừng trắng, 1 thìa canh hạt nêm, hành tỏi băm nhuyễn, một ít hạt tiêu, dầu ăn, đường, 2 thìa canh sả băm,… Trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút. 

Gạo nếp vo sạch, sau đó thêm nước và nấu như nấu cháo

Tôm rửa sạch rồi băm nhuyễn. Gan heo cũng thực hiện tương tự

Các loại rau nhặt sạch, rửa rồi để ráo nước

2.2. Nướng thịt

Khâu nướng thịt là công đoạn rất quan trọng, quyết định nhiều đến hương vị ngon của món ăn. Một số món ăn hiện nay cần phải thực hiện công đoạn này như: bánh cuốn thịt nướng Hà Nội, bánh cuốn thịt nướng Đà Nẵng, bánh ướt thịt nướng Buôn Mê Thuột hay bánh ướt thịt nướng Đà Lạt,…

Bước 1: Thịt sau khi ướp bạn lấy ra và trộn đều thêm một lần nữa. Sử dụng những que xiên rồi xiên thịt hoặc sử dụng vỉ nướng để nướng trên bếp than. 

Bước 2: Trong quá trình nướng, liên tục lật đều thịt đến khi thịt có màu vàng đẹp mắt, bốc mùi thơm thì cho ra ngoài. Làm tương tự đến khi hết toàn bộ phần thịt đã ướp. 

2.3. Làm nước sốt thịt nướng bánh ướt

Bước 1: Phi hành tỏi trên bếp đến khi thơm. Lúc này cho phần tôm, gan heo băm nhuyễn vào rồi đảo đều. Khi chín tới thì cho phần cháo gạo nếp đã nấu vào. Cuối cùng bạn cho một ít tương bần và khuấy đều. 

Bước 2: Khi sốt đặc, bạn có thể cho thêm một ít nước lọc. Để làm tăng thêm độ bùi của sốt, bạn có thể cho thêm lạc rang, vừng vào sốt. Ngoài ra, với các gia đình thích ăn cay thì cũng có thể thêm ớt tươi hoặc ớt bột. 

2.4. Cuốn bánh 

Lấy phần bánh ướt trải đều ra đĩa, sau đó cho một lớp rau sống lên mặt bánh, tiếp theo là cho phần thịt đã nướng thịt vào rồi cuốn chặt lại như cuốn nem. Công đoạn này bạn cần khéo léo và nhẹ tay để tránh không bị rách bánh.

3. Cách thưởng thức bánh ướt cuốn thịt nướng

Nếu bạn còn băn khoăn du lịch Huế ăn gì thì có thể thử ngay món bánh ướt cuốn thịt nướng. Món ăn này ngon nhất khi thưởng thức cùng với nước sốt tương mè và các loại rau sống thơm ngon. Và đặc biệt hơn, bạn nên ăn sau khi thịt nướng để cảm nhận được sự  nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” cực hấp dẫn.

Không chỉ có bánh ướt thịt nướng, ẩm thực Huế còn vô cùng nổi danh với những món đặc sản cố đô thơm ngon, đặc trưng khác. Để thưởng thức hết những tinh hoa ẩm thực này cũng như khám phá nét văn hóa nơi đây, có lẽ một chuyến du lịch Huế là điều bạn không nên thử trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.

Ghé thăm Huế, đừng bỏ lỡ khách sạn Huế view sông Hương thơ mộng, có vị trí đắc địa thuận lợi để di chuyển các điểm tham quan, phòng ốc hiện đại đầy đủ tiện nghi, dịch vụ đa dạng từ nhà hàng, quầy bar đến bể bơi 4 mùa: Vinpearl Hotel Huế tại trung tâm thành phố để tận hưởng chuyến đi thật trọn vẹn.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Bánh ướt thịt nướng không chỉ là món ăn ngon, hấp dẫn vị giác mà còn là món ăn có công thức dễ làm, bất kỳ ai cũng có thể vào bếp và trổ tài làm món ngon cho cả gia đình. Bánh ướt cuốn thịt nướng ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến khác nhau, tùy vào khẩu vị ăn. Bởi vậy, bạn có thể tự cân đối, hài hòa để tạo nên món ngon phù hợp trong bữa cơm gia đình!

Đăng bởi: Bích Liên

Từ khoá: Bánh ướt thịt nướng – món ăn thơm ngon, đậm đà ẩm thực xứ Huế

Ẩm Thực Gốc Hoa Ở Đà Lạt

Hiện tượng người Hoa đi đến đâu là mở tiệm buôn bán, mở nhà hàng đó thì không riêng có ở Đà Lạt.

Có một bức ảnh tài liệu của người Pháp được ghi chú: “Dalat Nouveau Marché P.D.C 19”[1]. Đây không phải là sử liệu hình ảnh sớm nhất về chợ Đà Lạt, nhưng ước đoán được thời gian chụp là vào khoảng năm 1930, khi chợ Cây vẫn còn là ngôi chợ gỗ mái tole. Cảnh buôn bán sầm uất diễn ra trên nền phông trung tâm là những cửa hiệu được xây theo dạng nhà phố một tầng lầu có ban công nhỏ. Nhiều ngôi nhà phố như thế có gắn các biển hiệu chữ Hán ở mặt tiền. Có thể trong thời Pháp thuộc, người Hoa di dân với đặc tính cộng đồng thiên về việc buôn bán, làm giàu, ít mưu cầu chính sự, cho nên họ khá dễ dàng được nhà cầm quyền chấp thuận di cư đến Đà Lạt để mở mang kinh doanh.

Đặc biệt trong khoảng giữa thập niên 1950, thời điểm vẫn còn nhiều chính biến, song xem như vai trò chủ đạo trên chính trường của thành phố này cũng đã chuyển về tay người Việt, thì làn sóng nhập cư từ các nơi đến Đà Lạt cũng thật mạnh mẽ. Dân số Đà Lạt năm 1952 là 25.041 người nhưng ba năm sau thì tăng hơn gấp đôi, 53.732 người. Một bản thống kê từ Chương trình Phục hưng Kinh tế Đà Lạt năm 1956 do Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa chủ trương thực hiện đã trình bày một cơ cấu nhân khẩu học đáng chú ý: người Hoa đã vượt qua người Pháp và chỉ xếp sau người Việt. Cụ thể, Đà Lạt có 51.646 người Việt, 1.438 người Hoa, 554 người Pháp, các ngoại kiều khác (Ấn, Miên chỉ chừng 95 người)[2]. Và bản báo cáo này ghi nhận: “người Việt-Nam đa số làm vườn, trồng rau, hoa và một số buôn bán, một số ít là lao-động trí óc và chân tay, Hoa-kiều thì chuyên buôn bán, Pháp-kiều thì làm đồn-điền, trồng tỉa hay làm kỹ-nghệ khai thác rừng núi, điện lực hoặc mở tiệm ăn, bán thực phẩm.”

Tuy vậy, các hình thức dịch vụ ăn uống của người Pháp đa số tập trung vào cộng đồng Pháp kiều do giữa họ với xã hội đại chúng của người Việt trong thành phố cũng có một khoảng khoản cách về giai tầng và văn hóa. Trong khi đó, những hàng quán trung lưu, bình dân của người Hoa ở khu Hoà Bình lại dễ dàng bắt nhịp với khả năng sinh hoạt, chi tiêu ăn uống của đại chúng nói chung.

Đầu thập niên 1960, kể về các nhà hàng có món Việt và Hoa ở khu Hòa Bình, không thể không nhắc đến hai nhà hàng Mekong, Chic Shanghai. Nhiều người Đà Lạt bình dân và cả những sinh viên nghèo vẫn kể rằng có một lúc ước mơ của họ thật giản đơn: được đi vào những tiệm ăn này và thưởng thức những món Tàu. Một thời, chỉ cần bước chân qua hành lang của những nhà hàng Hoa ở khu Hòa Bình, là có thể nghe thấy hương thơm quyến rũ của các món quay, xào, tiềm thuốc bắc.

Nhìn toàn cảnh, giới kinh doanh người Hoa cũng mở mang những hiệu buôn nổi tiếng hàng đầu ở khu Hòa Bình như: Đức Xương Long, Vĩnh Hòa, Vĩnh Chấn… Vĩnh Hòa là tiệm bánh mì lớn của khu trung tâm. Vào năm 1956, mỗi ngày tiệm này chế biến hơn 200kg bột bánh mì cung cấp cho cả thành phố, mỗi năm họ đóng 180.000 đồng tiền thuế[3]. Vào cuối thập niên 1960, chủ cửa hiệu này sắm được một tủ làm bánh mì baguette tân tiến nhất lúc bấy giờ tại Đà Lạt.

Ẩm thực Hoa lan tỏa vào trong cộng đồng bình dân phần vì người Hoa kinh doanh nhà hàng nhiều, giỏi quảng bá các đặc sản truyền thống mang theo trên đường viễn xứ đã đành, nhưng còn một yếu tố quan trọng khác, đó là các món Hoa từ món khô (như thịt quay, xá xíu, xào) cho đến món nước (như mì, hủ tiếu, tiềm…) đều dễ dàng “bắt nhịp” với khẩu vị con người ở xứ lạnh. Đa phần các món Hoa sử dụng nhiều dầu mỡ trong chế biến và thường dùng xúp nóng – các yếu tố này cũng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cư dân trong điều kiện thời tiết quanh năm sương gió lạnh lẽo, đặc biệt là giới lao động phổ thông.

Về những hàng quán bình dân bán món Hoa như mì gia, hủ tiếu Tiều nổi tiếng có thể kể đến: tiệm Kim Linh, Như Ý gần rạp Ngọc Hiệp, một vài tiệm không tên trên đường Duy Tân, Đoàn Thị Điểm.

Và rồi về sau một chút còn có tiệm hủ tiếu xương, hủ tiếu hoành thánh của con trai ông Tàu Cao ở đường Phan Đình Phùng (ngày nay vẫn còn mở bán). Riêng ông Tàu Cao mở một quán ở đầu đường Hàm Nghi (nay là Nguyễn Văn Trỗi), cũng là nơi gây nhớ cho bao thực khách nhiều thế hệ. Quán này tồn tại cho đến những năm đầu 2000.

[Một tiệm mì, hủ tiếu tàu trên đường Phan Đình Phùng ngày nay. Ảnh: NVN]

Thú ẩm thực ảnh hưởng bởi người Hoa có thể nhìn thấy rõ hơn vào những bữa ăn sáng của người Đà Lạt trong khu phố Hòa Bình. Ổ bánh mì xíu mại quen thuộc là từ đâu nếu không phải những tiệm ăn trong các phố Tàu. Viên xíu mại (shumai) không biết bằng một cách nào đó theo bước lưu dân của người Hoa, vượt hai ngọn đèo rồi trụ lại trên cao nguyên Lâm Viên, chịu trải qua quá trình tiếp biến (hẳn là “tự diễn biến” và bản địa hóa) bao phen làm cho nhiều người nay vẫn nghĩ nó là đặc sản chánh gốc Đà Lạt. Tới nỗi, chẳng ai còn nhớ gốc gác nó là một viên thịt xay hấp dùng để ăn nhẹ gọi là sù mài (烧卖, shumai, bính âm đọc là shāomài, sanh quán tại Quảng Đông) ngày nay ta vẫn còn thấy trong các nhà hàng ở Chợ Lớn. Vậy mà cô “tì-thiếp sù mài” chuyên đóng vai phụ đó gột bỏ quá khứ hẩm hiu, đi thật xa làm lại cuộc đời và bỗng chốc lên hương ở Đà Lạt. Viên sù mài được chuyển kiếp trong nồi nước dùng thanh nhã, được trang điểm bởi lớp váng phi dầu-hành-tỏi-ớt lấp lánh thanh tao. Rồi người xứ lạnh ưa mỡ màng còn cho thêm da heo vào nước dùng, trang điểm thêm sợi đu đủ, dưa leo bào và thật nhiều ngò rí. Cái đời đưa thân cho người ta đếm lượt chấm tương chao tính tiền của cô sù mài đã thuộc về quá khứ, giờ đây hóa thân thành nàng “xíu mại Đà Lạt”, khiến bao lữ khách thị thành miền xuôi đi qua rồi đi lại ngơ ngác tự vấn: thấy quen quen mà chẳng nhớ nổi đã gặp đâu rồi. Dễ có người còn lầm tưởng nàng từ Đà Lạt đi ngược về Chợ Lớn mới lạ lùng. (Sự đời, càng sống càng nên nuôi niềm tin rằng “qua cơn bĩ cực tới tuần thái lai”, chứ sao lại đi ngược từ vai nữ chính đến phận tì thiếp như vậy, phải không hỡi nàng sù mài?)

Khi người bình dân Đà Lạt ăn sáng bánh mì chấm vào chén nước có vài cọng đu đủ bào, ngò rí xanh rì bồng bềnh, tỉ mỉ tỉa tót từng viên xíu mại, thì đời cô sù mài đã được bản địa hóa. Da heo trong nồi nước dùng thường được chủ quán “bonus” miễn phí cho những khách có gu mỹ nữ thời Phục Hưng.

Như vậy, ta thấy trong quá trình “tiếp biến văn hóa ẩm thực” qua viên xíu mại từ món phụ trên bàn ăn thành món chính, rồi lại từ món chính ăn theo lối “đếm lượt chấm tương” khô khan trở thành món “bảy nổi ba chìm với nước non” để người thưởng thức có thể bày lên bàn, bên ổ bánh mì vàng ruộm mà nhẩn nha chấm là một bước chuyển thật dài trong cuộc lữ hành tiến đến sự thanh nhã trong ăn uống. (Tới đây, tôi đã thật sự muốn phát triển cao hơn ý tưởng này: cách ăn bánh mì chấm xúp trong bữa ăn sáng có vẻ như cũng lại là một chiếc gạch nối với lối ăn của người Pháp. Nhưng lại nghĩ, thôi thì cứ để bánh mì xíu mại Đà Lạt nằm ở thế sống bình dân như vốn có với những cuộc dịch chuyển âm thầm mà tự nhiên cho xong. Việc diễn giải hay liên tưởng quá mức sẽ dễ đẩy cao tinh thần “tinh túy Đông-Tây kết hợp”, hậu quả là căn bệnh lên máu tự tôn khó hãm dễ sinh ra hội chứng “tăng xông, đột quỵ trong văn hóa”!).

[Cà phê vợt buổi sáng ở đường Phan Đình Phùng. Ảnh: NVN]

Trong những buổi sáng ngày thường nhàn nhã, người Đà Lạt hẹn nhau ở những quán cà phê ghế gỗ ngắm cảnh phố phường trong sương, nơi những ấm cà phê bít tất từ quầy được rót vào những chiếc ly nhỏ đặt trên những mặt bàn phủ mica ám tỏa mùi thơm quyến rũ. Món cà phê bít tất, còn gọi là cà phê kho hay cà phê vợt là một đặc sản đã có mặt cùng những người Hoa buôn bán quanh khu chợ Hòa Bình, đặc biệt gần bến xe Tùng Nghĩa cũ. Những quán nhỏ đặc trưng có một quầy pha chế khá đơn giản, nơi những chiếc vợt vải được phơi treo và thay nhau lọc, hãm những mẻ cà phê. Các bình, ấm nhôm nước sôi luôn sẵn trên bếp lò lúc nào cũng giữ lửa ấm. Và ta lại thấy bên cạnh đó còn là một nồi hấp bánh bao. Ly cà phê kho và chiếc bánh bao nhân xá xíu, ổ bánh mì xíu mại chén đã hẹn hò đi vào một ngày mới quen thuộc của người bình dân Đà Lạt từ bao giờ chẳng hay.

Một vài tiệm nước đậm phong cách Tàu như thế vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở đầu đường Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Phùng…

Không có gì là cao lương mỹ vị hay kiểu cách. Vài món vỉa hè, quán cũ gây hương nhớ của Đà Lạt với du khách thật nhỏ nhẹ, bình dân. Một bữa sáng được ngồi bên bạn bè hàn huyên trong góc quán quen, nhâm nhi một ly bít tất, nhìn qua bàn bên cạnh, là những cư dân lớn tuổi với bộ vest bạc màu, đầu đội mũ phớt ngồi trầm ngâm nhả khói thuốc… Đà Lạt ngày thường là đó, khỏi tìm đâu cho xa.

Trên bàn cà phê ngoài phố hay trong bếp ăn gia đình người Đà Lạt, những món lặng lẽ Hoa khoác lấy phong thái nhàn nhã tiêu dao của tâm hồn một xứ sở.

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

[Bài đã đăng tạp chí Người Đô Thị, số 112; tháng 9/2023]

[1] “Chợ Đà Lạt mới” (số hiệu P.D.C 19 có lẽ là số ghi hệ thống lưu trữ ảnh). Ở đây tại sao là “chợ mới”?. Cần quay lại lịch sử khu trung tâm Đà Lạt. Khoảng đầu thập niên 1920, một cộng đồng người Việt – đa số người gốc Huế  – di dân vào Đà Lạt quần cư ấp Ánh Sáng. Tại đây có một ngôi chợ nhỏ dạng chợ làng, khá tạm bợ để dân mua bán nhu yếu phẩm. Khi dân số Đà Lạt tăng lên 2.000 người vào năm 1929, người Pháp cho dựng lên một ngôi chợ gỗ lợp tole trên một ngọn đồi gần đó, vị trí khu Hòa Bình nay. Ngôi chợ này bị cháy vào năm 1931. Các sử liệu trùng khớp với hình ảnh ngôi chợ trong ảnh. Thế nên có thể hiểu, người Pháp gọi “Dalat Nouveau Marché” (Chợ Đà Lạt mới) là để phân biệt với ngôi chợ tạm trước đó ở ấp Ánh Sáng, và thời điểm chụp ảnh là khoảng 1929 đến 1931.

[2] Chương trình Phục hưng Kinh tế Đà Lạt (Thi hành Thông tư số 22/BTTP ngày 15 tháng 2 năm 1956 của Ông Bộ Trưởng tại Phủ Tổng thống). Phông Bộ Công chánh và Giao thông. Hồ sơ số 123. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2, TP.HCM.

[3] Tài liệu đã dẫn.

Đăng bởi: Trần Tiểu Ngọc

Từ khoá: Ẩm thực gốc Hoa ở Đà Lạt

Món Ăn Lạ Vị Khiến Các Tín Đồ Ẩm Thực Việt ‘Đứng Ngồi Không Yên’

Không phải là món salad dù có rất nhiều rau, cũng chẳng phải sushi dù có cá sống, Poke thực sự một món ăn độc đáo được kết hợp từ hai nền ẩm thực Nhật – Mỹ khiến bao tín đồ ẩm thực Việt Nam mê mẩn.

Poke, trào lưu “healthy food” khiến bao tín đồ ẩm thực Việt Nam say mê

Có thể thấy trào lưu “healthy food” đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận, tuy nhiên nó vẫn còn là một điều khá mới mẻ với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Nhưng từ khi du nhập đến Việt Nam, nó đã đem đến rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà trong số đó nhất định phải kể Poke, một món ăn mang đến làn gió mới cho xu hướng ăn uống lành mạnh cho người Việt. 

Poke laf trào lưu “healthy food” khiến bao tín đồ ẩm thực Việt Nam say mê. Ảnh: lostbird

Đối với nhiều bạn trẻ Việt, Poke có lẽ vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ, bởi lẽ 50% món ăn này được làm từ rau. Một bát Poke bình thường có màu xanh lá ngự trị nhiều đến mức ai nhìn vào cũng tưởng đấy là salad, thế nên với nhiều bạn vẫn còn ngại ngần không muốn thử.

Đối với nhiều bạn trẻ Việt, Poke có lẽ vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ. Ảnh: pinterest

Thế nhưng, bản thân Poke không phải là một món ăn chỉ có rau củ làm chủ đạo như các loại salad thông thường, mà nó còn có đủ các loại topping hải sản như cá ngừ, cá hồi hoặc trứng cá hồi. Và mặc dù tên gọi cũng như thành phần dễ khiến người ta liên tưởng đến nước Nhật, nhưng Poke thực chất lại là món ăn đặc sản đến từ Hawaii (Mỹ).

50% Poke được làm từ rau. Ảnh: livi.eats

Poke đọc là “poh kay”, trong ngôn ngữ Hawaii có nghĩa là “cắt lát”, ý chỉ những lát cá tươi sống được cắt thành khối vuông nhỏ trong một bát Poke. Món ăn này đã xuất hiện từ rất lâu trong nền ẩm thực của miền đất này.

Poke thực chất lại là món ăn đặc sản đến từ Hawaii (Mỹ). Ảnh: medium

Nó được người dân nơi đây chế biến từ những con cá nhỏ không thể mang đi bán được. Họ cắt những con cá nhỏ này ra lúc vừa mới bắt được và ăn tươi sống cùng cơm và rau củ ngay trên thuyền như một cách để tiết kiệm của người dân nơi này.

Món ăn này đã xuất hiện từ rất lâu ở Hawaii. Ảnh: _oidococina_

Đến khi có sự đổ bộ của công nhân Nhật Bản vào thế kỷ 18, những con cá nhỏ không tên trong món Poke bắt đầu được đổi thành cá ngừ ngâm. Thế nên, người ta mới nói Poke chính là đứa con tinh thần được tạo nên từ hai nền ẩm thực độc đáo của Nhật và Hawaii.

Thế nhưng, bản thân Poke không phải là một món salad thông thường. Ảnh: moinhosmaisoficial

Nguyên liệu truyền thống của món ăn này thường gồm cơm trắng, rau củ, rong biển và một số loại hải sản. Tuỳ theo văn hoá của mỗi quốc gia, Poke sẽ được biến tấu theo nhiều dạng khác nhau. Nhưng dù thế nào thì không thể thiếu linh hồn của món ăn là các loại hải sản tươi sống như cá hồi, hay cá ngừ.

Nguyên liệu truyền thống của Poke thường gồm cơm trắng, rau củ, rong biển và một số loại hải sản. Ảnh: Homecookwithsu.

Sau khi được làm sạch, các nguyên liệu này được cắt thành từng khối vuông vừa ăn và trộn cùng một số loại sốt nhằm tăng hương vị, giảm độ nồng. Bên cạnh đó, trứng cá hồi, đậu phụ, bơ nghiền, đậu hà lan, cà chua, nấm, và vô số loại trái cây nhiệt đới cũng được ăn kèm đã giúp phá bỏ định kiến ăn rau củ là nhàm chán và tẻ nhạt.

 

Tùy theo văn hoá của mỗi quốc gia, Poke sẽ được biến tấu theo nhiều dạng khác nhau. Ảnh: diadiemanuong

Những miếng thịt cá tươi ngon thấm đượm trong vị của các loại sốt đặc trưng, dầu mè, muối, ớt, hành tây và tảo biển kết hợp với cơm trắng dẻo thơm và các loại rau tạo nên một trong những món ăn tuyệt vời nhất thế giới mà có thể chinh phục những tín đồ ẩm thực Việt ngay từ lần đầu thưởng thức.

 

Nhưng dù thế nào thì không thể thiếu linh hồn của Poke chính là các loại hải sản tươi sống như cá hồi, hay cá ngừ. Ảnh: Pokesaigon.

Với những điều ấy, Poke không chỉ được ưa chuộng không chỉ ở Hawaii, mà dưới xu hướng giao thoa của các nền văn hoá hiện tại, nó đã rời khỏi cố hương và trở thành một trong số những món ăn nổi tiếng trên khắp thế giới.

Poke không chỉ được ưa chuộng không chỉ ở Hawaii. Ảnh: littlequanzzz

Thậm chí, có lúc Poke được ưu ái đến mức tung hoành trên khắp các trang mạng xã hội, đặc biệt là trên Instagram. Đến nay, món ăn này cũng đã có mặt ở rất nhiều cửa hàng ở TP HCM và Hà Nội và được các bạn trẻ đón nhận nhiệt tình.

Một số địa chỉ thưởng thức Poke tại Việt Nam

Thậm chí, có lúc Poke được ưu ái đến mức tung hoành trên khắp các trang mạng xã hội. Ảnh: Pokesaigon.

 

Oh! Poke Restaurant

Poke giờ đây cũng đã có mặt ở rất nhiều cửa hàng ở TP HCM và Hà Nội và được các bạn trẻ đón nhận nhiệt tình. Ảnh: Pokesaigon.

Địa chỉ: 168 Trấn Vũ , Quận Ba Đình, Hà Nội Giờ mở cửa: 8h – 22h Giá: 50k – 180k tùy size.

Poke Hanoi 

Địa chỉ: 11B Hàng Khay,  Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Giờ mở cửa  11:00 – 21:00  Giá: 140.000đ – 200.000đ

Poke Saigon

Poke có thể chinh phục những tín đồ ẩm thực Việt ngay từ lần đầu thưởng thức. Ảnh: casa.poke

Địa chỉ: Lầu 1, 42Bis Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé,  Quận 1, TP. HCM Giờ mở cửa  10:00 – 21:00  Giá: 140.000đ – 200.000đ

Poké – The Hawaiian Salad Bowl

Địa chỉ: 218/5 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 6,  Quận 3, TP. HCM Giờ mở cửa: 10:00 – 21:00  Giá: 79.000đ – 120.000đ

Let’s Poke

Địa chỉ: Tầng 2, 26 Lý Tự Trọng, Q. 1/37 Hồ Xuân Hương, Quận 3, TP HCM Giờ mở cửa: 10:00 – 21:30 Giá bán: 115.000 – 150.000đ

Một phần Poke sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cực hiệu quả trong những ngày hè oi nóng. Ảnh: Chuvng.

Poke không chỉ là một món ăn chơi mà nó còn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tốt cho sức khỏe. Một phần Poke trong những ngày hè oi nóng sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cực hiệu quả. Vậy nên nếu có dịp du lịch TP HCM hay Hà Nội, bạn đừng bỏ lỡ món ăn hấp dẫn này.

Đăng bởi: Khánh Phùng

Từ khoá: Poke – Món ăn lạ vị khiến các tín đồ ẩm thực Việt ‘đứng ngồi không yên’

Cập nhật thông tin chi tiết về Bò Dã Chiến Đà Lạt: Địa Điểm Ăn Ngon Tín Đồ Ẩm Thực Săn Lùng trên website Shnr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!